Đăng ký
Trần Thị Thanh ...
5 năm trước
cate-img Lịch sử Lớp 12

a. So sánh chiến lược kinh tế hướng nội và chiến lược kinh tế hướng ngoại của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN (về thời gian, mục tiêu, nội dung, thành tựu và hạn chế). b. Vì sao Hiệp ước Bali được coi là mốc đánh dấu bước phát triển mới của ASEAN?

_๖ۣۜMuối_
5 năm trước
a. So sánh chiến lược kinh tế hướng nội và chiến lược kinh tế hướng ngoại của nhóm 5 nước sáng lập
ASEAN (về thời gian, mục tiêu, nội dung, thành tựu và hạn chế). b. Vì sao Hiệp ước Bali được coi là mốc đánh dấu bước phát triển mới của ASEAN? 5,0 a. Trình bày và nhận xét chính sách đối ngoại của Mĩ
trong thời kỳ Chiến tranh lạnh.
Vấn đề so sánh
Chiến lược kinh tế
hướng nội
Chiến lược kinh tế
hướng ngoại
Thời gian (0,25 đ)
Trong khoảng những
năm 50- 60 của thế kỷ XX.
Từ thập kỷ 60- 70 của
thế kỷ XX trở đi.
Mục tiêu
(0,5 đ) Nhanh chóng xoá bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây
dựng nền kinh tế tự chủ.
Khắc phục những hạn
chế của chiến lược kinh tế hướng nội, làm cho nền
kinh tế phát triển, tạo nhiều việc làm, giải quyết thất
nghiệp, giải quyết vấn đề thị trường.
(1,0 đ) Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp
sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập
khẩu, lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát
triển sản xuất.
“Mở cửa” nền kinh tế,
thu hút vốn và kĩ thuật của nước ngoài, tập trung sản
xuất hàng hoá để xuất khẩu, phát triển ngoại thương.
Thành tựu
(1,0 đ) Đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, phát
triển một số ngành chế biến, chế tạo, giải quyết nạn
thất nghiệp, …
Tỉ trọng công nghiệp
trong nền kinh tế lớn hơn nông nghiệp, mậu dịch đối
ngoại tăng trưởng nhanh.
Hạn chế
(1,0 đ)
- Thiếu vốn, nguyên liệu và công nghệ.
- Chi phí cao dẫn đến làm ăn thua lỗ, tệ tham nhũng,
quan liêu phát triển.
- Đời sống người lao động còn khó khăn, chưa giải
quyết được quan hệ giữa tăng trưởng với công bằng xã
hội…
Phụ thuộc vào vốn, thị trường nước ngoài quá
lớn, đầu tư bất hợp lí, trình độ quản lý không theo kịp
sự phát triển của nền kinh tế và sự yếu kém của hệ
thống tài chính, ngân hàng, tình trạng tham nhũng…
Hậu quả là dẫn tới cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ
năm 1997.
b. Vì sao Hiệp ước Bali được coi là mốc đánh dấu bước
phát triển mới của ASEAN?
1,75
- Hiệp ước Bali- Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông
Nam Á (2/1976) đã xác định những nguyên tắc cơ bản
trong quan hệ giữa các nước: tôn trọng độc lập, chủ quyền
và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ
của nhau; không sử dụng vũ lực đối với nhau; giải quyết
các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình; hợp tác phát triển
có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá và xã hội.
Một giai đoạn mới được mở ra ở Đông Nam Á.
- Trước năm 1976, ASEAN là một tổ chức non yếu,
chưa có vị trí trên trường quốc tế.
- Từ sau Hiệp ước Bali (1976), ASEAN có những bước
tiến mới:
+ Bước đầu cải thiện mối quan hệ giữa các nước
ASEAN với các nước Đông Dương. Kinh tế các nước
ASEAN tăng trưởng mạnh. Năm 1984, Brunây trở
thành thành viên thứ 6 của ASEAN.
+ Mở rộng tổ chức, kết nạp thành viên mới: Việt Nam
(1995), Lào, Mianma (1997), Campuchia (1999), phát
triển tổ chức lên 10 thành viên. ASEAN đẩy mạnh hoạt
động hợp tác kinh tế, văn hoá.
+ ASEAN lập diễn đàn khu vực (ARF) với sự tham gia
của 23 nước trong và ngoài khu vực (năm 2005); chủ
động đề xuất diễn đàn hợp tác Á- Âu (ASEM); tích cực
tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình

+ Tháng 11/2007, Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 13 0,25 đã kí bản Hiến chương ASEAN nhằm xây dựng một
cộng đồng ASEAN có vị trí cao hơn và hiệu quả hơn…
a. Nêu vai trò của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
đối với cách mạng Việt Nam từ năm 1920 đến năm
1945.
b. Anh (chị) học tập được gì từ quá trình hoạt động
cách mạng của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh?
a. Nêu vai trò của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đối
với cách mạng Việt Nam từ năm 1920 đến năm 1945.
- Nguyễn Ái Quốc đã xác định con đường cứu nước
đúng đắn cho dân tộc. Đó là con đường cách mạng vô
sản.
- Truyền bá lý luận cách mạng, chuẩn bị điều kiện thành
lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Đào tạo cán bộ, chuẩn bị về tổ chức cho việc thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Xác lập đường lối giải phóng dân tộc và chủ trương
khởi nghĩa vũ trang.
- Sáng lập Mặt trận Việt Minh.
- Chuẩn bị về lực lượng vũ trang và xây dựng căn cứ địa
cách mạng.
- Xác định đúng thời cơ, kiên quyết phát động Tổng khởi
nghĩa; soạn thảo và công bố Tuyên ngôn Độc lập, thành
lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
b. Anh (chị) học tập được gì từ cuộc đời hoạt động
cách mạng của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh?
Từ quá trình hoạt động cách mạng của của Nguyễn Ái
Quốc - Hồ Chí Minh, chúng ta học tập được ở Người -
một tấm gương sáng về đạo đức cách mạng (cần, kiệm,
liêm, chính... ), văn hoá; tinh thần yêu nước, thương dân
sâu sắc; ý chí quyết tâm cao, dũng cảm, bản lĩnh; kiên
trì; không ngại khó khăn, gian khổ; tự học và sáng tạo;
có tinh thần quốc tế chân chính; yêu lao động; nhân văn;
gần dân, trọng dân, tin dân; lối sống giản dị, tiết kiệm...
a. Lập bảng kê các hình thức tổ chức mặt trận dân
tộc thống nhất do Đảng Cộng sản Đông Dương tổ
chức và lãnh đạo trong thời kì 1930 - 1945 (theo mẫu)
b. Tổ chức mặt trận dân tộc ở Việt Nam từ năm 1977
đến nay có tên gọi là gì? Mặt trận đó có vai trò như
thế nào trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
hiện nay?
4,0
a. Lập bảng kê các tổ chức mặt trận dân tộc thống
nhất ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 (theo
mẫu)
Tên tổ chức mặt trận
Thời
gian hoạt động
Vai trò
Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông
Dương, sau đổi thành Mặt trận Thống nhất dân chủ
Đông Dương.
(1,0 đ)
1936- 1939 Đoàn kết rộng rãi mọi
lực lượng dân chủ chống phát xít, chống phản động
thuộc địa và tay sai; tổ chức các cuộc đấu tranh dân chủ,
công khai với nhiều hình thức phong phú; xây dựng lực
lượng chính trị; rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên và
quần chúng yêu nước, tiến lên giải phóng dân tộc sau
này.
Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
(0,75 đ)
1939- 1941 Đoàn kết rộng rãi mọi
lực lượng chống đế quốc ở Đông Dương trong các tổ
chức quần chúng mang tên “phản đế”; đưa nhân dân
bước vào thời kì trực tiếp giải phóng dân tộc.
Mặt trận Việt Minh
(1,25 đ)
1941- 1945 Thực hiện đại đoàn
kết dân tộc trong các tổ chức “cứu quốc”…; đẩy mạnh
chuẩn bị lực lượng chính trị; tạo cơ sở xây dựng lực
lượng vũ trang và căn cứ địa cách mạng; cùng Đảng
lãnh đạo nhân dân đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên
Tổng khởi nghĩa, đưa Cách mạng tháng Tám năm 1945
đến thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà…
b. Tổ chức mặt trận dân tộc ở Việt Nam từ năm 1977
đến nay có tên gọi là gì? Mặt trận đó có vai trò như thế
nào trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện
nay?
- Tổ chức mặt trận dân tộc ở Việt Nam từ năm 1977 đến
nay có tên gọi là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc
củng cố khối đại đoàn kết toàn, tạo nên sự nhất trí về
chính trị và tinh thần trong nhân dân…
- Là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể
hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn
dân, của nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân
dân, nơi hiệp thương phối hợp và thống nhất hành động
của các thành viên, góp phần giữ vững độc lập dân tộc,
chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, thực hiện thắng
lợi công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Từ thu - đông 1953, Pháp - Mĩ thực hiện kế hoạch gì
ở Đông Dương? Tóm tắt nội dung và nhận xét bản
chất của kế hoạch đó.
a. Từ thu đông 1953, Pháp - Mĩ thực hiện Kế hoạch
Na- va
b. Nội dung kế hoạch
- Mục tiêu của kế hoạch: giành lại quyền chủ động trên
chiến trường, trong 18 tháng sẽ “ kết thúc chiến tranh
trong danh dự”.
- Kế hoạch được chia thành hai bước:
+ Bước thứ nhất: trong thu đông 1953 và xuân 1954, giữ
thế phòng ngự chiến lược ở Bắc Bộ, tiến công chiến lược
để bình định miền Trung và Nam Đông Dương, giành
lấy nguồn nhân lực, vật lực; xóa bỏ vùng tự do liên khu
V, đồng thời ra sức mở rộng ngụy quân, tập trung binh
lực xây dựng đội quân cơ động chiến lược mạnh.
+ Bước thứ hai: từ thu đông 1954, chuyển lực lượng ra
chiến trường Bắc Bộ, thực hiện tiến công chiến lược, cố
gắng giành thắng lợi quân sự quyết định, buộc Việt Nam
phải đàm phán với những điều kiện có lợi cho chúng,
nhằm kết thúc chiến tranh.
- Biện pháp:
+ Ra sức xây dựng lực lượng cơ động chiến lược mạnh,
đưa thêm 12 tiểu đoàn bộ binh từ Pháp và Bắc Phi tới
Đông Dương. Mĩ tăng viện trợ quân sự cho Pháp (chiếm
73% chi phí chiến tranh Đông Dương).
+ Ra sức xây dựng quân đội tay sai người Việt Nam để
làm nhiệm vụ chiếm đóng, thay cho quân Pháp rút về tập
trung.
- Để thực hiện kế hoạch, từ thu - đông 1953, Na- va tập
trung lực lượng quân cơ động ở đồng bằng Bắc Bộ với
44 tiểu đoàn (trong tổng số 84 tiểu đoàn chiến lược trên
toàn Đông Dương), mở rộng hoạt động thổ phỉ, biệt kích
ở vùng rừng núi, biên giới, mở cuộc tiến công lớn vào
vùng Ninh Bình, Thanh Hóa...
c. Nhận xét về bản chất Kế hoạch Na- va
- Bản chất của Kế hoạch Na- va là tập trung binh lực
(nhằm tiến công chiến lược theo hai bước, giành lại thế
chủ động đã mất và kết thúc chiến tranh trong 18 tháng);
là nỗ lực cuối cùng của Pháp có Mĩ giúp sức trong cuộc
chiến tranh phi nghĩa.
- Kế hoạch Na- va ra đời trong bối cảnh Pháp bị động,
gặp nhiều khó khăn cả trong nước và trên chiến trường
Đông Dương. Điều này mâu thuẫn với bản chất của
chiến tranh xâm lược thuộc địa là phải phân tán binh lực
để chiếm đất, giữ dân, nhất là ở những nơi có tầm quan
trọng về chiến lược. Vì thế, nó báo trước về sự thất bại
nặng nề của Pháp.
Trong giai đoạn 1954 - 1973, những sự kiện nào mở
ra bước ngoặt của cách mạng miền Nam Việt Nam?
Hãy trình bày nguyên nhân và ý nghĩa của những sự
kiện đó.
5. 0
a. Những sự kiện được đánh giá là bước phát triển
nhảy vọt và mở ra bước ngoặt của cách mạng miền
Nam Việt Nam là:
- Phong trào Đồng khởi (1959- 1960).
- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm
1968.
- Hiệp định Pa- ri năm 1973.
b. Nguyên nhân và ý nghĩa:
4,25
* Phong trào “Đồng khởi”(1959- 1960)
1,75
- Nguyên nhân:
+ Lực lượng cách mạng ở miền Nam được giữ gìn và
phát triển qua thực tiễn đấu tranh chính trị, hòa bình, đòi
thi hành Hiệp định Giơ- ne- vơ, tiến lên dùng bạo lực, kết
hợp giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang,
chuẩn bị cho sự bùng nổ của phong trào cách mạng mới.
+ Chính quyền Ngô Đình Diệm tăng cường đàn áp
phong trào đấu tranh của nhân dân (1957- 1959)... làm
cho mâu thuẫn giữa nhân dân miền Nam với đế quốc Mĩ
xâm lược và tay sai gay gắt, đòi hỏi phải có một biện
pháp quyết liệt để đưa cách mạng vượt qua khó khăn,
thử thách...
+ Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
(1/1959) xác định phương hướng cơ bản của cách mạng
miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân
dân bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết
hợp với đấu tranh vũ trang mở đường cho cách mạng
tiến lên.
- Ý nghĩa:
+ Thắng lợi đánh dấu bước ngoặt của cách mạng miền
Nam, chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang
thế tiến công, từ đấu tranh chính trị là chủ yếu (trước
Đồng khởi), cách mạng miền Nam đã tiến lên kết hợp
đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang; từ khởi nghĩa
từng phần tiến lên làm chiến tranh cách mạng trên toàn
miền Nam.
+ Từ trong phong trào “Đồng khởi”, Mặt trận Dân tộc
giải phóng miền Nam Việt Nam đã ra đời (20/12/1960),
trở thành tổ chức tập hợp rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân
miền Nam đứng lên đánh đổ bọn đế quốc và tay sai.
+ “Đồng khởi” đánh dấu chấm dứt thời kì ổn định tạm
thời của chế độ thực dân mới của Mĩ ở miền Nam, mở ra
thời kì khủng hoảng kéo dài. Mĩ thất bại trong chiến
lược “Chiến tranh đơn phương”, phải chuyển sang
“Chiến tranh đặc biệt” (1961- 1965).
* Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân
1968
- Nguyên nhân:
+ Trong hai mùa khô 1965- 1966 và 1966- 1967, quân ta
liên tiếp đánh bại các cuộc hành quân “tìm diệt” và
“bình định” của Mĩ, quân đội Sài Gòn, giành ưu thế trên
chiến trường miền Nam.
+ Năm 1968 là năm bầu cử Tổng thống Mĩ, nội bộ mâu
thuẫn gay gắt, ta lợi dụng cơ hội đó để mở cuộc Tổng
tấn công và nổi dậy.
- Ý nghĩa:
+ Làm lung lay ý chí xâm lược của Mĩ, buộc Mĩ phải
tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược, chấm dứt
không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc, chấp
nhận đến bàn đàm phán ở Pa- ri để bàn về chấm dứt
chiến tranh ở Việt Nam.
+ Mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ,
cứu nước.
* Hiệp định Pa- ri năm 1973
<div style="position: relative; width: 509px; height: 558px"><div style="width:45px; height:375px; position: absolute;top :0px;left:0px; font-size: 12px; line-height: 16px; border-top: solid; border-left: solid; border-width: 1px; padding-left:3px"></div><div style="width:423px; height:21px; position: absolute;top :0px;left:45px; font-size: 16.0px; line-height: 19.93359375px; border-top: solid; border-left: solid; border-width: 1px; padding-left:3px"> - Nguyên nhân:</div><div style="width:46px; height:21px; position: absolute;top :0px;left:468px; font-size: 12px; line-height: 16px; border-top: solid; border-left: solid; border-width: 1px; padding-left:3px"></div><div style="width:423px; height:42px; position: absolute;top :21px;left:45px; font-size: 16.0px; line-height: 19.93359375px; border-top: solid; border-left: solid; border-width: 1px; padding-left:3px"> +Thắng lợi của quân dân ta ở hai miền đất nước trên các mặt trận chính trị, quân sự ....</div><div style="width:46px; height:42px; position: absolute;top :21px;left:468px; font-size: 16.0px; line-height: 19.93359375px; border-top: solid; border-left: solid; border-width: 1px; padding-left:3px"> 0,25</div><div style="width:423px; height:83px; position: absolute;top :63px;left:45px; font-size: 16.0px; line-height: 19.93359375px; border-top: solid; border-left: solid; border-width: 1px; padding-left:3px"> + “Điện Biên Phủ trên không” là trận quyết định của ta buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng bắn các hoạt động chống phá miền Bắc và kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam .</div><div style="width:46px; height:83px; position: absolute;top :63px;left:468px; font-size: 16.0px; line-height: 19.93359375px; border-top: solid; border-left: solid; border-width: 1px; padding-left:3px"> 0,25</div><div style="width:423px; height:21px; position: absolute;top :146px;left:45px; font-size: 16.0px; line-height: 19.93359375px; border-top: solid; border-left: solid; border-width: 1px; padding-left:3px"> - Ý nghĩa:</div><div style="width:46px; height:21px; position: absolute;top :146px;left:468px; font-size: 12px; line-height: 16px; border-top: solid; border-left: solid; border-width: 1px; padding-left:3px"></div><div style="width:423px; height:104px; position: absolute;top :167px;left:45px; font-size: 16.0px; line-height: 19.93359375px; border-top: solid; border-left: solid; border-width: 1px; padding-left:3px"> + Là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị, đấu tranh quân sự và đấu tranh ngoại giao, là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân ta trên cả hai miền đất nước, mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của dân tộc ta.</div><div style="width:46px; height:104px; position: absolute;top :167px;left:468px; font-size: 16.0px; line-height: 19.93359375px; border-top: solid; border-left: solid; border-width: 1px; padding-left:3px"> 0,25</div><div style="width:423px; height:104px; position: absolute;top :271px;left:45px; font-size: 16.0px; line-height: 19.93359375px; border-top: solid; border-left: solid; border-width: 1px; padding-left:3px"> + Với Hiệp định Pa-ri, Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta và rút quân về nước. Bằng thắng lợi này, về cơ bản đã hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút”, tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.</div><div style="width:46px; height:104px; position: absolute;top :271px;left:468px; font-size: 16.0px; line-height: 19.93359375px; border-top: solid; border-left: solid; border-width: 1px; padding-left:3px"> 0,25</div><div style="width:45px; height:125px; position: absolute;top :375px;left:0px; font-size: 12px; line-height: 16px; border-top: solid; border-left: solid; border-width: 1px; padding-left:3px"></div><div style="width:423px; height:63px; position: absolute;top :375px;left:45px; font-size: 16.0px; line-height: 19.93359375px; border-top: solid; border-left: solid; border-width: 1px; padding-left:3px"> + Tạo cơ sở pháp lí để đẩy mạnh cuộc đấu tranh trên các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao, chống âm mưu và hành động mới của Mĩ và chính quyền Sài Gòn.</div><div style="width:46px; height:63px; position: absolute;top :375px;left:468px; font-size: 16.0px; line-height: 19.93359375px; border-top: solid; border-left: solid; border-width: 1px; padding-left:3px"> 0,25</div><div style="width:423px; height:62px; position: absolute;top :438px;left:45px; font-size: 16.0px; line-height: 19.93359375px; border-top: solid; border-left: solid; border-width: 1px; padding-left:3px"> + Vùng giải phóng được giữ vững và mở rộng, tạo thế và lực tiến tới cuộc Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.</div><div style="width:46px; height:62px; position: absolute;top :438px;left:468px; font-size: 16.0px; line-height: 19.93359375px; border-top: solid; border-left: solid; border-width: 1px; padding-left:3px"> 0,25</div><div style="width:468px; height:63px; position: absolute;top :500px;left:0px; font-size: 16.0px; line-height: 19.93359375px; border-top: solid; border-left: solid; border-width: 1px; padding-left:3px"> Điểm toàn bài</div><div style="width:46px; height:63px; position: absolute;top :500px;left:468px; font-size: 16.0px; line-height: 19.93359375px; border-top: solid; border-left: solid; border-width: 1px; padding-left:3px"> 20,0 điể m</div></div>

Lưu ý khi chấm bài:
- Tổng điểm toàn bài là 20 điểm (không làm tròn số);
- Bài làm thiếu, sai kiến thức và tư tưởng chính trị, vận dụng các kỹ năng, phương pháp hạn chế…thì tuỳ mức độ trừ điểm thích hợp.

Giải đáp thắc mắc ngay!