Đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn GDCD 10 năm 2019 - 2020...
- Câu 1 : Câu nào sau đây không có yếu tố biện chứng ?
A. Trời sinh voi trời sinh cỏ.
B. Có thực mới vực được đạo
C. Môi hở răng lạnh.
D. Rút dây động rừng.
- Câu 2 : Vai trò chủ thể của con người thể hiện ở:
A. Sáng tạo ra mọi nguồn cảm hứng.
B. Sáng tạo ra của cải vật chất.
C. Sáng tạo ra giá trị văn hoá.
D. Sáng tạo ra giá trị vật chất và giá trị tinh thần.
- Câu 3 : Lịch sử loài người được hình thành khi:
A. Con người biết săn bắn, hái lượm.
B. Con người biết sản xuất của cải vật chất.
C. Con người tách mình khỏi thế giới loài vật.
D. Con người biết chế tạo ra công cụ lao động.
- Câu 4 : Để phân biệt chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, người ta căn cứ vào
A. Việc con người có nhận thức được thế giới hay không
B. Quan hệ giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào.
C. Vấn đề coi trọng lợi ích vật chất hay coi trọng yếu tố tinh thần
D. Việc con người nhận thức thế giới như thế nào
- Câu 5 : Thực tiễn là:
A. Hoạt động vật chất của con người, mang tính lịch sử, xã hội.
B. Toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử, xã hội của con người.
C. Hoạt động vật chất mang tính lịch sử, xã hội của loài người.
D. Hoạt động vật chất có mục đích nhằm cải tạo thế giới tự nhiên của con người.
- Câu 6 : Trước dịch bệnh H5N1, rất nhiều người đã mắc bệnh và tử vong, để phòng và chữa H5N1 con người tìm ra vacxin và đưa vào sản xuất. Điều này thể hiện vai trò gì của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Cơ sở.
B. Mục đích.
C. Động lực.
D. Tiêu chuẩn của chân lý.
- Câu 7 : Đâu không phải là đặc trưng của sự phủ định biện chứng ?
A. Cái mới ra đời phủ định hoàn toàn cái cũ.
B. Nguyên nhân của sự phủ định nằm bên trong sự vật, hiện tượng
C. Cái mới ra đời có sự kế thừa những yếu tố tiến bộ, tích cực của cái cũ
D. Là sự phủ định có tính khách quan
- Câu 8 : Hãy chỉ ra câu phát biểu sai :
A. Chất và lượng luôn luôn thống nhất với nhau trong một sự vật.
B. Sự biến đổi về chất bắt đầu từ sự biến đổi về lượng.
C. Sự biến đổi về lượng bao giờ cũng dẫn đến sự biến đổi về chất .
D. Chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới tương ứng.
- Câu 9 : Trong cuộc sống em nên chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Dĩ hòa vi quý.
B. Một điều nhịn chín điều lành.
C. Kiên quyết bảo vệ cái đúng.
D. Tránh Voi chẳng xấu mặt nào.
- Câu 10 : Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, khái niệm mâu thuẫn là :
A. Những quan điểm tư tưởng, trước sau không nhất quán.
B. Hai mặt vừa đối lập, vừa thống nhất bên trong sự vật, hiện tượng.
C. Một chỉnh thể, trong đó hai mặt vừa đối lập vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau.
D. Quan hệ đấu tranh lẫn nhau của hai mặt đối lập trong sự vật hiện tượng.
- Câu 11 : Bác Hồ Chí Minh đã từng nói: “ Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông”
Câu nói trên thể hiện vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức?A. Động lực.
B. Mục đích.
C. Tiêu chuẩn của chân lý.
D. Cơ sở.
- Câu 12 : Hãy chỉ ra ý nghĩa triết học trong các câu thành ngữ sau: “Dao có mài mới sắc ”.
A. Lượng đổi chất đổi.
B. Đấu tranh giữa các mặt đối lập.
C. Cái mới thay thế cái cũ
D. Giải quyết mâu thuẫn của sự vật.
- Câu 13 : Hiện tượng thanh sắt bị han gỉ thuộc hình thức vận động nào ?
A. Hoá học
B. Sinh học
C. Cơ học
D. Vật lý
- Câu 14 : Khái niệm dùng để chỉ việc xoá bỏ sự tồn tại của sự vật, hiện tượng là gì ?
A. Phủ định siêu hình
B. Phủ định.
C. Diệt vong.
D. Phủ định biện chứng
- Câu 15 : Chủ tịch Hồ Chí Minh viết : ‘ ... Xã hội từ chỗ ăn lông, ở lỗ, tiến đến xã hội nô lệ, tiến đến chế
độ tư bản, rồi tiến đến xã hội chủ nghĩa’. Trong đoạn văn trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh khái quát :A. Tính khách quan của xã hội loài người
B. Các kiểu chế độ xã hội
C. Quy luật vận động của xã hội
D. Sự phát triển của xã hội loài người.
- Câu 16 : Trong triết học, chất có nghĩa là :
A. Tính hiệu quả của hoạt động
B. Tính quy định vốn có của sự vật hiện tượng
C. Độ tốt ,xấu của sự vật hiện tượng.
D. Chất là vật liệu cấu thành sự vật.
- Câu 17 : Sự biến đổi nào sau đây được coi là sự phát triển ?
A. Tất cả đáp án đều đúng.
B. Cây cối khô héo, mục nát .
C. Sự biến hoá của sự vật từ đơn bào đến đa bào.
D. Sự thoái hoá của một động vật .
- Câu 18 : Điều kiện để hình thành một mâu thuẫn là:
A. Hai mặt đối lập phủ định nhau trong một sự vật hiện tượng.
B. Hai mặt đối lập cùng tồn tại trong một sự vật ,hiện tượng.
C. Hai mặt đối lập đấu tranh với nhau trong một sự vật hiện tượng.
D. Hai mặt đối lập trái ngược nhau trong một sự vật.
- Câu 19 : Cái mới theo nghĩa Triết học là:
A. Cái ra đời sau so với cái trước
B. Cái mới lạ so với cái trước
C. Cái phức tạp hơn cái trước
D. Cái ra đời sau tiên tiến hơn, hoàn thiện hơn cái trước.
- Câu 20 : Quan niệm cho rằng: giữa vật chất và ý thức thì vật chất là cái có trước, cái quyết định ý
thức. Thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người, không do ai sáng tạo ra,
không ai có thể tiêu diệt được thuộc thế giới quan của trường phái triết học nào sau đây:A. Duy tâm.
B. Nhị nguyên luận.
C. Duy vật.
D. Duy tâm chủ quan.
- Câu 21 : Quan điểm nào dưới đây phù hợp với quan điểm biện chứng ?
A. Con người là sản phẩm của thần linh
B. Thần linh quyết định mọi sự biến hoá của xã hội.
C. Con người là sản phẩm của tự nhiên.
D. Tất cả đều sai
- Câu 22 : Nhận thức cảm tính được tạo nên do:
A. Sự tiếp xúc ngẫu nhiên của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng.
B. Sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng.
C. Sự tiếp xúc liên tục của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng.
D. Sự tiếp xúc bên ngoài của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng.
- Câu 23 : Theo triết học Mác lênin như thế nào là vận động ?
A. Mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật hiện tượng.
B. Mội sự thay đổi vị trí của các sự vật, hiện tượng.
C. Mọi sự di chuyển nói chung của các sự vật hiện tượng.
D. Mọi sự thay đổi về vật chất của các sự vật hiện tượng.
- Câu 24 : Hoạt động thực tiễn cơ bản nhất của con người là :
A. Hoạt động sản xuất vật chất.
B. Hoạt động chính trị xã hội.
C. Hoạt động thực nghiệm khoa học.
D. Hoạt động nghệ thuật, giáo dục.
- Câu 25 : Kết quả của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là :
A. Sự vật, hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật hiện tượng mới.
B. Sự vật, hiện tượng bị tiêu vong.
C. Sự vật, hiện tượng không còn các mặt đối lập.
D. Sự vật, hiện tượng không thể giữ nguyên trạng thái cũ.
- Câu 26 : Trong 4 câu ca dao dưới đây, câu nào có nội dung biểu hiện phủ định siêu hình ?
A. Còn da lông mọc ,còn chồi cây lên.
B. Chớ than phận khó ai ơi.
C. Con diều tha ,con quạ bắt ,con cắt xơi.
D. Còn 3 trứng nở 3 con.
- Câu 27 : Câu “Sống chết có số, giàu sang do trời” thuộc :
A. Chủ nghĩa duy tâm.
B. Thế giới quan duy tâm.
C. Phương pháp luận biện chứng
D. Thế giới quan duy vật.
- Câu 28 : Vì sao nói con người là mục tiêu phát triển của xã hội ?
A. Vì hạnh phúc con người.
B. Con người cần được bảo vệ.
C. Con người là chủ thể xã hội.
D. Mọi sự phát triển xã hội đều vì con người.
- Câu 29 : Chủ nghĩa duy vật biện chứng là sự thống nhất hữu cơ giữa :
A. Thế giới quan duy vật và phương pháp luận siêu hình
B. Thế giới quan duy tâm và phương pháp luận biện chứng.
C. Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng.
D. Thế giới quan duy tâm và phương pháp luận siêu hình.
- Câu 30 : Con người quan sát thấy ánh sáng mặt trời chứa nhiệt nên đã chế tạo ra các thiết bị sử
dụng năng lượng mặt trời. Điều này thể hiện vai trò gì của thực tiễn đối với nhận thức?A. Mục đích.
B. Động lực.
C. Tiêu chuẩn của chân lý.
D. Cơ sở.
- Câu 31 : Hôn nhân tiến bộ là hôn nhân
A. phải đăng ký kết hôn theo luật định.
B. tổ chức rước dâu theo đúng nghi lễ
C. không cần ý kiến của cha mẹ.
D. phải có trình độ học vấn tương xứng.
- Câu 32 : Câu tục ngữ nào sau đây không phản ánh nội dung về nhân phẩm và danh dự?
A. Giấy rách phải giữ lấy lề.
B. Trong ấm ngoài êm.
C. Chết vinh hơn sống nhục.
D. Cọp chết để da người chết để tiếng.
- Câu 33 : Bình đẳng trong quan hệ vợ chồng là
A. vợ chồng có nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau.
B. mọi chi tiêu trong nhà mỗi người một nửa.
C. tổ chức đời sống gia đình hòa thuận.
D. mọi công việc trong nhà đều chia đôi.
- Câu 34 : Danh dự là
A. năng lực đã được khẳng định và thừa nhận.
B. nhân phẩm đã được đánh giá và công nhận.
C. uy tín đã được xác nhận và suy tôn.
D. đức tính đã được tôn trọng và đề cao.
- Câu 35 : Nội dung nào sau đây nói về một số điều cần tránh trong tình yêu?
A. Tôn trọng, tin cậy lẫn nhau.
B. Có lòng vị tha thông cảm.
C. Quan tâm sâu sắc.
D. Có quan hệ tình dục trước hôn nhân.
- Câu 36 : Khi một cá nhân biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình thì người đó được coi
là cóA. Tinh thần tự chủ.
B. Tính tự tin.
C. Lòng tự trọng.
D. Ý chí vươn lên.
- Câu 37 : Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam quy định nam, nữ bao nhiêu tuổi được kết
hôn?A. Nam đủ 20 tuổi nữ đủ 18 tuổi.
B. Nam 22 tuổi nữ 18 tuổi.
C. Nam nữ từ 20 tuổi trở lên.
D. Nam 20 tuổi nữ 19 tuổi.
- Câu 38 : Tự ái là
A. biết làm chủ các nhu cầu của bản thân.
B. là bảo vệ danh dự của mình.
C. đặt cái tôi lên cao nhất.
D. tôn trọng nhân phẩm của người khác.
- Câu 39 : Nội dung nào sau đây không nói về những trường hợp cấm kết hôn?
A. Giữa những người cùng dòng máu.
B. Người đang có vợ hoặc có chồng.
C. Nam - nữ thanh niên đủ tuổi quy định.
D. Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi.
- Câu 40 : Câu tục ngữ nào sau đây nói về nhân phẩm?
A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
B. Đói cho sạch, rách cho thơm.
C. Xay lúa thì thôi ẳm em.
D. Gắp lửa bỏ tay người.
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 1 Thế giới quan duy vật & phương pháp luận biện chứng
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 3 Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 2 Thế giới vật chất tồn tại khách quan
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 4 Nguồn gốc vận động & phát triển của sự vật và hiện tượng
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 5 Cách thức vận động phát triển của sự vật & hiện tượng
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 6 Khuynh hướng phát triển của sự vật & hiện tượng
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 7 Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Ôn tập phần 1
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 9 Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 8 Tồn tại xã hội và ý thức xã hội