Đề ôn tập Chương 1-Vi sinh vật Sinh 10 năm 2021 -...
- Câu 1 : Điều nào sau đây không đúng khi nói về vi sinh vật tự dưỡng?
A. Nhận cacbon từ CO2 của khí quyển.
B. Nhận năng lượng từ ánh sáng mặt trời
C. Nhận năng lượng từ các phản ứng ôxi hoá các hợp chất vô cơ.
D. Nhận cacbon từ các hợp chất hữu cơ.
- Câu 2 : Khi nói về vi sinh vật, đặc điểm nào sau đây là KHÔNG ĐÚNG
A. Có kích thước nhỏ
B. Phần lớn có cấu tạo đơn bào
C. Đều có khả năng tự dưỡng
D. Sinh trưởng nhanh
- Câu 3 : Nhóm nào sau đây KHÔNG PHẢI vi sinh vật?
A. Vi khuẩn
B. Tảo đơn bào
C. Động vật nguyên sinh
D. Rêu
- Câu 4 : Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau khi nói về vi sinh vật:
A. Vi sinh vật là những cơ thể bộ nhỏ (kích thước hiển vi)
B. Phần lớn vi sinh vật là những cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực, một số là tập hợp đơn bào
C. Vi sinh vật cần khoảng 100 nguyên tố với hàm lượng nhỏ để tổng hợp các chất hữu cơ
D. Cả A và B, C
- Câu 5 : Nêu khái niệm vi sinh vật?
A. Sinh vật đơn bào, chỉ nhìn rõ dưới kính hiển vi.
B. Sinh vật nhân sơ, chỉ nhìn rõ dưới kính hiển vi.
C. Sinh vật ký sinh trên cơ thể sinh vật khác.
D. Sinh vật có kích thước nhỏ bé, chỉ nhìn rõ dưới kính hiển vi.
- Câu 6 : Vi sinh vật nào sau đây thuộc nhóm ưa axit
A. Đa số vi khuẩn.
B. Xạ khuẩn.
C. Nấm men, nấm mốc.
D. Tảo đơn bào.
- Câu 7 : Điều sau đây sai khi nói về vi khuẩn?
A. Nhân có màng bao bọc.
B. Nhân không có màng bao bọc.
C. Có chứa ribôxôm
D. ADN dạng vòng.
- Câu 8 : Những đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về vi sinh vật?
A. Có kích thước rất nhỏ, chỉ thấy rõ dưới kính hiển vi.
B. Hấp thụ nhiều chuyển hoá nhanh
C. Thích ứng nhanh với điều kiện môi trường và dễ bị biến dị, phân bố rộng rãi trong tự nhiên
D. Cả A, B và C
- Câu 9 : Cho các ứng dụng sau:(1) Sản xuất sinh khối (prôtêin đơn bào).
A. (1), (3), (4)
B. (2), (3), (4)
C. (1), (2), (4)
D. (1), (2), (3)
- Câu 10 : Cho các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai? I. Dựa vào nhu cầu của vi sinh vật đối với nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu, người ta phân chia vi sinh vật làm 4 nhóm sau: quang tự dưỡng; hóa tự dưỡng; quang dị dưỡng và hóa dị dưỡng.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 11 : Dựa vào nhu cầu của vi sinh vật đối với nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu, người ta phân chia làm mấy nhóm vi sinh vật?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 12 : Vi khuẩn lam dinh dưỡng dựa vào nguồn nào sau đây?
A. Ánh sáng và chất hữu cơ
B. CO2 và ánh sáng
C. Chất vô cơ và CO2
D. Ánh sáng và chất vô cơ
- Câu 13 : Vi sinh vật nào sau đây có lối sống tự dưỡng?
A. Tảo đơn bào
B. Vi khuẩn lưu huỳnh
C. Vi khuẩn nitrat hoá
D. Cả a,b,c đều đúng
- Câu 14 : Vi sinh vật nào sau đây có lối sống dị dưỡng?
A. Vi khuẩn chứa diệp lục
B. Vi khuẩn lam
C. Tảo đơn bào
D. Nấm
- Câu 15 : Vì sao trong môi trường nuôi cấy liên tục pha luỹ thừa luôn kéo dài?
A. Có sự bổ sung chất dinh dưỡng mới
B. Loại bỏ những chất độc, thải ra khỏi môi trường
C. Cả a và b đúng
D. Cả a và b sai
- Câu 16 : Cho các phát biểu sau về VSV: I. Vi sinh vật nguyên dưỡng là vi sinh tự tổng hợp được tất cả các chất cần thiết.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 17 : Môi trường (A) là nuôi cấy vi sinh vật mà thành phần chỉ chứa chất tự nhiên. Môi trương (A) là gì?
A. Tự nhiên.
B. Tổng hợp.
C. Bán tự nhiên.
D. Bán tổng hợp.
- Câu 18 : Quá trình phân giải chất hữu cơ mà chính những phân tửu hữu cơ đó vừa là chất cho vừa là chất nhận điện tử; không có sự tham gia của chất nhận điện tử từ bên ngoài được gọi là:
A. Hô hấp hiếu khí
B. Đồng hoá
C. Hô hấp kị khí
D. Lên men
- Câu 19 : Trong hô hấp kị khí, chất nhận điện tử cuối cùng là:
A. Ôxi phân tử
B. Một chất vô cơ như NO2, CO2
C. Một chất hữu cơ
D. Một phân tử cacbonhidrat
- Câu 20 : Hiện tượng có ở hô hấp mà không có ở lên men là
A. Giải phóng năng lượng từ quá trình phân giải
B. Không sử dụng ôxi
C. Có chất nhận điện tử từ bên ngoài
D. Cả a, b,c đều đúng
- Câu 21 : Quá trình biến đổi rượu thành đường glucôzơ được thực hiện bởi yếu tố nào?
A. Nấm men
B. Vi khuẩn
C. Nấm sợi
D. Vi tảo
- Câu 22 : Quá trình nào sau đây không phải là ứng dụng lên men?
A. Muối dưa, cà
B. Tạo rượu
C. Làm sữa chua
D. Làm dấm
- Câu 23 : Một trong những điểm khác nhau giữa hô hấp hiếu khí và lên men ở thực vật là gì?
A. Hô hấp hiếu khí xảy ra ở tế bào chất còn lên men xảy ra ở ti thể
B. Hô hấp hiếu khí khi có mặt O2 còn lên men thì không
C. Hô hấp hiếu khí giải phóng năng lượng nhỏ hơn lên men nhiều lần
D. Sản phẩm của hô hấp hiếu khí là hợp chất hữu cơ còn sản phẩm của lên men là CO2 và H2O
- Câu 24 : Khi nói về hô hấp hiếu khí và lên men, phát biểu sau đây sai?
A. Hô hấp hiếu khí thì cần O2 còn lên men thì không cần O2.
B. Hô hấp hiếu khí có chuỗi chuyền điện tử còn lên men thì không.
C. Sản phẩm cuối cùng của hô hấp hiếu khí là CO2 và H2O, còn của lên men là etanol và acid lactic.
D. Hô hấp hiếu khí xảy ra ở tế bào chất còn lên men xảy ra ở ty thể.
- Câu 25 : Ở vi sinh vật nhân thực, quá trình hô hấp hiếu khí diễn ra ở đâu?
A. Tế bào chất
B. Màng sinh chất
C. Màng trong ti thể
D. Nhân
- Câu 26 : Hô hấp hiếu khí diễn ra ở bào quan nào?
A. Lục lạp.
B. Thể Gongi.
C. Ti thể.
D. Lưới nội chất.
- Câu 27 : Nội dung nào sau đây thể hiện sự khác nhau cơ bản giữa quang hợp và hô hấp?
A. Quang hợp tích lũy năng lượng, hô hấp giải phóng năng lượng.
B. Quang hợp là quá trình tổng hợp chất hữu cơ và tích lũy năng lượng, hô hấp là quá trình phân giải chất hữu cơ và giải phóng năng lượng.
C. Sản phẩm C6H12O6 của quang hợp là nguyên liệu của hô hấp.
D. Đây là 2 quá trình ngược chiều nhau.
- Câu 28 : Loại vi sinh vật tổng hợp axit glutamic từ glucôzơ có tên là gì?
A. Nấm men
B. Xạ khuẩn
C. Vi khuẩn
D. Nấm sợi
- Câu 29 : Vai trò của phôtpho đối với tế bào là gì?
A. Cần cho sự tổng hợp axit nuclêic (ADN, ARN)
B. Là thành phần của màng tế bào
C. Tham gia tổng hợp
D. Cả a, b, c đều đúng
- Câu 30 : Ngoài xạ khuẩn dạng vi sinh vật nào sau đây có thể tạo ra chất kháng sinh?
A. Nấm
B. Tảo đơn bào
C. Vi khuẩn chứa diệp lục
D. Vi khuẩn lưu huỳnh
- Câu 31 : Phát biểu nào sau đây sai khi nói đến quá trình phân giải protein của vi sinh vật.
A. Đây là quá trình phân giải ngoại bào của vi sinh vật.
B. Đây là quá trình chuyển hoá protein thành acid amin.
C. Quá trình được ứng dụng trong lên men rượu.
D. Được ứng dụng trong làm tương, nước chấm.
- Câu 32 : Các enzim vi sinh vật được sử dụng phổ biến trong đời sống con người là?
A. Amilaza
B. Prôtêaza
C. Xenlulaza và lipaza
D. Cả A, B, C đều đúng
- Câu 33 : Vi sinh vật có khả năng tiết ra hệ enzim xenlulaza để phân giải xenlulozo trong xác thực vật nên con người có thể
A. Sử dụng chúng để làm giàu chất dinh dưỡng cho đất
B. Sử dụng chúng để làm giảm ô nhiễm môi trường
C. Phân giải polisaccarit và protein
D. Cả A, B
- Câu 34 : Vi sinh vật phân giải xenlulozo trong xác thực vật có vai trò
A. Tiêu diệt các sinh vật có hại trong môi trường đất
B. Gây ô nhiễm môi trường đất và không khí
C. Tái tạo khí O2 cho khí quyển
D. Làm màu mỡ, tăng chất dinh dưỡng trong đất
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 30 Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 29 Cấu trúc của các loại virut
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 31 Virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 32 Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 33 Ôn tập phần sinh học vi sinh vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 1 Các cấp tổ chức của thế giới sống
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 2 Các giới sinh vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 3 Các nguyên tố hóa học và nước
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 4 Cacbohiđrat và lipit
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 5 Protêin