Trắc nghiệm vật lý 10 bài 19: Quy tắc hợp lực song...
- Câu 1 : Hai lực song song cùng chiều, có độ lớn ${F}_{1}$= 5 N,
${F}_{2}$= 15 N, đặt tại hai đầu một thanh nhẹ (khối lượng không đáng kể). AB dài 20 cm. Hợp lực $\overrightarrow{F}{}{=}\overrightarrow{F}_{1}{}{+}\overrightarrow{F}_{2}{}$ đặt cách đầu A bao nhiêu và có độ lớn bằng bao nhiêu?A. OA = 15 cm, F = 20 N
B. OA = 5 cm, F = 20 N.
C. OA = 15 cm, F = 10 N
D. OA = 5 cm, F = 10 N
- Câu 2 : Một thanh đồng chất dài L, trọng lượng P được treo năm ngang bằng hai dây. Dây thứ nhất buộc vào đầu bên trái của thanh, dây thứ hai buộc vào điểm cách đầu bên phải L/4. Lực căng của dây thứ hai bằng bao nhiêu ?
A. 2P/3
B. P/3
C. P/4
D. P/2
- Câu 3 : Người ta đặt một thanh đồng chất AB dài 90 cm, khối lượng m = 2 kg lên một giá đỡ tại O và móc vào hai đầu A, B của thanh hai trọng vật có khối lượng ${m}_{1}$= 4 kg và ${m}_{2}$= 6 kg. Vị trí O đặt giá đỡ để thanh nằm cân bằng cách đầu A
A. 50 cm
B. 60 cm
C. 55 cm
D. 52,5 cm
- Câu 4 : Một thanh cứng AB có khối lượng không đáng kể, dài 1 m, được treo nằm ở hai đầu AB nhờ hai lò xo thẳng đứng có chiều dài tự nhiên bằng nhau và có độ cứng ${k}_{1}$= 90 N/m và ${k}_{2}$= 60 N/m. Để thanh vẫn nằm nganh phải treo một vật nặng vào điểm C cách A là
A. 40 cm
B. 60 cm
C. 45 cm
D. 75 cm
- Câu 5 : Một người đang quẩy trên vai một chiếc bị, có trọng lượng 60N , được buộc ở đầu gậy cách vai 25 cm. Tay người giữ ở đầu kia cách vai 35 cm. Lực giữ của tay và áp lực đè lên vai người là (bỏ qua trọng lượng của gậy)
A. 100 N và 150 N
B. 120 N và 180 N
C. 150 N và 180 N
D. 100 N và 160 N
- Câu 6 : Một người gánh 2 thúng, thúng gạo nặng 300N, thúng ngô nặng 200N. Đòn gánh dài 1,5m. Hỏi vai người ấy phải đặt ở điểm nào để đòn gánh cân bằng và vai chịu một lực là bao nhiêu? Bỏ qua trọng lượng của đòn gánh
A. cách đầu treo thúng gạo 60cm, vai chịu lực 500 N
B. cách đầu treo thúng gạo 30cm, vai chịu lực 300 N
C. cách đầu treo thúng gạo 20cm, vai chịu lực 400 N
D. cách đầu treo thúng gạo 50cm, vai chịu lực 600 N
- Câu 7 : Hai lực $\overrightarrow{F_1}{,}\overrightarrow{F_2}$ song song cùng chiều, cách nhau đoạn 30cm. Một lực có ${F_1}$= 18N, hợp lực F = 24 N. Điểm đặt của hợp lực cách điểm đặt của lực ${F_2}$ đoạn là bao nhiêu?
A. 11,5 cm
B. 22,5 cm
C. 43,2 cm
D. 34,5 cm
- Câu 8 : Hai người dùng một cái gậy để khiêng một cỗ máy nặng 100 kg. Điểm treo cỗ máy cách vai người thứ nhất 60 cm và cách vai người thứ hai 40 cm. Bỏ qua trọng lượng của gậy. Lấy g = 10${m}{/}{s}^{2}$. Hỏi mỗi người chịu một lực bằng bao nhiêu ?
A. 60 N và 40 N
B. 400 N và 600 N
C. 800 N và 1200 N
D. 500 N và 500 N
- Câu 9 : Một người đang quẩy trên vai một chiếc bị có trọng lượng 40 N. Chiếc bị buộc ở đầu gậy cách vai 70 cm, tay người giữ ở đầu kia cách vai 35 cm. Bỏ qua trọng lượng của gậy, để gậy cân bằng thì lực giữ gậy của tay phải bằng
A. 80 N
B. 100 N
C. 120 N
D. 160 N
- Câu 10 : Một thanh cứng có trọng lượng không đáng kể, được treo nằm ngang nhờ hai lò xo thẳng đứng có chiều dài tự nhiên bằng nhau. Độ cứng của hai lò xo lần lượt là ${k}_{1}$= 160 N/m và ${k}_{2}$= 100 N/m. Khoảng cách AB giữa hai lò xo là 75 cm. Hỏi phải treo một vật nặng vào điểm C cách đầu A bao nhiêu để thanh vẫn nằm ngang ?
A. 45 cm
B. 30 cm
C. 50 cm
D. 25 cm
- Câu 11 : Một thanh AB dài 1 m khối lượng 5 kg được đặt nằm ngang lên hai giá đỡ tại A và B. Người ta móc vào điểm C của thanh (AC = 60 cm) một trọng vật có khối lượng 10 kg. Lấy g = 10${m}{/}{s}^{2}$, lực nén lên hai giá đỡ là
A. ${F}_{1}$= 40 N, ${F}_{2}$= 60 N
B. ${F}_{1}$= 65 N, ${F}_{2}$= 85 N
C. ${F}_{1}$ = 60 N, ${F}_{2}$= 80 N
D. ${F}_{1}$= 85 N, ${F}_{2}$= 65 N
- Câu 12 : Xác định vị trí trọng tâm của bản mỏng đồng chất như hình vẽ. Chọn đáp án đúng.
A. Không nằm trên trục đối xứng
B. Nằm trên trục đối xứng, cách đáy 36,25cm.
C. Nằm trên trục đối xứng, cách đáy 16,5cm
D. Nằm trên trục đối xứng, cách đáy 40,25cm
- Câu 13 : Hãy xác định trọng tâm của một bản phẳng mỏng, đồng chất, hình chữ nhật, dài 12 cm, rộng 6 cm, bị cắt mất một phần hình vuông có cạnh 3 cm ở một góc (Hình vẽ).
Chọn đáp án đúngA. Trọng tâm G của bản phẳng nằm trên đoạn ${O}_{1}{O}_{2}$cách ${O}_{1}$một đoạn 0,88 cm.
B. Trọng tâm G của bản phẳng nằm trên đoạn AE cách ${O}_{1}$một đoạn 0,88 cm
C. Trọng tâm G của bản phẳng nằm trên đoạn BD cách ${O}_{1}$một đoạn 0,55 cm
D. Trọng tâm G của bản phẳng nằm trên đoạn ${O}_{1}$D cách ${O}_{1}$một đoạn 0,55 cm.
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 34 Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 35 Biến dạng cơ của vật rắn
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 36 Sự nở vì nhiệt của vật rắn
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 37 Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 38 Sự chuyển thể của các chất
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 39 Độ ẩm của không khí
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 1 Chuyển động cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 2 Chuyển động thẳng đều
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 3 Chuyển động thẳng biến đổi đều
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 4 Sự rơi tự do