Đề thi Học Kì 1 môn Sinh học lớp 8 - năm học 2016...
- Câu 1 : Huyết tương khi mất chất sinh tơ máu sẽ tạo thành:
A. Tơ máu
B. Huyết thanh
C. Bạch huyết
D. Khối máu đông
- Câu 2 : Bố có nhóm máu A, có 2 người con, 1 người có nhóm máu A, một người có nhóm máu O. Người con nào có huyết tương làm ngưng kết hồng cầu của bố:
A. Người con có nhóm máu A
B. Người con có nhóm máu O
C. Cả hai người con
D. Không có người con nào
- Câu 3 : Trong tuyến nước bọt có loại enzim nào?
A. Pepsin
B. Tripsin
C. Amilaza
D. Lipaza
- Câu 4 : Nơi trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài là:
A. Khoang mũi
B. Thanh quản
C. Khí quản và phế quản
D. Phổi
- Câu 5 : Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh khái niệm sau: "Dẫn truyền thần kinh là khả năng..." :
A. Tiếp nhận các kích thích
B. Phản ứng lại các kích thích bằng hình thức phát sinh xung thần kinh
C. Lan truyền xung thần kinh theo một chiều nhất định từ nơi phát sinh hoặc nơi tiếp nhận về thân noron và truyền đi dọc theo sợi trục
D. Tiếp nhận các kích thích và phản ứng lại các kích thích bằng hình thức phát sinh xung thần kinh
- Câu 6 : Thế nào là sai khớp?
A. Là hiện tượng dây chằng bị dãn và đầu xương không trật khỏi khớp
B. Là hiện tượng đầu xương và dây chằng bị thay đổi
C. Là hiện tượng dây chằng bị dứt và đầu xương không trật khỏi khớp
D. Là hiện tượng xương trật ra khỏi khớp xương
- Câu 7 : Chất dinh dưỡng trong thức ăn được hấp thu chủ yếu ở:
A. Khoang miệng
B. Ruột già
C. Ruột non
D. Dạ dày
- Câu 8 : Mạch đổ máu trực tiếp vào tâm nhĩ phải của tim là:
A. Tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới
B. Động mạch phổi
C. Động mạch chủ
D. Tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch phổi
- Câu 9 : Thế nào là ăn uống hợp vệ sinh?
A. Ăn thức ăn nấu chín, uống nước đã đun sôi
B. Không ăn thức ăn đã bị ôi thiu
C. Ăn chậm, nhai kĩ
D. Ăn đúng giờ, đúng bữa
- Câu 10 : Một cung phản xạ gồm đầy đủ các thành phần sau:
A. Nơron hướng tâm, nơron li tâm, cơ quan thụ cảm, cơ quan phản ứng
B. Nơron hướng tâm, nơron li tâm, nơron trung gian, cơ quan thụ cảm, cơ quan phản ứng
C. Nơron hướng tâm, nơron li tâm, nơron trung gian, cơ quan thụ cảm, cơ quan phản xạ
D. Nơron hướng tâm, nơron li tâm, nơron trung gian, cơ quan phản xạ
- Câu 11 : Xương có tính đàn hồi và rắn chắc vì:
A. Cấu trúc có sự kết hợp giữa chất hữu cơ và muối khoáng
B. Xương có tủy xương và muối khoáng
C. Xương có chất hữu cơ và có màng xương
D. Xương có mô xương cứng và cấu tạo từ chất hữu cơ
- Câu 12 : Nguyên nhân chủ yếu của sự mỏi cơ:
A. Lượng nhiệt sinh ra nhiều
B. Do dinh dưỡng thiếu hụt
C. Do lượng cacbonic quá cao
D. Lượng ôxy trong máu thiếu nên tích tụ lượng axit trong cơ
- Câu 13 : Ở động mạch, máu được vận chuyển nhờ:
A. Sức đẩy của tim và sự co giãn của động mạch
B. Sức hút của lồng ngực khi hít vào và sức đẩy của tim
C. Sự co bóp của các cơ bắp quanh thành mạch và sức đẩy của tim
D. Sức hút của tâm nhĩ và sự co dãn của động mạch
- Câu 14 : Vai trò của khoang xương trẻ em là:
A. Giúp xương dài ra
B. Giúp xương lớn lên về chiều ngang
C. Chứa tủy đỏ
D. Nuôi dưỡng xương
- Câu 15 : Ngăn tim có thành cơ mỏng nhất là:
A. Tâm nhĩ phải
B. Tâm thất phải
C. Tâm nhĩ trái
D. Tâm thất trái
- Câu 16 : Môi trường trong của cơ thể gồm:
A. Máu, nước mô và bạch cầu
B. Máu, nước mô và bạch huyết
C. Huyết tương, các tế bào máu và kháng thể
D. Nước mô, các tế bào máu và kháng thể
- Câu 17 : Khi nhai kỹ cơm cháy trong miệng ta thấy có vị ngọt vì:
A. Cơm cháy và thức ăn được nhào trộn kỹ
B. Cơm cháy đã biến thành đường
C. Nhờ sự hoạt động của amilaza
D. Thức ăn được nghiền nhỏ
- Câu 18 : Trong cơ thể có các loại mô chính:
A. Mô cơ, mô mỡ, mô liên kết và mô thần kinh
B. Mô cơ, mô mỡ, mô liên kết và mô xương
C. Mô cơ, mô biểu bì, mô liên kết và mô thần kinh
D. Mô cơ, mô xương mô liên kết và mô thần kinh
- Câu 19 : Thành phần của máu gồm:
A. Nước mô và các tế bào máu
B. Nước mô và bạch huyết
C. Huyết tương và bạch huyết
D. Huyết tương và các tế bào máu
- Câu 20 : Loại tế bào máu làm nhiệm vụ vận chuyển O2 và CO2 là:
A. Bạch cầu
B. Hồng cầu
C. Tiểu cầu
D. B và C
- Câu 21 : Bộ phận chủ yếu làm ấm không khí vào phổi là:
A. Lông mũi
B. Lớp niêm mạc của đường dẫn khí
C. Hệ thống mao mạch
D. Tuyến amiđan và tuyến V.A
- Câu 22 : Chức năng trao đổi chất dinh dưỡng và O2 được thực hiện ở:
A. Động mạch
B. Tĩnh mạch
C. Mao mạch
D. Phổi
- Câu 23 : Ở khoang miệng, thức ăn được biến đổi về mặt cơ học:
A. Làm nhuyễn và nhào trộn với pepsin
B. Cắn xé, làm nhuyễn và nhào trộn với amilaza
C. Cắn xé, vo viên và nhào trộn với amilaza
D. Cắn xé, vo viên và tẩm dịch vị
- Câu 24 : Cơ thể người có bao nhiêu đôi xương sườn:
A. 10 đôi
B. 11 đôi
C. 12 đôi
D. 13 đôi
- Câu 25 : Đâu không phải là phản xạ:
A. Sờ vào vật nóng rụt tay lại
B. Có người gọi tên mình quay lại xem
C. Khi chạm vào cây trinh nữ lá cụp lại
D. Nhìn thấy quả chanh tiết nước bọt
- Câu 26 : Huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ nhưng máu vẫn vận chuyển qua được tĩnh mạch là nhờ:
A. Sự co bóp của cơ thành mạch, sức hút của lồng ngực khi hít vào, sức hút của tâm thất khi giãn ra
B. Sự co bóp của các cơ quanh thành mạch, sức hút của lồng ngực khi thở ra, sức hút của tâm nhĩ khi giãn ra
C. Sự co bóp của bắp cơ quanh thành mạch, sức hút của lồng ngực khi hít vào, sức hút của tâm nhĩ khi giãn ra
D. Sự co bóp của các cơ tĩnh mạch, sức hút của lồng ngực khi hít vào, sức hút của tâm thất khi giãn ra
- Câu 27 : Gan có vai trò:
A. Điều hòa nồng độ các chất trong máu được ổn định, khử bỏ chất độc, tích lũy các chất dư thừa
B. Khử bỏ chất độc, tích lũy chất dư thừa, tiết mật
C. Loại bỏ chất độc, tiết dịch mật, tích lũy chất dư thừa
D. Điều hòa nồng độ các chất trong máu được ổn định, khử bỏ chất độc, tiết ra dịch mật
- Câu 28 : Ở xương dài sụn đầu xương có chức năng:
A. Xương lớn lên về bề ngang
B. Xương dài ra
C. Giảm ma sát trong khớp xương
D. Sinh hồng cầu
- Câu 29 : Khớp xương ở người gồm:
A. Khớp động
B. Khớp bán động
C. Khớp bất động
D. Cả A,B và C
- Câu 30 : Xương to ra về bề ngang là nhờ:
A. Các tế bào màng xương phân chia tạo ra những tế bào mới đẩy vào trong và hoá xương
B. Các mô xương cứng phân chia tạo ra những tế bào xương
C. Các mô xương xốp phân chia tạo ra các tế bào xương
D. Cả A,B,C
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 2 Cấu tạo cơ thể người
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 3 Tế bào
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 4 Mô
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 10 Hoạt động của cơ
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 9 Cấu tạo và tính chất của cơ
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 11 Tiến hoá của hệ vận động và Vệ sinh hệ vận động
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 6 Phản xạ
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 7 Bộ xương
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 8 Cấu tạo và tính chất của xương
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 13 Máu và môi trường trong cơ thể