Đề kiểm tra HK2 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 trườ...
- Câu 1 : Chị M là kế toán của xã X. Do mâu thuẫn cá nhân với ông T – chỉ tịch xã nên chị M đã cố ý tạo chứng cứ giả để tố cáo ông T về tội lạm dụng công quỹ. Nhận định nào dưới đây là đúng về hành vi của chị M ?
A. Chị M đã thực hiện quyền tố cáo của công dân
B. Chị M đã vi phạm quyền khiếu nại của công dân
C. Chị M đã lợi dụng quyền tố cáo của công dân
D. Chị M đã thực hiện quyền khiếu nại của công dân
- Câu 2 : Mọi công dân đều có quyền học từ thấp đến cao. Nọi dung này thể hiện quyền
A. Dân chủ của công dân
B. Sáng tạo của công dân
C. Phát triển của công dân
D. Học tập của công dân
- Câu 3 : Chị H là giáo viên hợp đồng tại Trường Tiểu học X. Do có việc cá nhân nên chị đã viết đơn nghỉ việc một thời gian. Sau đó, chị nhận được quyết định chấm dứt hợp đồng từ phía nhà trường vì lí do đã bố trí đủ giáo viên. Chị H không đồng ý với quyết định đó và muốn khiếu nại. Chị H phải gửi đơn khiếu nại đến
A. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã
B. Hiệu trưởng Trường Tiểu học X
C. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện
D. Trưởng phòng Giáo dục huyện
- Câu 4 : Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền học tập của công dân ?
A. Công dân có quyền học không hạn chế
B. Công dân có quyền học suốt đời
C. Công dân có quyền được bồi dưỡng phát triển tài năng
D. Công dân có quyền học bất cứ ngành nghề nào
- Câu 5 : Trong trường hợp được pháp luật cho phép khám xét chỗ ở của người khác thì việc khám xét đó
A. Phải tuân theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định
B. Phải tiến hành theo trình tự nhất định
C. Được thực hiện tùy ý
D. Được tiến hành tùy tiện
- Câu 6 : Công dân có quyền học ở các loại hình trường lớp khác nhau như trường quốc lập. trường dân lập, trường tư thục là thể hiện nội dung nào dưới đây của quyền học tập?
A. Quyền học không hạn chế của công dân
B. Quyền học bất cứ ngành nghề nào
C. Quyền học thường xuyên, học suốt đời
D. Quyền bình đẳng về cơ hội học tập
- Câu 7 : Nội dung nào dưới đây không thuộc quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân
A. Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác.
B. Không ai được thiệt hại tới danh dự và uy tín của người khác.
C. Không ai được xâm phạm tới bí mật đời tư của người khác.
D. Không ai được xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm của người khác.
- Câu 8 : Mọi công dân đều có quyền học từ thấp đến cao, có thể học bất cứ ngành nghề nào, học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời. Nội dung này thể hiện quyền
A. Phát triển của công dân
B. Dân chủ của công dân
C. Sáng tạo của công dân
D. Học tập của công dân
- Câu 9 : Công dân đáp ứng điều kiện nào dưới đây về độ tuổi để được ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp ?
A. Đủ 18 tuổi trở lên
B. Đủ 21 tuổi trở lên
C. Không quy định về độ tuổi
D. Trong độ tuổi lao động
- Câu 10 : Công dân có quyền học ở các loại hình trường lớp khác nhau như trường quốc lập, trường dân lập, trường tư thục là thể hiện
A. Quyền sáng tạo của công dân
B. Quyền học tập của công dân
C. Quyền phát triển của công dân
D. Quyền tự do của công dân
- Câu 11 : Trường hợp nào dưới đây là vi phạm quyền bầu cử của công dân ?
A. Người không biết chữ nhờ người khác viết phiếu
B. Một người bỏ phiếu hộ nhiều người khác
C. Người tàn tật không tự bỏ phiếu được nên nhờ người khác bỏ phiếu
D. Cử tri ốm đau không đi được phải bỏ phiếu tại nhà
- Câu 12 : Khẳng định nào dưới đây là đúng ?
A. Chỉ những người trong gia đình mới có quyền kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân.
B. Bất kì ai cũng không có quyền kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân.
C. Những cơ quan nhà nước có thẩm quyền đều có quyền kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân.
D. Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân chỉ được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định
- Câu 13 : Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp trong bầu cử được thực hiện theo nguyên tắc nào dưới đây ?
A. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín
B. Bình đẳng, trực tiếp, dân chủ, tự nguyện
C. Bình đẳng, tự do, dân chủ, tự nguyện
D. Trực tiếp, tập trung, dân chủ, tự do
- Câu 14 : Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời có nghĩa là công dân có thể học
A. Ở trường công lập, dân lập hoặc tư thục
B. Chính quy học không chính quy
C. Bằng nhiều hình thức khác nhau và ở các loại hình trường lớp khác nhau
D. Tập trung hoặc không tập trung
- Câu 15 : Công dân được sống trong môi trường xã hội và tự nhiên có lợi cho sự tồn tại và phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức, có mức sống đầy đủ về vật chất; được học tập, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa; được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe; được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng là thể hiện
A. Quyền tự do của công dân
B. Quyền sáng tạo của công dân
C. Quyền được phát triển của công dân
D. Quyền học tập của công dân
- Câu 16 : Hành vi nào dưới đây là xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm và danh dự của công dân ?
A. Tự ý mở thư của người khác
B. Tự ý bắt giữ người khác
C. Tự ý xem tin nhắn của người khác
D. Tung tin nói xấu người khác
- Câu 17 : Quyền khiếu nại, tố cáo là công cụ để nhân dân
A. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình
B. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội
C. Giám sát các cơ quan chức năng
D. Thực hiện quyền dân chủ
- Câu 18 : Chủ thể nào dưới đây không có quyền giải quyết tố cáo ?
A. Thủ trưởng cơ quan ngang Bộc
B. Tổng Thanh tra Chính phủ
C. Bộ trưởng
D. Thủ tướng Chính phủ
- Câu 19 : Chủ thể nào dưới đây không có thẩm quyền giải quyết khiếu nại ?
A. Tổng Thanh tra Chính phủ
B. Thủ tướng Chính phủ
C. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
D. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh
- Câu 20 : Khi phát hiện chỗ ở của người nào đó có chứa tội phạm đang bị truy nã thì ai có quyền khám xét chỗ ở đó ?
A. Không ai có quyền khám xét
B. Người phát hiện được quyền khám xét
C. Bất kì ai cũng có quyền khám xét
D. Những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật
- Câu 21 : Trong một số trường hợp cần thiết thì những người có thẩm quyền được phép bắt giữ, giữ người nhưng phải theo đúng
A. Trình tự và thủ tục do pháp luật quy định
B. Công đoạn và thủ tục do pháp luật quy định
C. Công đoạn và trình tự do pháp luật quy định
D. Quy định và thủ tục của pháp luật
- Câu 22 : Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể có nghĩa là: Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc:
A. Phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang
B. Công văn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang
C. Đề nghị của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang
D. Lệnh của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang
- Câu 23 : Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án là một trong những nội dung của quyền nào dưới đây ?
A. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân
C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
D. Quyền được pháp luật bảo vệ về danh sự, nhân phẩm của công dân
- Câu 24 : Công dân có quyền học bằng nhiều hình thức khác nhau và ở các loại hình trường lớp khác nhau là thể hiện
A. Quyền phát triển của công dân
B. Quyền tự do của công dân
C. Quyền sáng tạo của công dân
D. Quyền học tập của công dân
- Câu 25 : Việc làm nào dưới đây không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân ?
A. Bắt giữ người phạm tội quả tang
B. Tự tiện bắt, giam giữ người trái pháp luật
C. Bắt giữ người do nghi ngờ
D. Tự ý bắt và giam, giữ người vì lí do không chính đáng
- Câu 26 : Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền học không hạn chê của công dân ?
A. Công dân có quyền thi tuyển, x ét tuyển vào đại học
B. Công dân có quyền học bằng nhiều hình thức khác nhau
C. Công dân có quyền học từ Tiểu học đến Trung học cơ sở, Đại học và Sau đại học
D. Công dân có quyền học ở các cấp khác nhau.
- Câu 27 : Công dân có quyền theo học các ngành nghề khác nhau phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình là nội dung nào dưới đây của quyền học tập ?
A. Quyền học thường xuyên, học suốt đời
B. Quyền học bất cứ ngành nghề nào
C. Quyền học không hạn chế
D. Quyền bình đẳng về cơ hội học tập
- Câu 28 : Công an bắt người trong trường hợp nào dưới đây thì không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân ?
A. Chị B tung tin bịa đặt, nói xấu người khác
B. Hai học sinh gây gổ với nhau trong sân trường
C. Hai nhà hàng xóm cãi nhau
D. Một người đang bẻ khóa lấy trộm xe máy
- Câu 29 : Hành vi nào dưới đây không xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm và danh dự của công dân ?
A. Xúc phạm người khác để hạ uy tín
B. Tung tin xấu, nói xấu người khác
C. Phản bác ý kiến của người khác
D. Đặt điều nói xấu người khác
- Câu 30 : Công dân có thể học ở hệ chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, học tập trung hoặc không tập trung, học ban ngày hoặc buổi tối, tùy thuộc vào điều kiện công việc của mỗi người là thể hiện nội dung nào dưới đây của quyền học tập ?
A. Quyền học không hạn chế của công dân
B. Quyền học bất cứ ngành nghề nào
C. Quyền học thường xuyên, học suốt đời
D. Quyền bình đẳng về cơ hội học tập
- Câu 31 : Khẳng định nào dưới đây không đúng về quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân ?
A. Phát huy sức mạnh của toàn dân
B. Hạn chế quyền lực của đội ngũ cán bộ các cấp
C. Hạn chế các vấn đề tiêu cực trong xã hội
D. Đảm bảo quyền dân chủ cho mỗi công dân
- Câu 32 : Quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân có nghĩa là
A. Không ai được phép can thiệp tới tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác.
B. Không ai được làm ảnh hưởng tới tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác.
C. Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác.
D. Không ai được cố ý làm hại tới tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác.
- Câu 33 : Nhà nước ban hành chính sách, pháp luật, thực hiện đồng bộ các biện pháp cần thiết khuyến khích, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học nhằm
A. Phát triển đất nước
B. Đảm bảo công bằng trong giáo dục
C. Khuyến khích, phát huy sự sáng tạo của công dân
D. Bảo đảm quyền sáng tạo của công dân
- Câu 34 : Tại một đơn vị bầu cử, nhân viên tổ bầu cử gợi ý bỏ phiếu cho một ứng viên nào đó là vi phạm quyền nào dưới đây của công dân ?
A. Quyền bầu cử
B. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội
C. Quyền tự do cá nhân
D. Quyền ứng cử
- Câu 35 : Hành vi đặt điều, tung tin xấu làm ảnh hưởng đến uy tín của người khác là vi phạm quyền nào của công dân ?
A. Quyền dân chủ
B. Quyền bình đẳng
C. Quyền được bảo hộ về danh dự và nhân phẩm
D. Quyền bí mật cá nhân
- Câu 36 : Trường hợp nào dưới đây không được thực hiện quyền bầu cử
A. Người đang bị nghi ngờ vi phạm pháp luật
B. Người đang đi công tác ở biên giới, hải đảo
C. Người đang điều trị ở bệnh viên
D. Người đang thi hành án
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 Pháp luật và đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Ôn tập công dân với pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 7 Công dân với các quyền dân chủ
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 8 Pháp luật với sự phát triển của công dân
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 9 Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 10 Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại