Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lý 9 HK2 năm 2020 trườn...
- Câu 1 : Máy phát điện xoay chiều là thiết bị dùng để:
A. Biến đổi điện năng thành cơ năng.
B. Biến đổi cơ năng thành điện năng.
C. Biến đổi nhiệt năng thành điện năng.
D. Biến đổi quang năng thành điện năng.
- Câu 2 : Trong trường hợp nào dưới đây, trong khung dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng.
A. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của khung dây dẫn kín nhiều.
B. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của khung dây dẫn kín không đổi.
C. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của khung dây dẫn kín thay đổi.
D. Từ trường xuyên qua tiết diện S của khung dây dẫn kín mạnh.
- Câu 3 : Một máy biến thế dùng trong nhà cần phải hạ hiệu điện thế từ 220V xuống còn 10V, cuộn dây sơ cấp có 4400 vòng. Hỏi cuộn dây thứ cấp có bao nhiêu vòng?
A. 200 vòng.
B. 600 vòng.
C. 400 vòng.
D. 800 vòng.
- Câu 4 : Khi nói về thấu kính, câu kết luận nào dưới đây không đúng?
A. Thấu kính hội tụ có rìa mỏng hơn phần giữa.
B. Thấu kính phân kì có rìa dày hơn phần giữa
C. Thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
D. Thấu kính hội tụ luôn cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
- Câu 5 : Khi mô tả đường truyền của các tia sáng qua thấu kính hội tụ, Câu mô tả không đúng là
A. Tia tới qua quang tâm thì tia ló truyền thẳng.
B. Tia tới song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm chính.
C. Tia tới qua tiêu điểm chính thì tia ló truyền thẳng.
D. Tia tới đi qua tiêu điểm chính thì tia ló song song với trục chính.
- Câu 6 : Máy phát điện xoay chiều phải gồm các bộ phận chính nào để có thể tạo ra dòng điện:
A. Cuộn dây dẫn và nam châm.
B. Nam châm vĩnh cửu và sợi dây dẫn
C. Nam châm điện và sợi dây dẫn
D. Cuộn dây dẫn và lõi sắt.
- Câu 7 : Để giảm hao phí trên đường dây khi truyền tải điện người ta thường dùng cách nào?
A. Giảm điện trở R.
B. Giảm công suất nguồn điện.
C. Tăng hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn điện.
D. Câu A, B, C đều đúng.
- Câu 8 : Với cùng một công suất điện truyền đi, công suất hao phí sẽ thay đổi thế nào nếu chiều dài đường dây tải điện tăng gấp đôi?
A. Giảm 2 lần.
B. Tăng 2 lần.
C. Giảm 4 lần.
D. Tăng 4 lần.
- Câu 9 : Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 500 vòng dây, muốn tăng hiệu điện thế lên 4 lần thì cuộn thứ cấp phải quấn bao nhiêu vòng?
A. 125 Vòng.
B. 2000 Vòng.
C. 1500 Vòng.
D. 1750 Vòng.
- Câu 10 : Khi tia sáng truyền từ nước vào không khí thì:
A. Góc khúc xạ lớn hơn góc tới.
B. Góc khúc xạ bằng hơn góc tới.
C. Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.
D. Góc khúc xạ lớn hoặc nhỏ hơn góc tới.
- Câu 11 : Đặt vật AB vuông góc với trục chính và nằm trong tiêu cự của TK hội tụ. Hãy chọn cách dựng ảnh đúng:
A. Hình 1.
B. Hình 2.
C. Hình 3.
D. Cả A,B,C đều sai
- Câu 12 : Đặt một vật AB trước một thấu kính phân kỳ sẽ cho ảnh A'B':
A. Là ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn AB.
B. Là ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn AB.
C. Là ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn AB.
D. Là ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn AB.
- Câu 13 : Ảnh của một vật hiện lên phim trong máy ảnh là ảnh nào dưới đây?
A. Ảnh thật, ngược chiều vật.
B. Ảnh thật, cùng chiều vật.
C. Ảnh ảo, ngược chiều vật.
D. Ảnh ảo, cùng chiều vật.
- Câu 14 : Ảnh của một vật khi nhìn qua kính lúp là ảnh nào dưới đây?
A. .Ảnh thật, lớn hơn vật.
B. Ảnh thật, nhỏ hơn vật.
C. Ảnh ảo, lớn hơn vật.
D. Ảnh ảo, nhỏ hơn vật.
- Câu 15 : Trong ba nguồn sáng: Bút la de, Mặt trời, Đèn dây tóc nóng sáng thì nguồn nào phát ra ánh sáng trắng?
A. Bút la de, Mặt trời.
B. Chỉ Mặt trời.
C. Mặt trời, Đèn dây tóc nóng sáng.
D. Chỉ đèn dây tóc nóng sáng.
- Câu 16 : Nhìn một ngọn đèn, phát ra ánh sáng xanh qua kính lọc màu đỏ ta sẽ thấy gì?
A. Màu gần như đen.
B. Màu đỏ.
C. Màu xanh.
D. Màu trắng.
- Câu 17 : Khi phân tích ánh sáng trắng bằng lăng kính ta nhận được dải màu gồm 7 màu chính gồm
A. Đỏ, hồng, da cam, vàng, lục, lam, tím.
B. Đỏ, hồng, da cam, vàng, lục, nâu, tím.
C. Đỏ, da cam, vàng, lục, lam, nâu, tím.
D. Đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.
- Câu 18 : Khi nói về mắt, câu phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Điểm cực viễn là điểm xa nhất mà khi đặt vật tại đó mắt điều tiết mạnh nhất mới nhìn rõ.
B. Điểm cực cận là điểm gần nhất mà khi đặt vật tại đó mắt không điều tiết vẫn nhìn rõ được.
C. Không thể quan sát được vật khi đặt vật ở điểm cực viễn của mắt.
D. Khi quan sát vật ở điểm cực cận, mắt phải điều tiết mạnh nhất.
- Câu 19 : Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện xoay chiều liên tục khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây
A. Đang tăng mà chuyển sang giảm.
B. Đang giảm mà chuyển sang tăng.
C. Tăng đều đặn rồi giảm đều đặn.
D. Luân phiên tăng giảm.
- Câu 20 : Đối với máy phát điện xoay chiều có cuộn dây quay thì:
A. Stato là nam châm
B. Stato là cuộn dây dẫn
C. Stato là thanh quét
D. Stato là 2 vành khuyên
- Câu 21 : Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường
A. bị hắt trở lại môi trường cũ.
B. tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai.
C. tiếp tục đi thẳng vào môi trường trong suốt thứ hai.
D. bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa 2 môi trường và tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ 2.
- Câu 22 : Chọn câu trả lời sai: Các nguồn phát ánh sáng màu là
A. đèn LED.
B. đèn laze
C. ngọn lửa bếp ga.
D. đèn có dây tóc như đèn pha.
- Câu 23 : Vật AB đặt trước thấu kính phân kỳ có tiêu cự f, có A nằm trên trục chính và cách thấu kính một khoảng OA cho ảnh A’B’ cao bằng nửa vật AB khi
A. OA < f.
B. OA = f .
C. OA > f.
D. OA = 2f.
- Câu 24 : Khi cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của một nam châm thì trong cuộn dây:
A. Xuất hiện dòng điện một chiều.
B. Xuất hiện dòng điện xoay chiều.
C. Xuất hiện dòng điện không đổi.
D. Không xuất hiện dòng điện.
- Câu 25 : Khi nói về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, nhận định nào sau đây là đúng?
A. Góc khúc xạ bao giờ cũng nhỏ hơn góc tới.
B. Góc khúc xạ bao giờ cũng lớn hơn góc tới.
C. Góc khúc xạ bao giờ cũng bằng góc tới.
D. Tuỳ từng môi trường tới và môi trường khúc xạ mà góc tới hay góc khúc xạ sẽ lớn hơn.
- Câu 26 : Câu phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Mắt hoàn toàn không giống với máy ảnh.
B. Mắt hoàn toàn giống với máy ảnh.
C. Mắt tương đối giống với máy ảnh, nhưng không tinh vi bằng máy ảnh.
D. Mắt tương đối giống với máy ảnh, nhưng tinh vi hơn máy ảnh nhiều.
- Câu 27 : Một vật sáng được đặt tại tiêu điểm của thấu kính phân kỳ. Khoảng cách giữa ảnh và thấu kính có giá trị là
A. \(\frac{f}{2}\)
B. \(\frac{f}{3}\)
C. 2f.
D. f.
- Câu 28 : Trường hợp nào xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín?
A. Cho thanh nam châm đứng yên trước cuộn dây.
B. Cho cuộn dây đứng yên trước thanh nam châm.
C. Cho cuộn dây chuyển động lại gần thanh nam châm.
D. Khi giữ cho từ trường xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín không thay đổi.
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 48 Mắt
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 49 Mắt cận và mắt lão
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 50 Kính lúp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 1 Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào HĐT giữa hai đầu dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 2 Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 4 Đoạn mạch nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 8 Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 7 Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 5 Đoạn mạch song song
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 9 Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn