Đề kiểm tra hết học kỳ II - Vật lý 10 (đề số 1) C...
- Câu 1 : ( 1,5 điểm) Một vật có khối lượng m = 4kg, đang ở độ cao 5m so với mặt đất. Cho g = 9,8 m/s2.a) Hỏi thế năng của vật đó bằng bao nhiêu? b) Thả vật rơi, tính vận tốc của vật lúc chạm đất? Bỏ qua sức cản của không khí.c) Ở độ cao nào thì thế năng bằng 2/3 động năng?
- Câu 2 : ( 2 điểm) Một lượng khí ở trong một quả bóng cao su có thể tích 0,1m3, áp suất 5atm, nhiệt độ 2900K, sau khi thả vào chậu nước nóng thì thể tích quả bóng tăng lên 0,2m3 và áp suất giảm còn 3,01 atm. a) Hỏi nhiệt độ của quả bóng khi thả vào chậu nước bao nhiêu? b) Nếu sau khi thả vào chậu nước ta lấy quả bóng ra và lấy tay bóp nhẹ quả bóng sao cho thể tích của quả bóng giảm đi một nửa, nhưng nhiệt độ không đổi. Hỏi áp suất của chất khí bên trong quả bóng lúc đó bao nhiêu?
- Câu 3 : Tính chất nào sau đây không phải của phân tử vật chất ở thể khí?
A chuyển động không ngừng
B chuyển động hỗn loạn
C chuyển động quanh một vị trí xác định.
D chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao
- Câu 4 : Nước nguyên chất ở nhiệt độ 3300K ở thể
A Lỏng.
B Khí.
C Rắn.
D Hơi.
- Câu 5 : Nén khối khí đẳng nhiệt từ áp suất 1at, thể tích 10 lít đến thể tích 5 lít thì áp suất của khối khí là bao nhiêu?
A 2at.
B 2,5at.
C 3at.
D 3,5at.
- Câu 6 : Nung nóng khối khí trong xi lanh đậy kín ở một nhiệt độ nhất định:
A áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ.
B áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.
C áp suất tỉ lệ nghịch với nhiệt độ.
D áp suất tỉ lệ bậc nhất với thể tích.
- Câu 7 : Một khối khí ở nhiệt độ 00C có áp suất là P0, cần đun nóng đẳng tích khối khí tới nhiệt độ nào để áp suất của khối khí trên tăng lên 2 lần?
A 4560C
B 5640C
C 5460C
D 2730C
- Câu 8 : Trước khi nén hỗn hợp khí trong xilanh của một động cơ có áp suất 0,8at, thể tích 10 lít, nhiệt độ 270C. Sau khi nén, thể tích còn 2 lít, áp suất là 8at. Nhiệt độ khí sau khi nén là bao nhiêu?
A 2070C.
B 2000C.
C 1320C.
D 3270C.
- Câu 9 : Chọn câu sai: Phương trình biểu diễn định luật Bôilơ - Mariôt đối với cùng một lượng khí nhưng ở hai nhiệt độ tuyệt đối khác nhau thì
A Khác nhau do hằng số ứng với hai nhiệt độ khác nhau là khác nhau.
B Khác nhau vì với cùng một thể tích, nhiệt độ cao hơn thì áp suất lớn hơn.
C Khác nhau vì với cùng một áp suất, nhiệt độ cao hơn thì thể tích lớn hơn.
D Giống nhau vì cùng được viết dưới dạng p.V = hằng số.
- Câu 10 : Một bình chứa khí có dung tích không đổi, chứa khí nén ở 300C, áp suất 20atm. Vì bình hở nên một nửa lượng khí trong bình thoát ra ngoài và nhiệt độ hạ xuống 200C. Áp suất khí còn lại trong bình là:
A 9,67atm.
B 10 (atm).
C 5,75atm.
D 8,56atm.
- Câu 11 : Một khối khí lí tưởng trong quá trình biến đổi đẳng nhiệt thể tích ban đầu là 2dm3, áp suất biến đổi từ 1,5atm đến 0,75 atm. Độ biến thiên thể tích của chất khí là
A Tăng 4dm3.
B Giảm 2dm3.
C Tăng 2dm3.
D Giảm 4 dm3.
- Câu 12 : Khí trong một bình kín, thể tích không đổi, nếu nung nóng khí lên thêm 1500C thì áp suất của nó tăng lên 1,5 lần. Hỏi nhiệt độ ban đầu của khí là bao nhiêu?
A 270C.
B 70C.
C 170C.
D 3000C.
- Câu 13 : Một bình có dung tích V=12 lít không đổi, chứa khí Hêli, áp suất 20atm. Dùng khí trong bình để bơm các quả bóng bay, mỗi quả có dung tích 2,0 lít và áp suất 1,2atm. Coi nhiệt độ của khí không đổi. Tính số lượng quả bóng bay có thể bơm được.
A 100.
B 94.
C 200.
D 90.
- Câu 14 : Một xilanh nằm ngang trong có pit-tông cách nhiệt. Pit-tông ở vị trí chia xi lanh thành 2 phần bằng nhau, mỗi phần chứa cùng một chất khí ở nhiệt độ 270C, áp suất 105N/m2. Chiều dài của mỗi phần xilanh đến pit-tông là 30cm, tiết diện 30cm2. Bên trong có gắn lò xo độ cứng k=200N/m ( hình 1). Bỏ qua ma sát. Muốn pit-tông dịch chuyển 5cm thì phải đun nóng khí ở phía không có lò xo lên thêm bao nhiêu độ?
A 53,50C.
B 42,90C.
C 58,50C.
D 32,90C.
- Câu 15 : Nội năng của một vật là hàm của:
A Nhiệt độ và thể tích của vật.
B Nhiệt độ và khối lượng của vật.
C Thể tích và khối lượng của vật.
D Thể tích, khối lượng và nhiệt độ.
- Câu 16 : Trong trường hợp một khối khí lí tưởng nung nóng đẳng tích, ta có kết luận nào sau đây giữa nhiệt lượng Q và độ biến thiên nội năng DU?
A Q=DU.
B Q >DU.
C Q < DU.
D Q >DU hoặc Q <DU tuỳ trường hợp.
- Câu 17 : Thể tích của một lượng khí bị nung nóng đã tăng thêm 0,03 m3, còn nội năng của nó tăng thêm 2kJ. Biết áp suất của khí là 2.105 Pa và không đổi trong suốt quá trình trên. Nhiệt lượng đã truyền cho lượng khí đó là:
A -4kJ.
B 8kJ.
C -8kJ.
D 4kJ.
- Câu 18 : Người ta thả vào 2,5kg nước một thỏi đồng có khối lượng 600g ở nhiệt độ 1000C, nhiệt độ của nước và đồng khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt là 300C. Coi nhiệt lượng không truyền vào bình chứa và môi trường. Cho nhiệt dung riêng của đồng và nước lần lượt là 390 J/kg.K và 4200 J/kg.K. Hỏi nước nóng lên được bao nhiêu độ?
A 1,50C.
B 2,840C.
C 15,60C.
D 28,440C.
- Câu 19 : (1 điểm) Phát biểu và viết biểu thức định luật bảo toàn động lượng.
- Câu 20 : (1 điểm) Phát biểu và viết biểu thức định luật bảo toàn cơ năng cho vật chuyển động trong trọng trường.
- Câu 21 : (1,0 điểm) Hai viên bi chuyển động ngược chiều nhau trên một đường thẳng, viên bi một có khối lượng 500g và có vận tốc 4m/s, viên bi hai có khối lượng 200g và có vận tốc 2m/s. Chúng va chạm và dính chặt vào nhau thành một vật. Hỏi vật ấy có vận tốc là bao nhiêu? Tính nội năng sinh ra trong quá trình va chạm.
- Câu 22 : (1,5 điểm) Một vật có khối lượng m=20kg đặt trên mặt phẳng ngang, một lực F=20N tác dụng vào vật, lực này nghiêng lên góc a=300 so với phương ngang (hình 2).1. Tính công của lực F khi nó kéo vật đi được quãng đường 4m trên mặt phẳng ngang.2. Tính công suất của lực F trong sự dịch chuyển trên. Biết lực ma sát có độ lớn Fms=10N.
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 34 Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 35 Biến dạng cơ của vật rắn
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 36 Sự nở vì nhiệt của vật rắn
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 37 Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 38 Sự chuyển thể của các chất
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 39 Độ ẩm của không khí
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 1 Chuyển động cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 2 Chuyển động thẳng đều
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 3 Chuyển động thẳng biến đổi đều
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 4 Sự rơi tự do