- Bệnh truyền nhiễm và ứng dụng
- Câu 1 : Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về bệnh truyền nhiễm
A Khi xuất hiện tác nhân gây bệnh sẽ hình thành bệnh truyền nhiễm.
B Bệnh có khả năng lây lan từ cá thể này sáng cá thể khác
C Bệnh truyền nhiễm không có khả năng lây truyền từ cá thể này sang cá thể khác.
D Bệnh tryền nhiễm là những bệnh do vi khuẩn gây nên.
- Câu 2 : Cho các yếu tố sau:1 – Độc lực 2 – Số lượng nhiễm đủ lớn3 – Tác nhân gây bệnh có kích thước nhỏ4 - Con đường xâm nhập thích hợpĐể gây bệnh, tác nhân gây bệnh cần thỏa mãn mấy điều kiện?
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 3 : Bệnh nào sau đây là bệnh truyền nhiễm:
A Ngộ độc thực phẩm
B Đau dạ dày
C Kiết lị
D Viêm ruột thừa
- Câu 4 : Trong miễn dịch thể dịch, để đáp lại sự xâm nhập của kháng nguyên lạ, tế bào lympho B sẽ tiết ra:
A Kháng thể
B Thể dịch
C Protein độc
D Inteferon
- Câu 5 : Chọn phương án đúng để hoàn thành nhận xét sau đây:Tùy loại vi sinh vật mà có thể lan truyền theo các con đường khác nhau theo 2 phương thức lan truyền là …(1)… và …(2)…
A 1 - Truyền thẳng; 2 - truyền chéo
B 1 - Truyền ngang; 2 - truyền dọc
C 1 - Truyền thẳng; 2 - truyền ngang
D 1 - Truyền ngang; 2 - truyền chéo
- Câu 6 : Trong các trường hợp sau, trường hợp nào tác nhân gây bệnh lan truyền theo phương thức truyền dọc:
A Truyền qua các sol khí
B Truyền qua động vật cắn
C Truyền qua đường tiêu hóa
D Truyền từ mẹ sang con.
- Câu 7 : Miễn dịch tự nhiên mang tính chất bẩm sinh là
A Miễn dịch không đặc hiệu
B Miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào
C Miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch thể dịch
D Miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch tế bào
- Câu 8 : Loại miễn dịch sản xuất ra kháng thể thuộc loại
A Miễn dịch không đặc hiệu
B Miễn dịch thể dịch
C Miễn dịch tế bào
D Miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào.
- Câu 9 : Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về miễn dịch thể dịch:
A Có sự tham gia của kháng thể do tế bào lympho T tiết ra.
B Có sự tham gia của kháng nguyên do tế bào lympho T tiết ra.
C Có sự tham gia của kháng thể do tế bào lympho B tiết ra.
D Có sự tham gia của kháng nguyên do tế bào lympho B tiết ra.
- Câu 10 : Cho các nhận định sau:I – Bệnh truyền nhiễm là bệnh không lây truyền từ cá thể này sang cá thể khác.II – Miễn dịch là khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.III – Miễn dịch gồm 2 loại: Miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bàoIV – Kháng thể do tế bào lympho B tiết ra có bản chất là proteinSố nhận định đúng là:
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 11 : Khi tác nhân gây bệnh tấn công cơ thể, loại miễn dịch đầu tiên mà chúng phải vượt qua là:
A Miễn dịch đặc hiệu
B Miễn dịch không đặc hiệu
C Miễn dịch thể dịch
D Miễn dịch tế bào
- Câu 12 : Cho các đặc điểm sau:I - Có bản chất là protein, khối lượng phân tử lớn.II - Bền vững trước nhiều loại enzim, chịu được pH, axit, nhiệt độ cao.III – Có tác dụng không đặc hiệu, kìm hãm sự nhân lên của bất kì loài virut nào.IV – Do tế bào lympho B tiết ra, cùng với kháng thểSố đặc điểm đúng khi nói về inteferon là:
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 13 : Vì sao Inteferon (IFN) có thể kìm hãm sự nhân lên của bất kì loài virut nào?
A IFN có tác dụng như kháng thể, chống lại sự xâm nhập của virut.
B IFN kích thích sự gia tăng về số lượng của một loạt các tế bào miễn dịch.
C IFN ngăn cản virut tiếp cận bề mặt tế bào vật chủ kí sinh bằng cách bám vào các thụ thể trên bề mặt tế bào.
D IFN có bản chất là protein độc, phá hủy các tế bào nhiễm virut.
- Câu 14 : Nhận định nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về sự khác biệt giữa miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu:
A Miễn dịch không đặc hiệu không đòi hỏi sự tiếp xúc với kháng nguyên, miễn dịch đặc hiệu xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập cơ thể.
B Miễn dịch không đặc hiệu mang tính chất bẩm sinh, miễn dịch đặc hiệu hình thành khi có sự tiếp xúc kháng nguyên.
C Miễn dịch không đặc hiệu và đặc hiệu đều được hình thành cùng lúc, tuy nhiên, miễn dịch đặc hiệu có hiệu quả hơn trong việc giúp cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh.
D Miễn dịch không đặc hiệu hình thành trước, có vai trò quan trọng khi miễn dịch đặc hiệu chưa được hình thành.
- Câu 15 : Vì sao miễn dịch tế bào đóng vai trò chủ lực trong việc chống lại các bệnh do virut?
A Vì virut tấn công nằm trong tế bào, nên thoát khỏi sự tấn công của kháng thể.
B Vì virut có khả năng chống lại các kháng thể của cơ thể.
C Vì virut sinh sản nhanh với số lượng lớn nên kháng thể do cơ thể tạo ra không đủ để tiêu diệt hết vi khuẩn.
D Vì virut tấn công trực tiếp vào tế bào lympho B, làm bất hoạt miễn dịch thể dịch.
- Câu 16 : Biện pháp nào sau đây có thể áp dụng để phòng tránh bệnh lây nhiễm:
A Tiêm vacxin phòng bệnh
B Giữ vệ sinh vá nhân và môi trường.
C Tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh.
D Cả A. B và C
- Câu 17 : Vì sao hệ miễn dịch của cơ thể không thể chống lại được virut HIV?
A Vì virut HIV tấn công trực tiếp vào tế bào lympho B, cản trở quá trình hình thành kháng thể.
B Vì virut HIV tấn công trực tiếp bào tế bào lympho T, là tế bào chính trong quá trình miễn dịch tế bào.
C Vì virut HIV phá hủy các kháng thể do cơ thể tạo ra.
D Vì virut HIV phá hủy cả tế bào lympho B và lympho T, là 2 loại tế bào chính trong miễn dịch đặc hiệu.
- Câu 18 : Bệnh kiết lị là một bệnh truyền nhiễm do trùng kiết lị gây nên, nhưng vì sao chúng ta vẫn có thể tiếp xúc, nói chuyện với người bị kiết lị nhưng không bị nhiễm?
A Vì mầm bệnh không đủ động lực
B Vì số lượng trùng kiết lị trong môi trường không đủ lớn.
C Vì trùng kiết lị chưa thể vượt qua được hàng rào miễn dịch của cơ thể.
D Vì trùng kiết lị lây truyền qua đường tiêu hóa, nên tiếp xúc, nói chuyện sẽ không lây bệnh.
- Câu 19 : Một trong các biện pháp phòng tránh bệnh lây nhiễm là tiêm vacxin, vacxin có bản chất là:
A Kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh
B Tế bào lympho B có khả năng tiết kháng thể
C Mầm bệnh hay những thành phần tương tự mầm bệnh đã được làm giảm độc lực hay hoạt tính.
D Tế bào lympho T
- Câu 20 : Vì sao tiêm vacxin sẽ giúp phòng tránh bệnh lây nhiễm:
A Vacxin giúp làm tăng cường hệ miễn dịch bẩm sinh của cơ thể
B Vacxin giúp giúp cơ thể làm quen mầm bệnh, hình thành trí nhớ miễn dịch.
C Vacxin bổ sung thêm lượng kháng thể cho cơ thể.
D Vacxin bổ sung thêm lượng tế bào lympho B cho hệ miễn dịch.
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 30 Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 29 Cấu trúc của các loại virut
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 31 Virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 32 Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 33 Ôn tập phần sinh học vi sinh vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 1 Các cấp tổ chức của thế giới sống
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 2 Các giới sinh vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 3 Các nguyên tố hóa học và nước
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 4 Cacbohiđrat và lipit
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 5 Protêin