ôn tập phenol
- Câu 1 : Cho các phát biểu sau:(1) Phenol tan nhiều trong nước lạnh(2) Nhiệt độ nóng chảy của phenol lớn hơn nhiệt độ nóng chảy của ancol etylic.(3) Phenol có tính chất axit và dung dịch của phenol làm đổi màu quì tím thành đỏ.(4) Phenol có tính axit mạnh hơn C2H5OH.(5) Cho nước Brom vào dung dịch phenol thấy xuất hiện kết tủa trắng.(6) Phenol dùng để sản xuất phẩm nhuộm, chất diệt nấm mốc, thuốc nổ TNT.Số phát biểu đúng là
A 5
B 4
C 3
D 2
- Câu 2 : Để sơ cứu cho người bị bỏng phenol có thể sử dụng hóa chất nào sau đây?
A Dung dịch axit axetic loãng.
B Dung dịch NaOH loãng.
C Dung dịch H2SO4 loãng.
D Dung dịch NaCl loãng.
- Câu 3 : Ảnh hưởng của nhóm -OH đến gốc C6H5- và ảnh hưởng của gốc C6H5- đến nhóm -OH trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với
A dung dịch NaOH, dung dịch Br2
B Na kim loại, dung dịch NaOH
C nước Br2, dung dịch NaOH
D dung dịch NaOH, Na kim loại
- Câu 4 : Cho các hợp chất thơm đều có CTPT C7H8O lần lượt tác dụng được với Na và NaOH thì số chất phản ứng được với Na; số chất phản ứng với NaOH; số chất không tác dụng được với cả Na và NaOH lần lượt là
A 4, 3, 1
B 4, 4, 0
C 3, 3, 1.
D 4, 3, 0
- Câu 5 : Cho phenol (C6H5OH) lần lượt tác dụng với (CH3CO)2O và các dung dịch NaOH; HCl; Br2; HNO3; CH3COOH. Số trường hợp xảy ra phản ứng là:
A 4
B 2
C 1
D 3
- Câu 6 : Phản ứng hóa học: C6H5ONa + CO2 + H2O → C6H5OH + NaHCO3 (C6H5– là gốc phenyl) chứng tỏ:
A Phenol có tính axit yếu hơn axit cacbonic
B Phenol có tính axit mạnh hơn axit cacbonic
C Phenol có tính oxi hóa mạnh hơn axit cacbonic
D Phenol có tính oxi hóa yếu hơn axit cacbonic
- Câu 7 : Cho sơ đồ chuyển hóa sau: \({C_6}{H_6}\xrightarrow[{Fe,{t^o}}]{{ + B{r_2}}}X\xrightarrow{{NaOH,{t^o}}}Y\xrightarrow{{ + HCl}}Z\)Các chất X, Y, Z lần lượt là
A C6H5Br , C6H5OH , C6H5Cl
B C6H5Br , C6H5ONa , C6H5OH
C C6H5Br , C6H5ONa , C6H5Cl
D C6H5Br , C6H5OH , HOC6H2(Cl)3.
- Câu 8 : Cho 9,4 gam phenol (C6H5OH) tác dụng hết với brom dư thì số mol brom tham gia phản ứng là:
A 1 mol
B 0,1 mol
C 3 mol
D 0,3 mol
- Câu 9 : Cho m gam hỗn hợp X gồm phenol và etanol phản ứng hoàn toàn với natri dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, để phản ứng hoàn toàn với m gam X cần 100 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là
A 21.
B 14.
C 7.
D 12.
- Câu 10 : Từ 1,2 kg cumen có thể điều chế được tối đa bao nhiêu gam phenol. Cho biết hiệu suất toàn bộ quá trình đạt 80%.
A 752 gam
B 940 gam
C 1175 gam
D 725 gam
- Câu 11 : Cho 0,4 lít dung dịch phenol 0,1M phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa NaOH 0,2M và KOH 0,3M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A 5,024.
B 5,744.
C 4,64.
D 5,28.
- Câu 12 : Cho 0,01 mol phenol tác dụng với lượng dư dung dịch hỗn hợp HNO3 đặc và H2SO4 đặc. Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A Axit sunfuric đặc nóng đóng vai trò xúc tác cho phản ứng nitro hóa phenol.
B Sản phẩm thu được có tên gọi là 2,4,6 – trinitrophenol.
C Lượng HNO3 đã tham gia phản ứng là 0,03 mol.
D Khối lượng axit picric hình thành bằng 6,87 gam.
- Câu 13 : Cho 9,4 gam phenol tác dụng với hỗn hợp gồm 84 gam dung dịch HNO3 60% và 116 gam dung dịch H2SO4 98%. Khối lượng axit picric thu được và nồng độ phần trăm của HNO3 dư lần lượt là
A 23,2 gam và 15,05 %.
B 22,9 gam và 16,89%.
C 23,2 gam và 16,89%.
D 22,9 gam và 15,05%.
- Câu 14 : Đốt cháy hoàn toàn 5,4 gam hợp chất hữu cơ X (trong phân tử chỉ chứa C, H, O) sản phẩm thu được lần lượt cho qua 1 bình đựng H2SO4 đặc, bình 2 đựng dung dịch Ca(OH)2 dư sau phản ứng thấy bình 1 tăng 3,6 gam, bình 2 tạo thành 35 gam kết tủa. X tác dụng được với Na sinh ra H2 và MX < 120. Biết X có vòng thơm. Số công thức cấu tạo của X là:
A 4
B 1
C 2
D 3
- Câu 15 : Để điều chế axit picric (2,4,6-trinitro phenol) người ta đi từ 4,7 gam phenol và dùng một lượng HNO3 dư 50% so với lượng HNO3 cần thiết. Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol HNO3 đã dùng và khối lượng axit picric thu được lần lượt là
A 0,225 mol và 11,45 gam.
B 0,225 mol và 13,85 gam.
C 0,2 mol và 11,45 gam.
D 0,15 mol và 9,16 gam.
- Câu 16 : Một dung dịch chứa 1,22 gam chất hữu cơ X là đồng đẳng của phenol. Cho dung dịch trên tác dụng với nước brom dư thu được 3,59 gam hợp chất hữu cơ Y chứa 3 nguyên tử brom trong phân tử. Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức phân tử của X là
A C7H8O.
B C9H12O.
C C8H10O.
D C10H14O.
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 44 Anđehit Xeton
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 45 Axit cacboxylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 46 Luyện tập Anđehit Xeton Axit cacboxylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 1 Sự điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 2 Axit - bazơ và muối
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 3 Sự điện li của nước, pH và chất chỉ thị Axit, bazơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 4 Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 5 Luyện tập Axit, bazơ và muối và Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 6 Bài thực hành 1: Tính axit-bazơ và Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 7 Nitơ