Nguồn âm và các đặc trưng của âm
- Câu 1 : Khoanh tròn vào câu mà em cho là đúng: Âm thanh được tạo ra nhờ
A nhiệt
B điện
C ánh sáng
D dao động
- Câu 2 : Vật phát ra âm trong các trường hợp nào dưới đây?
A Khi kéo căng vật.
B Khi uốn cong vật
C Khi nén vật
D Khi làm vật dao động
- Câu 3 : Khi nhạc sĩ chơi đàn ghita, ta nghe thấy tiếng nhạc. Vậy đâu là nguồn âm?
A Tay bấm dây đàn.
B Tay gảy dây đàn
C Hộp đàn.
D Dây đàn.
- Câu 4 : Khi trời mưa dông, ta thường nghe thấy tiếng sấm. Vậy vật nào đã dao động phát ra tiếng sấm?
A Các đám mây va chạm vào nhau nên đã dao động phát ra tiếng sấm
B Các tia lửa điện khổng lồ dao động gây ra tiếng sấm
C Không khí xung quanh tia lửa điện đã bị dãn nở đột ngột khiên chúng dao động gây ra tiếng sấm.
D Cả ba lí do trên.
- Câu 5 : Khi gõ tay xuống mặt bàn, ta nghe thấy âm. Trong trường hợp này, vật nào đã dao động phát ra âm?
A Mặt bàn dao động phát ra âm
B Tay ta gõ vào bàn nên tay đã dao động phát ra âm
C Cả tay ta và mặt bàn đều dao động phát ra âm
D Lớp không khí giữa tay ta và mặt bàn dao động phát ra âm.
- Câu 6 : Ta nghe được tiếng hát của ca sĩ trên tivi. Vậy đâu là nguồn âm?
A Người ca sĩ phát ra âm
B Sóng vô tuyến truyền trong không gian dao động phát ra âm
C Màn hình tivi dao động phát ra âm
D Màng loa trong tivi dao động phát ra âm
- Câu 7 : Hộp đàn trong các đàn ghita, viôlông, măngđôlin, viôlông sen... có tác dụng gì là chủ yếu?
A Để tạo kiểu dáng cho đàn.
B Để khuếch đại âm do dây đàn phát ra.
C Để người nhạc sĩ có chỗ tì khi đánh đàn.
D Để người nhạc sĩ có thể vỗ vào hộp đàn khi cần thiết.
- Câu 8 : Vật phát ra âm cao hơn khi nào?
A Khi vật dao động mạnh hơn
B Khi vật dao động chậm hơn
C Khi vật bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng nhiều hơn
D Khi tần số dao động lớn hơn
- Câu 9 : Vật nào sau đây dao động với tần số lớn nhất?
A Trong một giây, dây đàn thực hiện được 200 dao động.
B Trong một phút, con lắc thực hiện được 3000 dao động
C Trong 5 giây, mặt trông thực hiện được 500 dao động.
D Trong 20 giây, dây chun thực hiện được 1200 dao động
- Câu 10 : Khi nào ta nói, âm phát ra trầm?
A Khi âm phát ra với tần số cao.
B Khi âm phát ra với tần số thấp,
C Khi âm nghe to
D Khi âm nghe nhỏ.
- Câu 11 : Bằng cách quan sát và lắng nghe dây đàn dao động khi ta lên gảy đàn, ta có thể kết luận nào sau đây?
A Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng nhanh, âm phát ra có tần số càng lớn.
B Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng chậm, âm phát ra có tần số càng nhỏ.
C Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng mạnh, âm phát ra nghe càng to.
D
Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng yếu, âm phát ra nghe càng nhỏ.
- Câu 12 : Vật phát ra âm to hơn khi nào?
A Khi vật dao động nhanh hơn
B Khi vật dao động mạnh hơn
C Khi tần số dao động lớn hơn
D Cả 3 trường hợp trên
- Câu 13 : Biên độ dao động là gì?
A là số dao động trong một giây
B Là độ lệch của vật trong một giây
C Là khoảng cách lớn nhất giữa hai vị trí mà vật dao động thực hi
được
D Là độ lệch lớn nhất so với vị trí cân bằng khi vật dao động.
- Câu 14 : Biên độ dao động của âm càng lớn khi
A vật dao động với tần số càng lớn
B vật dao động càng nhanh
C vật dao động càng chậm
D vật dao động càng mạnh
- Câu 15 : Khi truyền đi xa, đại lượng nào sau đây của âm đã thay đổi?
A Vận tốc truyền âm
B Tần số dao động của âm
C Biên độ dao động của âm
D Cả ba trường hợp trên
- Câu 16 : Ngưỡng đau có thể làm điếc tai có giá trị nào sau đây?
A 130 dB
B 180 dB
C 100 dB
D 80 dB
- Câu 17 : Độ to của âm phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A Tần số dao động
B Biên độ dao động
C Thời gian dao động
D Tốc độ dao động
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 25 Hiệu điện thế
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 26 Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 29 An toàn khi sử dụng điện
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 30 Tổng kết chương III Điện Học
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 1 Nhận biết ánh sáng - Nguồn sáng và vật sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 2 Sự truyền ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 3 Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 4 Định luật phản xạ ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 5 Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 7 Gương cầu lồi