Đề thi HK2 môn GDCD 12 năm 2019 Trường THPT Nguyễn...
- Câu 1 : Việc nhờ người thân trong gia đình đi bỏ phiếu hộ trong cuộc bỏ phiếu bầu đại biểu quốc hội là vi phạm nguyên tắc gì theo luật bầu cử?
A. Bỏ phiếu kín.
B. Bình đẳng.
C. Phổ thông.
D. Trực tiếp.
- Câu 2 : Trong lúc A bận việc riêng đi ra khỏi phòng làm việc thì điện thoại của A để trên bàn báo có tin nhắn, B (cùng phòng) đã tự ý mở điện thoại của A ra đọc. Hành vi của B đã xâm phạm quyền nào sau đây?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.
B. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại của công dân.
C. Quyền tự do dân chủ của công dân.
D. Quyền tự do ngôn luận của công dân.
- Câu 3 : Trong quá trình bầu cử, việc mỗi lá phiếu đều có giá trị như nhau thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?
A. Trực tiếp.
B. Phổ thông.
C. Bỏ phiếu kín.
D. Bình đẳng.
- Câu 4 : Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc nào?
A. Trực tiếp, bỏ phiếu kín.
B. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín.
C. Phổ thông, gián tiếp, bình đẳng.
D. Trực tiếp, bình đẳng, phổ thông.
- Câu 5 : Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được bảo đảm
A. an toàn và bí mật.
B. an toàn và bảo mật.
C. tuyệt đối an toàn.
D. tuyệt đối bảo mật.
- Câu 6 : Việc mở trường trung học phổ thông chuyên ở nước ta hiện nay nhằm mục đích gì?
A. Đào tạo chuyên gia kỹ thuật cho đất nước.
B. Bảo đảm tính nhân văn trong giáo dục.
C. Bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
D. Bảo đảm công bằng trong giáo dục.
- Câu 7 : Trong quá trình bầu cử, việc cử tri không thể tự mình viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ nhưng phải tự mình bỏ phiếu đã thể hiện nguyên tắc gì trong bầu cử?
A. Phổ thông.
B. Bình đẳng.
C. Trực tiếp.
D. Bỏ phiếu kín.
- Câu 8 : Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam là trách nhiệm của
A. mọi công dân Việt Nam.
B. công dân từ 20 tuổi trở lên.
C. công dân nam từ 17 tuổi trở lên.
D. công dân nam từ 18 tuổi trở lên.
- Câu 9 : Lực lượng giữ vai trò nòng cốt trong việc giữ vững quốc phòng, an ninh là
A. quân đội nhân dân và công an nhân dân.
B. cảnh sát cơ động.
C. bộ đội biên phòng.
D. công an nhân dân và dân quân tự vệ.
- Câu 10 : Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp của công dân được thực hiện theo cơ chế nào?
A. “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
B. “Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và gián tiếp”.
C. “Dân biết, dân cần, dân làm, dân kiểm tra”.
D. “Phổ thông, bình đẳng, dân chủ, trực tiếp”.
- Câu 11 : Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo Hiến pháp. Vậy công dân A đã thực hiện quyền gì dưới đây?
A. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
B. Quyền ứng cử.
C. Quyền tự do cá nhân.
D. Quyền kiểm tra, giám sát.
- Câu 12 : Khi thấy kẻ gian đột nhập vào nhà hàng xóm, T đã báo ngay cho cơ quan công an.T đã thực hiện quyền nào của công dân?
A. Quyền khiếu nại.
B. Quyền nhân thân.
C. Quyền tố cáo.
D. Quyền tự do ngôn luận.
- Câu 13 : Quyền tự do kinh doanh của công dân và nghĩa vụ của công dân khi thực hiện các hoạt động kinh doanh là nội dung cơ bản của pháp luật về
A. phát triển các lĩnh vực xã hội.
B. quốc phòng và an ninh.
C. phát triển văn hóa.
D. phát triển kinh tế.
- Câu 14 : Công dân được bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước thông qua quyền nào dưới đây?
A. Quyền bầu cử, ứng cử.
B. Quyền tố cáo.
C. Quyền tự do ngôn luận.
D. Quyền khiếu nại.
- Câu 15 : Hiến pháp 2013 quy định tuổi bầu cử và ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân của công dân là bao nhiêu?
A. Từ 21 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử.
B. Đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử.
C. Từ 18 đến 21 tuổi có quyền bầu cử và ứng cử.
D. Đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử, đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử.
- Câu 16 : Theo nguyên tắc nào thì mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử, trừ trường hợp đặc biệt bị pháp luật cấm?
A. Bình đẳng.
B. Phổ thông.
C. Bỏ phiếu kín.
D. Trực tiếp.
- Câu 17 : Học bằng nhiều hình thức khác nhau, ở các loại trường khác nhau là quyền nào sau đây?
A. Quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.
B. Quyền học bất cứ ngành nghề nào.
C. Quyền học thường xuyên, học suốt đời.
D. Quyền học không hạn chế.
- Câu 18 : Mục đích của tố cáo là
A. khôi phục quyền và lợi ích của công dân.
B. bảo vệ quyền tự do cơ bản.
C. khôi phục danh dự.
D. phát hiện, ngăn chặn việc làm trái pháp luật.
- Câu 19 : Con trai ông A mất một chiếc xe đạp. Do nghi ngờ con ông B lấy trộm nên ông A yêu cầu ông B cho vào nhà khám xét. Ông B không đồng ý nhưng ông A cùng con trai cứ xông vào nhà tìm xe. Theo em, hành vi của bố con ông A vi phạm quyền gì sau đây?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân.
B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
D. Quyền tự do ngôn luận của công dân.
- Câu 20 : Nội dung nào dưới đây là một trong những nghĩa vụ của nhà sản xuất kinh doanh?
A. Đảm bảo đầy đủ điều kiện vật chất cho người lao động.
B. Giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương.
C. Bảo vệ môi trường tại địa phương.
D. Xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
- Câu 21 : Điền vào chỗ trống sau: “… là quyền của công dân được báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào”
A. Quyền góp ý.
B. Quyền khiếu nại.
C. Quyền tố cáo.
D. Quyền bầu cử.
- Câu 22 : Nhận định sau đây: “Hình thức dân chủ với những quy chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết tham gia trực tiếp quyết định công việc của công đồng, của Nhà nước” thuộc hình thức dân chủ nào?
A. Dân chủ tập trung.
B. Dân chủ trực tiếp.
C. Dân chủ xã hội chủ nghĩa.
D. Dân chủ gián tiếp.
- Câu 23 : Mục đích của khiếu nại là gì?
A. Khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức.
B. Phát hiện, ngăn chặn việc làm trái pháp luật.
C. Khôi phục nhân phẩm và danh dự của công dân.
D. Phát hiện, ngăn ngừa việc làm trái pháp luật.
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 Pháp luật và đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Ôn tập công dân với pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 7 Công dân với các quyền dân chủ
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 8 Pháp luật với sự phát triển của công dân
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 9 Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 10 Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại