Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn GDCD 10 năm 2019 Trường...
- Câu 1 : Vấn đề cơ bản của Triết học dù cổ đại hay hiện đại đều là vấn đề quan hệ giữa
A. sự vật và hiện tượng.
B. tư duy và tồn tại.
C. tư duy và vật chất.
D. duy vật và duy tâm.
- Câu 2 : Nội dung nào dưới đây thuộc kiến thức Triết học?
A. Sự hình thành và phát triển của xã hội.
B. Mọi sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động.
C. Hiện tượng oxi hóa của kim loại.
D. Hơi nước gặp lạnh ngưng tụ thành mưa.
- Câu 3 : Em không đồng ý với quan điểm nào dưới đây khi bàn về phát triển?
A. Sự phát triển luôn diễn ra quanh co, phức tạp.
B. Tránh bảo thủ, thái độ thành kiến về cái mới.
C. Cần phát hiện ra cái mới và ủng hộ cái mới, cái tiến bộ.
D. Cần giữ nguyên những đặc điểm của cái cũ.
- Câu 4 : Mặt đối lập của mâu thuẫn là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, chúng phát triển theo
A. chiều hướng ngược nhau.
B. những chiều hướng khác nhau.
C. những chiều hướng trái ngược nhau.
D. những chiều hướng xung đột nhau.
- Câu 5 : Theo quan điểm Triết học, để giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống, chúng ta cần phải
A. thực hiện chủ trương "dĩ hòa vi quý".
B. chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không.
C. mạnh dạn trong phê bình và tự phê bình.
D. tránh tư tưởng "đốt cháy giai đoạn".
- Câu 6 : Hai mặt đối lập cùng tồn tại bên nhau, vận động và phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau, nên chúng luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau, Triết học gọi đó là
A. sự tồn tại giữa các mặt đối lập.
B. sự phủ định giữa các mặt đối lập.
C. sự phát triển giữa các mặt đối lập.
D. sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
- Câu 7 : Trong các câu nói sau, câu nào không thể hiện sự phát triển?
A. Góp gió thành bão.
B. Tre già măng mọc.
C. Đánh bùn sang ao.
D. Kiến tha lâu đầy tổ.
- Câu 8 : Theo quan điểm của Triết học Mác - Lênin: khi xem xét các sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất, chúng ta phải xem xét chúng trong
A. trạng thái vận động, biến đổi không ngừng.
B. hình thức vận động cao nhất của nó.
C. hoàn cảnh cụ thể của nó để tránh nhầm lẫn.
D. trạng thái bất biến.
- Câu 9 : Sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật trong giới tự nhiên là đối tượng nghiên cứu của bộ môn khoa học nào dưới đây?
A. Xã hội học.
B. Triết học.
C. Hóa học.
D. Sinh học.
- Câu 10 : Quan điểm của Thế giới quan duy tâm về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức:
A. ý thức và vật chất cùng xuất hiện.
B. vật chất là cái có trước và quyết định ý thức.
C. ý thức là cái có trước và sản sinh ra giới tự nhiên.
D. vật chất và ý thức cùng quyết định lẫn nhau.
- Câu 11 : Giữa vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào là nội dung
A. vấn đề cơ bản của Triết học.
B. mặt thứ hai vấn đề cơ bản của Triết học.
C. khái niệm vấn đề cơ bản của Triết học.
D. mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của Triết học.
- Câu 12 : Khuynh hướng chung quá trình vận động của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan là
A. tiến lên.
B. thoái hóa.
C. phát triển
D. chuyển hóa.
- Câu 13 : Đối tượng nghiên cứu của Triết học là
A. những vấn đề cần thiết của xã hội.
B. những vấn đề chung nhất, phổ biến nhất của thế giới.
C. những vấn đề khoa học xã hội.
D. những vấn đề quan trọng của thế giới đương đại.
- Câu 14 : Đâu là mâu thuẫn theo quan điểm của Triết học?
A. Bảng đen và phấn trắng
B. Thước dài và thước ngắn.
C. Mặt thiện và ác trong con người.
D. Cây cao và cây thấp.
- Câu 15 : Câu nào dưới đây nói về sự phát triển?
A. Tre già măng mọc.
B. Nước chảy đá mòn.
C. Có chí thì nên.
D. Rút dây động rừng.
- Câu 16 : Quan điểm nào dưới đây là đúng khi bàn về sự vận động và phát triển?
A. Không phải bất kì sự vận động nào cũng là phát triển.
B. Mọi sự vận động đều là phát triển.
C. Không phải sự phát triển nào cũng là vận động.
D. Vận động và phát triển không có mối quan hệ với nhau.
- Câu 17 : Khuynh hướng vận động nào dưới đây mới được xem là phát triển?
A. Vận động tiến lên.
B. Vận động thụt lùi.
C. Vận động chuyển hóa.
D. Vận động tuần hoàn.
- Câu 18 : Theo Triết học Mác - Lênin: mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập
A. vừa xung đột, vừa bài trừ lẫn nhau.
B. vừa chuyển hóa, vừa đấu tranh với nhau.
C. vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau.
D. vừa liên hệ, vừa gắn bó với nhau.
- Câu 19 : Hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau, Triết học gọi đó là
A. sự thống nhất giữa các mặt đối lập.
B. sự khác nhau giữa các mặt đối lập.
C. sự phân biệt nhau giữa các mặt đối lập.
D. sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
- Câu 20 : Nội dung dưới đây không thuộc kiến thức Triết học?
A. Thế giới tồn tại khách quan.
B. Kim loại có tính dẫn điện.
C. Mọi sự vật luôn phát triển.
D. Giới tự nhiên là cái sẵn có.
- Câu 21 : Kết quả của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là
A. sự vật, hiện tượng bị biến đổi theo chiều hướng tích cực.
B. sự vật, hiện tượng được giữ nguyên trạng thái cũ.
C. sự vật, hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật, hiện tượng mới.
D. sự vật, hiện tượng bị tiêu vong.
- Câu 22 : Toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống được gọi là
A. cách sống của con người.
B. thế giới quan.
C. lối sống của con người.
D. quan niệm sống của con người.
- Câu 23 : Khái niệm Phương pháp luận được hiểu là
A. học thuyết về cách thức, quan điểm nghiên cứu khoa học.
B. học thuyết về các phương pháp cải tạo thế giới.
C. học thuyết về phương pháp nhận thức khoa học và cải tạo thế giới.
D. học thuyết về phương án nhận thức khoa học.
- Câu 24 : Theo nghĩa chung nhất, phương pháp là
A. cách thức đạt tới chỉ tiêu đặt ra.
B. cách thức đạt tới ước mơ đặt ra.
C. cách thức làm việc tốt.
D. cách thức đạt tới mục đích đặt ra.
- Câu 25 : Theo quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý kiến nào dưới đây là đúng?
A. Mọi sự biến đổi của sự vật và hiện tượng đều là khách quan.
B. Mọi sự vật, hiện tượng không biến đổi.
C. Mọi sự biến đổi của sự vật và hiện tượng đều là tạm thời.
D. Mọi sự biến đổi của sự vật, hiện tượng xuất phát từ ý thức của con người
- Câu 26 : Theo quan điểm Triết học, mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng
A. sự điều hòa giữa các mặt đối lập.
B. sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
C. sự phủ định giữa các mặt đối lập.
D. sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập.
- Câu 27 : Cây ra hoa, kết hạt thuộc hình thức vận động nào sau đây?
A. Sinh học.
B. Cơ học.
C. Xã hội.
D. Hóa học.
- Câu 28 : Vận động là mọi sự biến đổi (biến hóa) nói chung của các sự vật, hiện tượng trong
A. giới tự nhiên và tư duy.
B. giới tự nhiên và đời sống xã hội.
C. đời sống xã hội và tư duy.
D. thế giới khách quan và xã hội.
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 1 Thế giới quan duy vật & phương pháp luận biện chứng
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 3 Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 2 Thế giới vật chất tồn tại khách quan
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 4 Nguồn gốc vận động & phát triển của sự vật và hiện tượng
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 5 Cách thức vận động phát triển của sự vật & hiện tượng
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 6 Khuynh hướng phát triển của sự vật & hiện tượng
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 7 Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Ôn tập phần 1
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 9 Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 8 Tồn tại xã hội và ý thức xã hội