Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn GDCD 12 năm 2018 Trường...
- Câu 1 : Cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm là hình thức thực hiện pháp luật nào trong các đáp án sau đây?
A. Sử dụng pháp luật
B. Thi hành pháp luật
C. Áp dụng pháp luật
D. Tuân thủ pháp luật.
- Câu 2 : Pháp luật và đạo đức có mối quan hệ với nhau vì
A. các quy tắc pháp luật cũng là các quy tắc đạo đức.
B. cả pháp luật và đạo đức đều bảo vệ cái thiện, chống cái ác.
C. pháp luật là phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức.
D. cả pháp luật và đạo đức đều thể hiện sự công minh, công bằng, lẽ phải.
- Câu 3 : Loại văn bản nào sau đây không phải văn bản quy phạm pháp luật?
A. Pháp lệnh, Chỉ thị.
B. Hiến Pháp.
C. Nội quy
D. Quyết định, thông tư.
- Câu 4 : Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm tới
A. quan hệ lao động, công vụ nhà nước.
B. tính mạng người khác.
C. quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
D. sức khỏe của người khác.
- Câu 5 : Người nào tuy có điều kiện mà không cứu giúp người đang ở tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, dẫn đến hậu quả người đó chết thì
A. vi phạm pháp luật hành chính
B. vi phạm dân sự.
C. bị xử phạt vi phạm hành chính.
D. vi phạm pháp luật hình sự.
- Câu 6 : Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra có độ tuổi theo quy định của pháp luật là
A. từ đủ 14 tuổi trở lên.
B. từ đủ 16 tuổi trở lên.
C. từ 14 tuổi trở lên.
D. từ đủ 18 tuổi trở lên.
- Câu 7 : Quan điểm nào sau đây sai khi nói về trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật?
A. Không ngừng đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật.
B. Những người vi phạm nếu cùng độ tuổi thì xử lý như nhau.
C. Tạo ra các điều kiện đảm bảo cho công dân thực hiện quyền bình đẳng trước pháp luật.
D. Quy định quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp và luật.
- Câu 8 : Cá nhân tổ chức chủ động thực hiện nghĩa vụ của mình làm những việc pháp luật quy định phải làm là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Áp dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật.
D. Tuân thủ pháp luật.
- Câu 9 : Cơ quan nào dưới đây có quyền ban hành Hiến pháp, Luật?
A. Chính phủ.
B. Quốc hội
C. Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
D. Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao.
- Câu 10 : Người kinh doanh chủ động thực hiện nghĩa vụ đóng thuế là thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Áp dụng pháp luật
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật
D. Thi hành pháp luật
- Câu 11 : Khoản 1 Điều 16 Hiến pháp 2013 quy định “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật” đã thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính quyền lực bắt buộc chung.
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D. Tính nhân văn cao cả.
- Câu 12 : Tội buôn bán ma túy thuộc loại vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Vi phạm hình sự và hành chính.
B. Vi phạm dân sự và hành chính.
C. Vi phạm hành chính.
D. Vi phạm hình sự.
- Câu 13 : Hành vi bịa đặt nói xấu, xúc phạm danh dự của người khác là thuộc loại vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Vi phạm dân sự.
B. Vi phạm hình sự.
C. Vi phạm hành chính.
D. Vi phạm kỉ luật và hành chính.
- Câu 14 : Cho biết bản Hiến pháp hiện tại của nước ta là bản Hiến pháp năm nào?
A. Năm 2013.
B. Năm 2014
C. Năm 2012
D. Năm 2015
- Câu 15 : Một cán bộ xã tự ý nghỉ việc 5 ngày không báo cho cơ quan là vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Vi phạm hành chính.
B. Vi phạm dân sự và hành chính.
C. Vi phạm kỉ luật và hành chính.
D. Vi phạm kỉ luật.
- Câu 16 : Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là
A. từ đủ 16 tuổi trở lên.
B. từ 18 tuổi trở lên.
C. từ đủ 14 tuổi trở lên.
D. từ đủ 18 tuổi trở lên.
- Câu 17 : Pháp luật là một phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ
A. xã hội.
B. các giá trị đạo đức.
C. Nhà nước.
D. công dân.
- Câu 18 : Trong các quy tắc sau đây, quy tắc nào là quy phạm pháp luật?
A. Phải biết yêu thương, giúp đỡ bạn bè.
B. Phải biết kính trên, nhường dưới.
C. Phải biết giúp đỡ người nghèo.
D. Đến ngã tư, khi gặp đèn đỏ phải dừng lại.
- Câu 19 : Tìm phát biểu sai trong các câu sau đây?
A. Quản lý xã hội bằng pháp luật đảm bảo tính dân chủ, công bằng.
B. Pháp luật được bảo đảm bằng quyền lực sức mạnh nhà nước.
C. Pháp luật là phương tiện duy nhất để nhà nước quản lý xã hội.
D. Nhà nước quản lý xã hội chủ yếu bằng pháp luật.
- Câu 20 : Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để ăn bớt ngân sách của nhà nước là hành vi
A. thất thoát ngân sách.
B. lãng phí.
C. tiết kiệm ngân sách
D. tham nhũng.
- Câu 21 : Khi thuê nhà của ông T, ông A đã tự ý sửa chữa, cải tạo mà không hỏi ý kiến của ông T. Hành vi này của ông A là hành vi vi phạm pháp luật
A. dân sự
B. hình sự.
C. kỉ luật.
D. hành chính.
- Câu 22 : Pháp luật nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thể hiện ý chí của
A. giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
B. Nhà nước.
C. cán bộ công chức nhà nước.
D. giai cấp công nhân.
- Câu 23 : Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí được hiểu là
A. công dân ở bất kì độ tuổi nào khi vi phạm pháp luật đều bị xử lí như nhau.
B. công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lý theo quy định pháp luật.
C. công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lí.
D. công dân dưới 18 tuổi không phải chịu trách nhiệm pháp lý.
- Câu 24 : Người tham gia giao thông vượt đèn đỏ là thuộc loại vi phạm pháp luật nào sau đây?
A. Vi phạm hành chính.
B. Vi phạm hình sự.
C. Vi phạm dân sự.
D. Vi phạm dân sự và hành chính.
- Câu 25 : Học sinh thực hiện quyền học tập của mình, cố gắng vươn lên trong học tập là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Thi hành pháp luật
D. Áp dụng pháp luật
- Câu 26 : Tòa án xét xử các vụ án sản xuất hàng giả không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, giữ chức vụ gì. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào sau đây của công dân?
A. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.
B. Bình đảng về nghĩa vụ trong kinh doanh.
C. Bình đẳng về quyền lao động.
D. Bình đẳng về quyền tự chủ trong kinh doanh.
- Câu 27 : Nội dung nào dưới đây không phải là chức năng của pháp luật?
A. Điều chỉnh các quan hệ xã hội.
B. Lập hiến và lập pháp.
C. Bảo vệ các quan hệ xã hội.
D. Giáo dục.
- Câu 28 : Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, bắt buộc đối với
A. mọi người dân.
B. mọi cá nhân, tổ chức.
C. mọi cơ quan nhà nước.
D. mọi tổ chức xã hội.
- Câu 29 : Là công dân nhà máy, anh A thường xuyên thực hiện đúng quy định về an toàn lao động. Anh A đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
- Câu 30 : Trong các quy định dưới đây, quy định nào là quy phạm pháp luật?
A. Trường A quy định: Học sinh phải mặc đồng phục khi đến trường.
B. Tất cả học sinh là đoàn viên phải mang huy hiệu đoàn.
C. Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc. Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất.
D. Sáng chủ nhật hàng tuần tất cả gia đình trong tổ phải dọn vệ sinh trong khu phố.
- Câu 31 : Công dân vi phạm pháp luật hành chính trong trường hợp nào dưới đây?
A. Thường xuyên đi làm muộn.
B. Vận chuyển pháo nổ.
C. Hút thuốc lá trong bệnh viện.
D. Giao hàng không đúng hợp đồng.
- Câu 32 : Anh X sản xuất 40 kilôgam pháo nổ. Trong trường hợp này, anh X không thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Áp dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật.
D. Tuân thủ pháp luật.
- Câu 33 : Công an giao thông xử phạt tài xế xe khách vì chở người quá số lượng quy định là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Thi hành pháp luật.
- Câu 34 : Bạn A thắc mắc tại sao cả Hiến pháp và luật Giáo dục đều quy định công dân có quyền và nghĩa vụ học tập. Em sẽ sử dụng đặc trưng nào dưới đây của pháp luật để giải thích cho bạn A?
A. Tính xác định chặt chẽ về nội dung
B. Tính bắt buộc chung
C. Tính quy phạm phổ biến
D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức
- Câu 35 : Tìm phát biểu sai trong các phát biểu dưới đây?
A. Pháp luật rất cần thiết cho mỗi công dân, đối với học sinh pháp luật chưa cần thiết.
B. Pháp luật mang tính quyền lực, bắt buộc chung cho tất cả mọi người.
C. Pháp luật nước ta đảm bảo cho lợi ích chung của tất cả mọi công dân trong xã hội
D. Pháp luật mang tính quy phạm phổ biến vì nó được áp dụng nhiều lần, nhiều nơi.
- Câu 36 : Trong giờ làm việc tại xí nghiệp Z, công nhân A đã rủ B, T, K chơi bài ăn tiền. Do thua nhiều nên K đã có hành vi gian lận nhưng bị B phát hiện. B và T đã xông vào đánh K gãy tay. Thấy vậy bảo vệ H đã báo cáo giám đốc xí nghiệp Z. Những ai dưới đây không phải chịu trách nhiệm pháp lý?
A. Công nhân A
B. Bảo vệ H
C. Công nhân A và bảo vệ H
D. Công nhân A và K
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 Pháp luật và đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Ôn tập công dân với pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 7 Công dân với các quyền dân chủ
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 8 Pháp luật với sự phát triển của công dân
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 9 Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 10 Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại