Đề kiểm tra chương 3- Điện học- Đề 2
- Câu 1 : Vật như thế nào là vật dẫn điện? Chọn câu trả lời đúng nhất?
A Vật cho dòng điện chạy qua.
B Vật cho điện tích dương đi qua.
C Vật cho điện tích âm đi qua.
D Cả A, B, C đều đúng.
- Câu 2 : Vật như thế nào là vật cách điện?
A Vật không cho dòng điện đi qua.
B Vật chỉ cho điện tích dương đi qua.
C Vật chỉ cho điện tích âm đi qua.
D Vật chỉ cho êlectrôn đi qua.
- Câu 3 : Vật nào sau đây có khả năng dẫn điện ở điều kiện thường?
A Đồng thau
B Thủy tinh
C Nhựa
D Gỗ
- Câu 4 : Phát biểu nào sau đây là SAI khi nói về các vật đã bị nhiễm điện
A Vật nhiễm điện có thể hút được các mẩu giấy nhỏ.
B Vật nhiễm điện có thể làm lóe sáng bóng đèn của bút thử điện.
C Vật nhiễm điện có thể tác dụng lực đẩy lên các vật không nhiễm điện.
D Vật nhiễm điện không tác dụng lực lên các vật không nhiễm điên.
- Câu 5 : Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về êlectrôn tự do?
A Êlectrôn tự do là êlectrôn nằm trong nguyên tử nhưng không bị hạt nhân hút.
B Êlectrôn tự do là êlectrôn nằm xa hạt nhân nguyên tử.
C Êlectrôn tự do là êlectrôn đã tách khỏi nguyên tử và chúng chuyển động một cách tự do.
D Êlectrôn tự do là êlectrôn nằm trong những vật chuyển động tự do.
- Câu 6 : Hãy giải thícha) Đưa một thước đã nhiễm điện lại gần một dòng nước rất mảnh (rất nhỏ) chảy từ một vòi nước. Em nhận thấy hiện tượng gì? Tại sao?b) Sau khi chạy bộ trên tấm thảm lát sàn, người ta cảm thấy có sự rung chuyển khó chịu khi chạm vào nắm đấm của cửa bằng kim loại. Tại sao lại như vậy?c) Vì sao một cái lược vừa được dùng để sửa tóc đã khô ở hiệu làm đầu lại hút tóc?
- Câu 7 : Sau khi hoạt động, màn hình ti vi nhiễm điện. Hãy tưởng tượng một thí nghiệm cho phép biết được sự nhiễm điện đó của màn hình ti vi?
- Câu 8 : Một thanh nhựa được treo bởi một sợi dây chỉ vào giá đỡ bằng gỗ. Thanh nhựa bị nhiễm điện dương bằng cọ xát. Hãy mô tả điều sẽ xảy ra đối với thanh nhựa và giải thích điều đó khia) một thanh nhiễm điện dương được đưa lại gần nó.b) một thanh nhiễm điện âm được đưa lại gần nó.
- Câu 9 : Trong gia đình, các đồ dùng, các vật dụng thường bị bám bụi nhưng bám bụi nhanh nhất và nhiều nhất là các cánh quạt. Hãy giải thích tại sao như vậy?
- Câu 10 : Người ta cảnh bào rằng: trong các cơn mưa giông, ta không nên tránh mưa dưới các cây cao, các đống rơm cao, cột cao,… Tại sao lại như vây?
- Câu 11 : Mặc quần áo bằng len, dạ thường bị bám bụi nhiều hơn so với các loại vải trơn nhẵn. Hãy giải thích?
- Câu 12 : Người ta thường nối đất các vỏ thùng chứa xăng dầu của các ô tô chở xăng dầu bằng cách nối dây xích sắt với vỏ thùng và kéo lê trên mặt đường. Làm như vậy có tác dụng gì?
- Câu 13 : Một vật trung hòa về điện, nếu ta làm cho nó bị nhiễm điện thì khối lượng của nó có thay đổi hay không? Vì sao? Nếu thay đổi thì nó thay đổi như thế nào?
- Câu 14 : Một số vật như nhựa, cao su, mica,… có thể nhiễm điện nhưng chúng đều là các chất cách điện. Tại sao chúng không thể dẫn điện được? Hãy nêu sự khác nhau cơ bản giữa sự nhiễm điện và sự dẫn điện?
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 25 Hiệu điện thế
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 26 Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 29 An toàn khi sử dụng điện
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 30 Tổng kết chương III Điện Học
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 1 Nhận biết ánh sáng - Nguồn sáng và vật sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 2 Sự truyền ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 3 Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 4 Định luật phản xạ ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 5 Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 7 Gương cầu lồi