Trắc nghiệm vật lý 10 bài 10: Ba định luật Niu-tơn
- Câu 1 : Theo định luật I Niu-tơn thì?
A. Với mỗi lực tác dụng luôn có một phản lực trực đối với nó
B. Một vật sẽ giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều nếu nó không chịu tác dụng của bất kì lực nào khác
C. Một vật không thể chuyển động được nếu hợp lực tác dụng lên nó bằng 0
D. Mọi vật đang chuyển động đều có xu hướng dừng lại do quán tính
- Câu 2 : Định luật I - Niuton xác nhận rằng:
A. Do quán tính nên mọi vật đang chuyển động đều có xu hướng dừng lại
B. Với mỗi lực tác dụng đều có một phản lực trực đối
C. Vật giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều khi nó không chịu tác dụng của bất kì lực nào
D. Khi hợp lực tác dụng lên vật bằng không thì vật không thể chuyển động được
- Câu 3 : Biểu thức nào sau đây diễn tả biểu thức của định luật II - Niutơn?
A. $\overrightarrow F = \frac{{\overrightarrow a }}{m}$
B. $\overrightarrow{F}={m}\overrightarrow{a}$
C. $\overrightarrow{a}=\dfrac{m}{\overrightarrow{F}}$
D. $m = \frac{\overrightarrow{F}}{\overrightarrow{a}}$
- Câu 4 : Trong các biểu thức sau, biểu thức nào không đúng về định luật II - Niuton
A. $\overrightarrow{F}={m}{\overrightarrow{a}}$
B. $\overrightarrow{a}$=$\dfrac{\overrightarrow{F}}{m}$
C. ${a}{~}{m}$
D. ${a}{~}{F}$
- Câu 5 : Chọn phát biểu đúng về định luật III Niutơn
A. Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này là hai lực trực đối:$\overrightarrow{F}_{AB}=\overrightarrow{F}_{BA}$
B. Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B không tác dụng trở lại vật A một lực
C. Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này là hai lực cân bằng nhau $\overrightarrow{F}_{AB}=\overrightarrow{F}_{BA}$
D. Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này là hai lực trực đối $\overrightarrow{F}_{AB}=\overrightarrow{F}_{BA}=\overrightarrow{0}$
- Câu 6 : Biểu thức nào sau đây là đúng về định luật III - Niuton?
A. $\overrightarrow{F}_{AB}=\overrightarrow{F}_{BA}$
B. $\overrightarrow{F}_{AB}+\overrightarrow{F}_{BA}=\overrightarrow{0}$
C. $\dfrac{\overrightarrow{F}_{AB}}{\overrightarrow{F}_{BA}}=\overrightarrow{0}$
D. $\overrightarrow{F}_{AB}.\overrightarrow{F}_{BA}=\overrightarrow{0}$
- Câu 7 : Định luật II - Niuton cho biết
A. Lực là nguyên nhân làm xuất hiện gia tốc của vật
B. Mối liên hệ giữa khối lượng và vận tốc của vật
C. Mối liên hệ giữa vận tốc, gia tốc và thời gian
D. Lực là nguyên nhân gây ra chuyển động
- Câu 8 : Theo định luật III Niu-tơn thì lực và phản lực?
A. Là cặp lực cân bằng.
B. Là cặp lực có cùng điểm đặt
C. Là cặp lực cùng phương, cùng chiều và cùng độ lớn
D. Là cặp lực xuất hiện và mất đi đồng thời
- Câu 9 : Điều nào sau đây là sai khi nói về lực và phản lực?
A. Lực và phản lực luôn cùng hướng với nhau
B. Lực và phản lực luôn đặt vào hai vật khác nhau
C. Lực và phản lực luôn xuất hiện và mất đi đồng thời
D. Lực và phản lực là không thể cân bằng nhau
- Câu 10 : Hai lực trực đối cân bằng là:
A. Tác dụng vào cùng một vật
B. Không bằng nhau về độ lớn
C. Bằng nhau về độ lớn nhưng không nhất thiết phải cùng giá
D. Có cùng độ lớn, cùng phương, ngược chiều tác dụng vào hai vật khác nhau
- Câu 11 : Cặp "lực và phản lực" trong định luật III Niutơn:
A. Bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá
B. Tác dụng vào hai vật khác nhau
C. Không bằng nhau về độ lớn
D. Tác dụng vào cùng một vật
- Câu 12 : Người ta dùng búa đóng một cây đinh vào một khối gỗ
A. Tùy thuộc đinh di chuyển nhiều hay ít mà lực do đinh tác dụng vào búa lớn hơn hay nhỏ hơn lực do búa tác dụng vào đinh
B. Lực của búa tác dụng vào đinh nhỏ hơn lực đinh tác dụng vào búa
C. Lực của búa tác dụng vào đinh về độ lớn bằng lực của đinh tác dụng vào búa
D. Lực của búa tác dụng đinh lớn hơn lực đinh tác dụng vào búa
- Câu 13 : Câu nào đúng?
Trong một cơn lốc xoáy, một hòn đá bay trúng vào một cửa kính, làm vỡ kínhA. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính lớn hơn lực của tấm kính tác dụng vào hòn đá
B. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính về độ lớn bằng lực của tấm kính tác dụng vào hòn đá
C. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính nhỏ hơn lực của tấm kính tác dụng vào hòn đá
D. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính lớn hơn trọng lượng của tấm kính
- Câu 14 : Chọn phát biểu đúng nhất về hợp lực tác dụng lên vật
A. Có hướng không trùng với hướng chuyển động của vật
B. Có hướng trùng với hướng của gia tốc của vật
C. Có hướng trùng với hướng chuyển động của vật
D. Khi vật chuyển động thẳng đều có độ lớn thay đổi
- Câu 15 : Khi vật chịu tác dụng của một lực duy nhất thì nó sẽ:
A. Chuyển động thẳng đều mãi
B. Bị biến dạng hoặc biến đổi vận tốc
C. Chỉ biến đổi vận tốc mà không bị biến dạng
D. Chỉ biến dạng mà không biến đổi vận tốc
- Câu 16 : Một vật đang chuyển động với vận tốc 3m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi thì:
A. Vật dừng lại ngay
B. Vật đổi hướng chuyển động
C. Vật chuyển động chậm dần rồi mới dừng lại
D. Vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 3m/s
- Câu 17 : Kết luận nào sau đây là không chính xác
A. Hướng của lực có hướng trùng với hướng của gia tốc mà lực truyền cho vật
B. Vật chuyển động thẳng đều vì các lực tác dụng vào nó cân bằng nhau
C. Vật chịu tác dụng của hai lực mà chuyển động thẳng đều thì hai lực cân bằng nhau
D. Vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái Đất là do các lực tác dụng lên vệ tinh cân bằng nhau
- Câu 18 : Khi thôi tác dụng lực vào vật thì vật vẫn tiếp tục chuyển động thẳng vì:
A. Vật vẫn còn gia tốc
B. Các lực tác dụng cân bằng nhau
C. Vật có tính quán tính
D. Không có ma sát
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 34 Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 35 Biến dạng cơ của vật rắn
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 36 Sự nở vì nhiệt của vật rắn
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 37 Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 38 Sự chuyển thể của các chất
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 39 Độ ẩm của không khí
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 1 Chuyển động cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 2 Chuyển động thẳng đều
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 3 Chuyển động thẳng biến đổi đều
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 4 Sự rơi tự do