Đề thi thử THPT Quốc Gia môn GDCD năm 2018 - Đề 15...
- Câu 1 : Pháp luật là hệ thống các quy tác xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng
A quy ước cộng đồng.
B quyền lực nhà nước.
C thể chế chính trị.
D sức manh tập thể.
- Câu 2 : Vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động ở nước ta gặp khó khăn là vì hàng năm
A tăng thêm từ 1 đến 1,4 triệu lao động.
B tăng thêm khoảng 2 triệu lao động.
C tăng thêm khoảng từ 2 đến 3 triệu lao động.
D tăng thêm 4 triệu lao động.
- Câu 3 : Công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội là thực hiện hình thức dân chủ
A trực tiếp.
B gián tiếp.
C chuyên chế.
D đại diện.
- Câu 4 : Mọi công dân khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được tự do lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hơp là nội dung quyền bình đẳng trong
A tuyển dụng lao động.
B đào tạo nhân lực.
C tìm kiếm việc làm.
D lĩnh vực kinh doanh.
- Câu 5 : Các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình là thực hiện trách nhiệm
A đạo đức.
B cộng đồng.
C pháp lí.
D gia tộc.
- Câu 6 : Trong sản xuất và lưu thông hang hóa , cạnh tranh lành mạnh được xem là
A nhân tố cỏ bản.
B động lực kinh tế.
C hiện tượng tất yếu.
D cơ sở quan trọng.
- Câu 7 : Nhà nước cho người nghèo vay vốn ưu đãi để kinh doanh là thực hiện nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực
A văn hóa.
B hành chính.
C xã hội.
D công vụ.
- Câu 8 : Bất ki công dân nào vi phạm pháp luật đều phải bị xử lí theo
A tập tục của địa phương.
B quy định của pháp luật.
C thỏa thuận của cộng đồng.
D hương ước của làng xã.
- Câu 9 : Ông K sản xuát được ba tấn thóc và tích trữ số thóc đó trong kho để phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho gia đình. Trong trường hợp này, nhận định nào dưới đây là đúng với khái niệm cung? Số thóc của ông K
A không tham gia vào cung của mặt hàng lúa gạo.
B có tham gia vào mặt hang lúa gạo.
C đợi tham gia vào cung của mặt hàng lúa gạo.
D không có khả năng tham gia vào thị trường.
- Câu 10 : Trên thị trường , giá cả của hàng hóa bao giờ cũng vận động xoay quanh trục thời gian lao động
A cá biệt của hàng hóa.
B thặng dư của hàng hóa.
C xã hội cá biệt
D xã hội cần thiết.
- Câu 11 : Công dân được tự do khám phá khoa học để tạo ra sản phầm trong các lĩnh vực của đời sống xã hội là thực hiện quyền
A sáng tạo.
B chỉ định.
C phán quyết.
D đại diện.
- Câu 12 : Nhằm phát hiện, ngăn chặn những việc làm trái pháp luật, xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân là mục đích của quyền
A đề xuất.
B khiếu nại.
C tố cáo.
D kiến nghị.
- Câu 13 : Những người phát triển sớm về trí tuệ được học trước tuổi, học vượt lớp là thể hiện nội dung quyền được
A phủ định.
B bình chọn.
C phát triển.
D phán quyết.
- Câu 14 : Doanh nghiệp không sử dụng lao động nữ vào công việc nặng nhọc, nguy hiểm là thực hiện nội dung quyền bình đẳng
A trong nội bộ người sử dụng lao động.
B giữa mục tiêu và biện pháp kích cầu.
C trong quy trinh đào tạo chuyên gia.
D giữa lao động nam và lao động nữ.
- Câu 15 : Các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam đều có đại biểu của mình trong hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước là thể hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực
A chính trị.
B lao động.
C kinh tế.
D kinh doanh.
- Câu 16 : Ông C đã chế tạo ra hệ thống phun thuốc và tưới tự động điều khiển bằng điện thoại cho o,8ha đất trồng quýt. Vật nào dưới đây là đối tượng lao động của ông C được nhắc đến trong thông tin trên?
A Hệ thống phun thuốc.
B Đất.
C Điện thoại điều khiển.
D Quýt.
- Câu 17 : Học sinh tham gia phòng, chống bạo lực học đường là thực hiện nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực
A kinh tế.
B quốc phòng.
C xã hội.
D du lịch.
- Câu 18 : Nam thanh niên đủ điều kiện theo quy định của pháp luật mà trốn nghĩa vụ quân sự là không thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A Sử dụng pháp luật
B Tuân thủ nội quy.
C Thực hiện quy chế.
D Thi hành pháp luật.
- Câu 19 : Ở phạm vi cơ sở, công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ữong trường hợp nào dưới đây?
A Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.
B Biểu quyết xây dựng hương ước làng xã.
C Góp ý sửa đổi dự thảo Hiến pháp.
D Hoàn thiện Bộ luật Tố tụng Hình sự.
- Câu 20 : Tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện thanh toán trong trường hợp nào sau đây ?
A Chị M mua cái áo nhãn hiệu NEM
B Ông H trả tiền thuê cửa hàng cho chị N.
C Hàng tháng anh C đưa tiền lương cho vợ.
D Bà Q gửi sang Mỹ cho con 5 ngàn USD.
- Câu 21 : Cuộc cách mạng khoa học lần thứ nhất diễn ra vào thời gian nào?
A Thế kỷ VII
B Thế kỷ XVIII.
C Thế kỷ XIX.
D Thế kỷ XX.
- Câu 22 : Trường hợp nào dưới đây thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân?
A Biểu quyết công khai trong hội nghị.
B Đóng góp ý kiến trong cuộc họp.
C Bài xích mọỉ ý tưởng sáng tạo.
D Áp đặt quan điểm của cá nhân.
- Câu 23 : Mọi công dân khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được đăng kí và cấp giấy phép kinh doanh là thể hiện bình đẳng
A nghĩa vụ.
B quyền.
C trách nhiệm.
D tập tục.
- Câu 24 : Trường X trang bị hệ thống phòng cháy, chữa cháy đạt chuẩn trường khuôn viên nhà trường là thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A Sử dụng pháp luật.
B Thi hành pháp luật.
C Vận dụng pháp luật.
D Tuân thủ pháp luật.
- Câu 25 : Kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất được hiểu là
A quan hệ sản xuất.
B lực lượng sản xuất.
C thành phần kinh tế.
D công cụ sản xuất.
- Câu 26 : Chị M làm đơn xin nghỉ thêm một tháng sau thời gian hưởng chế độ thai sản và được giám đốc X chấp thuận. Vì thiếu người làm, giám đốc X đã tiếp nhận nhân viên mới thay thế vị trí của chị M. Khi đi làm chở lại, chị M bị giám đốc điều chuyển sang công việc khác nặng nhọc hơn. Chị M phải sử dụng quyền nào dưới đây để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình?
A Phản biện.
B Kháng nghị.
C Tố cáo.
D Khiếu nại.
- Câu 27 : Anh N ép buộc vợ phái nghỉ việc ở nhà để chăm sóc gia đình nên vợ chồng anh thường xuyên xảy ra mâu thuẫn. Anh N đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào dưới đây?
A Đa chiều.
B Huyết thống.
C Nhân thân.
D Truyền thông.
- Câu 28 : Anh M và chi K cùng được tuyển dụng vào làm ở phòng kinh doanh của công ty X với mức lương như nhau. Sau đó do có cảm tình riêng với anh M nên giám đốc ép chị K làm thêm một phần công việc của anh M. Giám đốc đã vi phạm nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong lao động?
A Nâng cao trình độ lao động.
B Cơ hội tiếp cận việc làm.
C Giữa lao động nam và lao động nữ.
D Xác lập quy trình quản lí.
- Câu 29 : Cho rằng trong quá trình xây nhà, ông A đã lấn chiếm một phần lối đi chung của xóm nên bà C bực tức xông vào nhà ông A chửi mắng và bị con ông A bắt rồi nhốt trong nhà kho hai ngày. Những ai là người đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về than thể của công dân?
A Ông A.
B Ông A và con ông A.
C Ông A ,bà C và Con ông A.
D Con ông A.
- Câu 30 : P mượn sách tham khảo của H đã lâu mà chưa trả. Khi cần dùng sách, H đã tự ý vào nhà P để tìm nhưng bị em trai của P mắng chửi và đuổi về. H đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A Bất khả xâm phạm về tài sản.
B Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C Được pháp luật bảo hộ về danh dự.
D Được bảo vệ quan điểm cá nhân.
- Câu 31 : Cửa hàng của anh A được cấp giấy phép bán đường sữa, bánh kẹo. Nhận thấy nhu cầu về thức ăn nhanh trên thị trường tăng cao nên anh A đăng kí bán thêm mặt hàng này. Anh A đã thực hiện nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A Tự do tuyển dụng chuyên gia.
B Thay đổi loại hình doanh nghiệp.
C Tích cực nhập khẩu nguyên liệu.
D Chủ động mở rộng quy mô.
- Câu 32 : Anh G thường xuyên đi làm muộn, khi bị lãnh đạo nhắc nhở anh đã không rút kinh nghiệm mà còn tỏ thái độ bất cần. Anh G phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?
A Hình sự.
B Hành chính.
C Dân sự.
D Kỉ luật.
- Câu 33 : Mặc dù bố mẹ A muốn con trở thành bác sĩ nhưng A lại đăng kí vào trường sư phạm. A đã vận dụng quyền học tập ở nội dung nào dưới đây
A Học theo chỉ định.
B Học vượt cấp, vượt lớp.
C Học thường xuyên, liên tục.
D Học bất cứ ngành, nghề nào.
- Câu 34 : Anh A nhờ con thay mình đi bỏ phiếu bầu cử nhưng con anh đã từ chối. Con anh A không vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A Gián tiếp.
B Đại diện.
C ủy quyền.
D Trực tiếp.
- Câu 35 : Thấy chị M thường xuyên đi làm muộn nhưng cuối năm vẫn nhận chế độ khen thưởng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Chị B nghi ngờ chị M có quan hệ tình cảm với giám đốc K nên đã báo cho vợ giám đốc biết. Do ghen tuông, vợ giám đốc yêu cầu trưởng phòng p theo dõi chị M và bắt chồng đuổi việc chị. Nể vợ, giám đốc K ngay lập tức sa thải chị M. Những ai dưới đây đã vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong lao động?
A Vợ chồng giám đốc K, trưởng phòng p và chị M.
B Giám đốc K và chị M.
C Vợ chồng giám đốc K và trưởng phòng p.
D Giám đốc K, trưởng phòng p và chị M.
- Câu 36 : Chị T nhặt được công văn mật do giám đốc B làm rơi trên đường về nhà nên mở ra xem rồi nhờ anh p in sao để đăng tải lên mạng xã hội. Nội dung này đã được anh K chia sẻ lên trang tin cá nhân. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?
A Chị T và anh p.
B Giám đốc B, chị T và anh p.
C Giám đốc B, chị T, anh p và anh K.
D Giám đốc B và chị T.
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 Pháp luật và đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Ôn tập công dân với pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 7 Công dân với các quyền dân chủ
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 8 Pháp luật với sự phát triển của công dân
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 9 Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 10 Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại