Đề thi thử vào 10 môn Vật Lí (Có video chữa) - Đề...
- Câu 1 : Hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn tăng lên gấp 2 lần thì cường độ dòng điện qua dây đó:
A tăng lên 2 lần
B giảm đi 2 lần
C tăng lên 4 lần
D giảm đi 4 lần
- Câu 2 : Vận tốc của ô tô là 40 km/h, của xe máy là 11,6 m/s, của tàu hỏa là 600m/ phút.Cách sắp xếp theo thứ tự vận tốc giảm dần nào sau đây là đúng.
A Tàu hỏa – ô tô – xe máy.
B Ô tô- tàu hỏa – xe máy.
C Tàu hỏa – xe máy – ô tô.
D Xe máy – ô tô – tàu hoả
- Câu 3 : Một nam châm hình chữ U và một dây dẫn thẳng được bố trí như hình 30.4.a, b, c và d. Dòng điện trong dây dẫn có phương vuông góc với mặt phẳng trang giấy, chiều đi từ phía trước ra phía sau trang giấy. Hỏi trường hợp nào lực điện từ tác dụng vào dây dẫn hướng thẳng đứng lên trên?
A a
B b
C c
D d
- Câu 4 : Hai bóng đèn giống nhau loại (12V - 12W) mắc song song nhau vào hai điểm có hiệu điện thế 12V. Công suất tiêu thụ của các đèn là :
A P1 = P2 = 3W
B P1 = P2 = 6W
C P1 = P2 = 9W
D P1 = P2 = 12W
- Câu 5 : Vì sao người ta dùng chất sứ để làm bát ăn cơm
A Vì sứ rẻ tiền
B Vì sứ dẫn điện tốt
C Vì sứ cách nhiệt tốt
D Vì sứ làm cơm ngon hơn
- Câu 6 : Một máy phát điện xoay chiều cho một hiệu điện thế ở hai cực của máy là 2 000 V. Muốn tải điện năng đi xa, người ta phải tăng hiệu điện thế lên 20 000 V. Hỏi phải dùng loại máy biến thế với các cuộn dây có số vòng dây theo tỉ lệ nào ? Cuộn dây nào mắc vào hai cực của máy phát điện ?
A N1: N2 = 10, mắc với cuộn ít vòng
B N1: N2 = 1:10, mắc với cuộn ít vòng
C N1: N2 = 10, mắc với cuộn nhiều vòng
D N1: N2 = 1:10, mắc với cuộn nhiều vòng
- Câu 7 : Trên một biến trở con chạy có ghi Rb (100Ω - 2A). Câu nào sau đây là đúng về con số 2A ?
A CĐDĐ lớn nhất được phép qua biến trở
B CĐDĐ bé nhất được phép qua biến trở
C CĐDĐ định mức của biến trở
D CĐDĐ trung bình qua biến trở
- Câu 8 : Đâu không phải là ứng dụng của phản xạ âm
A Xác định độ sâu của biển
B Trong y học, dùng máy siêu âm để khám bệnh.
C Cá heo, dơi phát ra siêu âm và nhờ âm phản xạ để tìm thức ăn.
D Treo rèm vải trong phòng hòa nhạc để tăng phản xạ âm giúp nghe nhac hay hơn
- Câu 9 : Giải thích hiện tượng: “Vào những ngày thời tiết khô ráo, nhất là những ngày hanh khô, khi cởi áo ngoài bằng len, dạ, hay sợi tổng hợp, ta thường nghe thấy những tiếng lách tách nhỏ. Nếu khi đó ở trong buồng ta còn thấy các chớp sáng li ti”.
A Do áo len (dạ hay sợi tổng hợp) bị cọ xát vào cơ thể nên đã nhiễm điện
B Do do áo len (dạ hay sợi tổng hợp) bị cọ xát vào không khí nên đã nhiễm điện
C Do áo len (dạ hay sợi tổng hợp) bị cọ xát vào cơ thể nên đã nóng lên dẫn đến phát sáng
D Do áo len (dạ hay sợi tổng hợp) bị cọ xát vào không khí nên đã nóng lên dẫn đến phát sáng
- Câu 10 : Cầu chì là một thiết bị giúp ta sử dụng an toàn về điện. Cầu chì hoạt động dựa vào:
A Hiệu ứng Jun – Lenxơ
B Sự nóng chảy của kim loại
C Sự nở vì nhiệt
D A và B đúng
- Câu 11 : Một dây dẫn bằng đồng có chiều dài l = 100cm , tiết diện 2 mm2 ,điện trở suất r = 1 ,7.10 -8 Ω m. Điện trở của dây dẫn là :
A 8,5.10 -2 Ω
B 0,85.10-2 Ω
C 85.10-2 Ω
D 0,085.10-2 Ω
- Câu 12 : Có 1 thanh nam châm bị gãy tại chính giữa của thanh. Lúc này 1 nửa thanh nam châm sẽ như thế nào
A Chỉ còn cực Bắc
B Chỉ còn cực Nam
C Chỉ còn 1 trong 2 cực
D Vẫn còn 2 từ cực Bắc và Nam
- Câu 13 : Làm cách nào để tạo ra được dòng điện cảm ứng trong đinamô xe đạp?
A Nối hai đầu của đinamô với hai cực của acquy.
B Cho bánh xe cọ xát mạnh vào núm đinamô.
C Làm cho nam châm trong đinamô quay trước cuộn dây.
D Cho xe đạp chạy nhanh trên đường.
- Câu 14 : Cho hình vẽ trên. Kết luận nào sau đây đúng khi so sánh áp suất tại các điểm A, B, C, D
A \({p_A} > {p_B} > {p_C} > {p_D}\)
B \({p_A} > {p_B} > {p_C} = {p_D}\)
C \({p_A} < {p_B} < {p_C} = {p_D}\)
D \({p_A} < {p_B} < {p_C} < {p_D}\)
- Câu 15 : Một quả cầu bằng đồng được treo vào lực kế thì lực kế chỉ 4,45N. Nhúng chìm quả cầu vào rượu thì lực kế chỉ bao nhiêu? Biết drượu= 8000N/m3, dđồng = 89000N/m3
A 4,45N
B 4,25N
C 4,15N
D 4,05N
- Câu 16 : Hình vẽ mô tả khung dây dẫn có dòng điện chạy qua được đặt trong từ trường, trong đó khung quay đang có vị trí mà mặt phẳng khung vuông góc với đường sức từ. Ý kiến nào dưới đây là đúng?
A Khung không chịu tác dụng của lực điện từ
B Khung chịu tác dụng của lực điện từ nhưng nó không quay
C Khung tiếp tục quay do tác dụng của lực điện từ lên khung
D Khung quay tiếp một chút nữa nhưng không phải do tác dụng của lực điện từ mà do quán tính
- Câu 17 : Điều nào sau đây không nên làm khi thấy người bị điện giật?
A ngắt cầu dao điện khu vực
B dùng tay kéo người bị nạn ra khỏi nơi bị điện giật.
C dùng vật khô, dài cách ly người bị nạn và dây điện
D gọi người cấp cứu
- Câu 18 : Một động cơ điện trên có ghi 220V- 2200W được mắc vào 2 điểm có U = 220V. Biết hiệu suất của động cơ là H = 90%. Điện trở thuần của động cơ điện đó là:
A 2,2Ω
B 22Ω
C 19,8Ω
D 198Ω
- Câu 19 : Những dụng cụ đốt nóng bằng điện được chế tạo dựa trên tác dụng nào sau đây:
A tác dụng từ của dòng điện
B tác dụng hóa của dòng điện
C tác dụng cơ của dòng điện
D tác dụng nhiệt của dòng điện
- Câu 20 : Tia tới song song với trục chính của một thấu kính phân kì, cho tia ló có đường kéo dài cắt trục chính tại một điểm cách quang tâm O của thấu kính \(15cm\). Tiêu cự của thấu kính này là
A \(15cm\)
B \(20cm\)
C \(25cm\)
D \(30cm\)
- Câu 21 : R1 = 10Ω, R2 = 15Ω, R3 = 30Ω mắc song song với nhau. Nhận định nào sau đây là đúng?
A \({I_1}:{I_2}:{I_3} = 1:3:2\)
B \({I_1}:{I_2}:{I_3} = 2:3:1\)
C \({I_1}:{I_2}:{I_3} = 3:2:1\)
D \({I_1}:{I_2}:{I_3} = 1:2:3\)
- Câu 22 : Trong số các câu sau, câu nào đúng ?
A Một hộp bánh có trọng lượng 450g.
B Một túi đựng bi có khối lượng tịnh 120g.
C Khối lượng riêng của cồn 900 là 7900 N/m3.
D Trọng lượng riêng của gạo vào khoảng 1200 kg/m3.
- Câu 23 : Phát biểu nào sau đây là đúng với nội dung của định luật Ôm?
A Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn, với điện trở của mỗi dây.
B Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và tỉ lệ thuận với điện trở của mỗi dây.
C Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của mỗi dây.
D Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không phụ thuộc vào hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và điện trở của mỗi dây.
- Câu 24 : Ba vật liệu nào sau đây thường dùng để làm vật cách điện?
A Sơn, gỗ, cao su.
B Nhựa, sứ, không khí.
C Nhựa, sứ, thuỷ tinh.
D Nilông, sứ, nước nguyên chất.
- Câu 25 : Muốn nam châm điện có từ trường mạnh ta phải:
A Tăng cường độ dòng điện qua ống dây đến mức cho phép.
B Tăng số vòng của ống dây.
C Tăng thời gian dòng điện chạy qua ống dây.
D Kết hợp cả 3 cách trên.
- Câu 26 : Khi đặt trang sách trước một thấu kính phân kì thì
A ảnh của dòng chữ nhỏ hơn dòng chữ thật trên trang sách.
B ảnh của dòng chữ bằng dòng chữ thật trên trang sách.
C ảnh của dòng chữ lớn hơn dòng chữ thật trên trang sách.
D không quan sát được ảnh của dòng chữ trên trang sách.
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 48 Mắt
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 49 Mắt cận và mắt lão
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 50 Kính lúp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 1 Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào HĐT giữa hai đầu dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 2 Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 4 Đoạn mạch nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 8 Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 7 Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 5 Đoạn mạch song song
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 9 Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn