Đề thi giữa Hk2 môn Vật lý 10 năm 2019 trường THPT...
- Câu 1 : Một lượng khí ở áp suất p1 = 750mmHg, nhiệt độ t1 = 270C có thể tích V1 = 76cm3. Khi lượng khí đó có nhiệt độ t2 = -30C và áp suất p2 = 760 mmHg thì thể tích V2 của nó là
A. V2 = 76,5 cm3.
B. V2 = 69 cm3
C. V2 = 38,3 cm3.
D. V2 = 83,3 cm3.
- Câu 2 : Một khối khí ở 7oC đựng trong một bình kín có áp suất 1 atm. Đun nóng đẳng tích bình đến nhiệt độ bao nhiêu để khí trong bình có áp suất là 1,5 atm:
A. 87oC
B. 420oC
C. 40,5oC
D. 147oC
- Câu 3 : Một vật nhỏ khối lượng m = 100g gắn vào đầu môt lò xo đàn hồi có độ cứng k = 200 N/m(khối lượng không đáng kể), đầu kia của lò xo được gắn cố định. Hệ được đặt trên một mặt phẳng ngang không ma sát. Kéo vật giãn ra 5cm so với vị trí ban đầu rồi thả nhẹ nhàng. Cơ năng của hệ vật tại vị trí đó là:
A. 200.10-2 J.
B. 25.10-2 J.
C. 50.10-2 J.
D. 100.10-2 J.
- Câu 4 : Đơn vị của động lượng là:
A. Nm/s.
B. N.m.
C. kg.m/s
D. N/s.
- Câu 5 : Một vật khối lượng 1,0 kg có thế năng 2,0 J đối với mặt đất. Lấy g = 9,8 m/s2. Khi đó, vật ở độ cao:
A. 1,0 m.
B. 9,8 m.
C. 0,204 m.
D. 0,102 m.
- Câu 6 : Khi vận tốc của một vật tăng gấp bốn, thì
A. động lượng của vật tăng gấp bốn.
B. động năng của vật tăng gấp mười sau.
C. động năng của vật tăng gấp bốn.
D. thế năng của vật tăng gấp hai.
- Câu 7 : Động năng của một vật tăng khi
A. các lực tác dụng lên vật sinh công dương.
B. vận tốc của vật v = const.
C. vận tốc của vật giảm.
D. các lực tác dụng lên vật không sinh công
- Câu 8 : Chiếc xe chạy trên đường ngang với vận tốc 20m/s va chạm mềm vào một chiếc xe khác đang đứng yên và có cùng khối lượng. Biết va chạm là va chạm mềm, sau va chạm vận tốc hai xe là:
A. v1 = v2 = 5m/s
B. v1 = 20m/s ; v2 = 10m/s
C. v1 = v2 = 20m/s
D. v1 = v2 = 10m/s
- Câu 9 : Có một lượng khí trong bình. Hỏi áp suất của khí sẽ biến đổi thế nào nếu thể tích của bình tăng gấp 3 lần, còn nhiệt độ thì giảm đi một nửa?
A. Áp suất tăng gấp bốn lần
B. Áp suất giảm đi sáu lần
C. Áp suất tăng gấp đôi
D. Áp suất không đổi
- Câu 10 : Một vật được ném lên độ cao 1m so với mặt đất với vận tốc đầu 2 m/s. Biết khối lượng của vật bằng 0,5 kg (Lấy g = 10m/s2). Cơ năng của vật so với mặt đất bằng:
A. 7 J
B. 5 J.
C. 4J.
D. 6 J.
- Câu 11 : Nén khí đẳng nhiệt từ thể tích 9 lít đến thể tích 6 lít thì áp suất tăng một lượng Δp=50 kPa. Áp suất ban đầu của khí đó là :
A. 60 kPa
B. 80 kPa
C. 40 kPa
D. 100 kPa
- Câu 12 : Nén khí đẳng nhiệt từ thể tích 10 lít đến thể tích 4 lít thì áp suất của khí tăng lên bao nhiêu lần :
A. 4 lần
B. 2 lần
C. 1,5 lần
D. 2,5 lần
- Câu 13 : Nhiệt độ không tuyệt đối là nhiệt độ tại đó :
A. Chuyển động nhiệt phân tử hầu như dừng lại
B. Tất cả các chất khí hóa rắn
C. Nước đông đặc thành đá
D. Tất cả các chất khí hóa lỏng
- Câu 14 : Ở nhiệt độ 2730C thể tích của một lượng khí là 12lít. Khi áp suất khí không đổi và nhiệt độ là 5460C thì thể tích lượng khí đó là :
A. 18 lít.
B. 36 lít.
C. 24 lít.
D. 28 lít.
- Câu 15 : Trong các câu sau đây câu nào là sai? Động năng của vật không đổi khi vật
A. chuyển động với gia tốc không đổi.
B. chuyển động thẳng đều.
C. chuyển động cong đều.
D. chuyển động tròn đều.
- Câu 16 : Đại lượng nào sau đây không phải là thông số trạng thái của một lượng khí?
A. Thể tích
B. Áp suất
C. Khối lượng
D. Nhiệt độ
- Câu 17 : Chọn câu Sai:
A. Wt = mgz.
B. Wt = mg(z2 – z1).
C. Wt = mgh.
D. A12 = mg(z1 – z2).
- Câu 18 : Lực căng mặt ngoài tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kỳ trên bề mặt chất lỏng luôn có phương vuông góc với đoạn đường tiếp tuyến với bề mặt chất lỏng, có chiều làm giảm diện tích bề mặt chất lỏng và có độ lớn được xác định theo hệ thức:
A. \(f = \sigma .l\)
B. \(f = \frac{\sigma }{l}\)
C. \(f = \frac{l}{\sigma }\)
D. \(f = 2\pi \sigma .l\)
- Câu 19 : Công thức tính công của một lực là:
A. A = mgh.
B. A = ½.mv2.
C. A = F.s.
D. A = F.s.cosa.
- Câu 20 : Một gàu nước khối lượng 12 kg được kéo cho chuyển động đều lên độ cao 5m trong khoảng thời gian 1 phút 40 giây (Lấy g = 10 m/s2). Công suất trung bình của lực kéo là:
A. 50W.
B. 500 W.
C. 6W.
D. 5W.
- Câu 21 : Khi đun nóng một bình kín chứa khí để nhiệt độ tăng 10C thì áp suất khí tăng thêm 1/360 áp suất ban đầu. Nhiệt độ ban đầu của khí là giá trị nào sau đây ?
A. 780C.
B. 370C.
C. 730C.
D. 870C
- Câu 22 : Một bình kín chứa một lượng khí ở nhiệt độ 300C và áp suất P. Hỏi phải tăng nhiệt nhiệt độ lên tới bao nhiêu để áp suất tăng lên gấp đôi?
A. 600C .
B. 6060K
C. 3330C
D. 150C
- Câu 23 : Biểu thức nào sau đây không phù hợp với định luật Boyle - Mariotte ?
A. p1.V1=p2.V2
B. V~p
C. V~1/p
D. p~1/V
- Câu 24 : Một thước thép ở 100C có độ dài là 1000 mm. Hệ số nở dài của thép là 12.10-6 K-1. Khi nhiệt độ tăng đến 400C , thước thép này dài thêm ban nhiêu?
A. 0,36 mm.
B. 36 mm.
C. 42 mm.
D. 15mm.
- Câu 25 : Một thanh thép dài 5,0 m có tiết diện 1,5 cm2 được giữ chặt một đầu. Cho biết suất đàn hồi của thép là E = 2.1011 Pa. Lực kéo tác dụng lên đầu kia của thanh thép bằng bao nhiêu để thanh dài thêm 2,5 mm?
A. F = 6,0.1010 N
B. F = 1,5.104 N.
C. F = 15.107 N.
D. F = 3,0.105 N.
- Câu 26 : Một vật sinh công dương khi :
A. Vật chuyển động nhanh dần đều
B. Vật chuyển động chậm dần đều
C. Vật chuyển động tròn đều
D. Vật chuyển động thẳng đều
- Câu 27 : Một xe có khối lượng m = 100 kg chuyển động đều lên dốc, dài 10 m nghiêng 30o so với đường ngang. Lực ma sát Fms=10N. Công của lực kéo F (Theo phương song song với mặt phẳng nghiêng) khi xe lên hết dốc là:
A. 100 J.
B. 860 J.
C. 5100 J.
D. 4900J.
- Câu 28 : Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử ở thể khí?
A. chuyển động không ngừng.
B. chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
C. Giữa các phân tử có khoảng cách.
D. Có lúc đứng yên, có lúc chuyển động.
- Câu 29 : Quá trình biến đổi trạng thái trong đó nhiệt độ được giữ không đổi gọi là quá trình
A. Đẳng nhiệt.
B. Đẳng tích.
C. Đẳng áp.
D. Đoạn nhiệt.
- Câu 30 : Một lượng khí xác định, được xác định bởi bộ ba thông số:
A. áp suất, thể tích, khối lượng.
B. áp suất, nhiệt độ, thể tích.
C. thể tích, khối lượng, nhiệt độ.
D. áp suất, nhiệt độ, khối lượng.
- Câu 31 : Câu nào sau đây nói về lực tương tác phân tử là không đúng?
A. Lực phân tử chỉ đáng kể khi các phân tử ở rất gần nhau.
B. Lực hút phân tử có thể lớn hơn lực đẩy phân tử.
C. Lực hút phân tử không thể lớn hơn lực đẩy phân tử.
D. Lực hút phân tử có thể bằng lực đẩy phân tử.
- Câu 32 : Khi làm nóng một lượng khí có thể tích không đổi thì:
A. Áp suất khí không đổi.
B. Số phân tử trong đơn vị thể tích tăng tỉ lệ với nhiệt độ.
C. Số phân tử trong đơn vị thể tích không đổi.
D. Số phân tử trong đơn vị thể tích giảm tỉ lệ nghịch với nhiệt độ.
- Câu 33 : Trong hệ toạ độ (p,T) đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng tích?
A. Đường hypebol.
B. Đường thẳng kéo dài thì đi qua gốc toạ độ.
C. Đường thẳng kéo dài thì không đi qua gốc toạ độ.
D. Đường thẳng cắt trục p tại điểm p = p0
- Câu 34 : Dưới áp suất 105 Pa một lượng khí có thể tích là 10 lít. Nếu nhiệt độ được giữ không đổi và áp suất tăng lên 1,25. 105 Pa thì thể tích của lượng khí này là:
A. V2 = 7 lít.
B. V2 = 8 lít.
C. V2 = 9 lít.
D. V2 = 10 lít.
- Câu 35 : Một xilanh chứa 100 cm3 khí ở áp suất 2.105 Pa. Pit tông nén đẳng nhiệt khí trong xilanh xuống còn 50 cm3. Áp suất của khí trong xilanh lúc này là :
A. 2. 105 Pa.
B. 3.105 Pa.
C. 4. 105 Pa.
D. 5.105 Pa.
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 34 Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 35 Biến dạng cơ của vật rắn
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 36 Sự nở vì nhiệt của vật rắn
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 37 Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 38 Sự chuyển thể của các chất
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 39 Độ ẩm của không khí
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 1 Chuyển động cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 2 Chuyển động thẳng đều
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 3 Chuyển động thẳng biến đổi đều
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 4 Sự rơi tự do