Đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 10 năm 2020 trường THPT...
- Câu 1 : Trong đồ thị vận tốc theo thời gian v(t) của một chuyển động thẳng của một vật như hình dưới. Những đoạn ứng với chuyển động thẳng nhanh dần đều là:
A. AB, EF.
B. AB, CD.
C. CD, EF.
D. CD, FG.
- Câu 2 : Để ước lượng độ sâu của một giếng cạn nước, một người dùng đồng hồ bấm giây, ghé sát tai vào miệng giếng và thả một hòn đá rơi tự do từ miệng giếng; sau 3s thì người đó nghe thấy tiếng hòn đá đập vào đáy giếng. Giả sử tốc độ truyền âm trong không khí là 330 m/s, lấy g = 9,9 m/s2. Độ sâu định lượng của giếng nước đó gần bằng
A. 43 m
B. 45 m
C. 39 m
D. 41
- Câu 3 : Lần lượt treo các vật khác nhau vào cùng một lò xo đặt tại các vị trí khác nhau trên mặt đất. Độ giãn của lò xo phụ thuộc vào
A. m và k
B. k và g
C. m, k và g
D. m và g
- Câu 4 : Một hòn sỏi khối lượng m, được ném ngang từ độ cao h với vận tốc ban đầu v0. Tầm bay xa của nó phụ thuộc vào
A. m và v0
B. m và h
C. v0 và h
D. m, v0 và h
- Câu 5 : Chọn câu trả lời sai. Điều kiện cân bằng của vật rắn khi chịu tác dụng của ba lực không song song là
A. hợp lực của ba lực phải bằng không
B. hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba
C. ba lực phải đồng phẳng và đồng quy và có hợp lực bằng không
D. ba lực đồng quy nhưng không đồng phẳng
- Câu 6 : Ba vật dưới đây (Hình a, b, c) vật nào ở trạng thái cân bằng bền ?
A. Hình b
B. Hình c
C. Hình a
D. Không có hình nào
- Câu 7 : Điều nào sau đây là đúng khi nói về cách phân tích một lực thành hai lực song song
A. Chỉ có duy nhất một các phân tích một lực thành hai lực song song.
B. Có vô số cách phân tích một lực thành hi lực song song.
C. Việc phân tích một lực thành hai lực song song phải tuân theo quy tắc hình bình hành.
D. Chỉ có thể phân tích một lực thành hai lực song sing nếu lực ấy có điểm đặt tại trọng tâm của vật mà nó tác dụng.
- Câu 8 : Gọi \(\overrightarrow {{F_{}}} \) là lực tác dụng lên vật rắn có trục quay O, d là cánh tay đòn của lực đối với trục quay O. Mômen của lực là:
A. M = F.d
B. M = \(\overrightarrow {{F_{}}} \).d
C. M = F/d
D. M = \(\overrightarrow {{F_{}}} \)/d
- Câu 9 : Điều kiện cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định là
A. hợp lực tác dụng lên vật bằng 0.
B. momen của trọng lực tác dụng lên vật bằng 0.
C. tổng momen của các lực làm vật quay theo một chiều phải bằng tổng momen của các lực làm vật quay theo chiều ngược lại.
D. giá của trọng lực tác dụng lên vật đi qua trục quay.
- Câu 10 : Một ngẫu lực F tác dụng vào một thanh cứng như hình vẽ. Momen của ngẫu lực tác dụng vào thanh đối với trục O là:
A. (F’.x – F.d).
B. (F’.d – F.x).
C. (F.x + F’.d).
D. F.d
- Câu 11 : Nhận xét nào dưới đây về hợp lực của hai lực song song và cùng chiều là không đúng ?
A. Độ lớn của hợp lực bằng tổng giá trị tuyệt đối độ lớn của hai lực thành phần
B. Hợp lực hướng cùng chiều với chiều của hai lực thành phần
C. Hợp lực có giá chia trong khoảng cách giữa hai giá của hai lực thành phần những đoạn tỉ lệ thuận với hai lực ấy
D. Nếu ℓ là khoảng cách giữa hai giá của hai lực thành phần là ℓ1, ℓ2 là những đoạn chia trong (ℓ = ℓ1 + ℓ2) thì giữa các lực thành phần F1, F2 và F có hệ thức: \(\frac{{{F_1}}}{{{l_2}}} = \frac{{{F_2}}}{{{l_1}}} = \frac{{{F_{}}}}{{{l_{}}}}\)
- Câu 12 : Mức quán tính của vật quay quanh một trục không phụ thuộc vào
A. tốc độ góc của vật
B. khối lượng của vật
C. hình dạng và kích thước của vật
D. vị trí của trục quay
- Câu 13 : Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế là
A. giá của trọng lực phải xuyên qua mặt chân đế.
B. giá của trọng lực thẳng đứng.
C. giá của trọng lực nằm ngoài mặt chân đế.
D. trọng tâm của vật ở ngoài mặt chân đế.
- Câu 14 : Một người nâng một tấm gỗ dài 1,5 m, nặng 30 kg và giữ cho nó hợp với mặt đất nằm ngang một góc 60°. Biết trọng tâm của tấm gỗ cách đầu mà người đó nâng 120 cm, lực nâng vuông góc với tấm gỗ. Tính lực nâng của người đó.
A. 300 N
B. 51,96 N
C. 240 N
D. 30 N
- Câu 15 : Các công thức liên hệ giữa tốc độ góc ω với chu kỳ T và giữa tốc độ góc ω với tần số f trong chuyển động tròn đều là
A. ω = 2π/T và ω = 2πf.
B. ω = 2πT và ω = 2πf.
C. ω = 2πT và ω = 2π/f.
D. ω = 2π/T và ω = 2π/f.
- Câu 16 : Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của vật chuyển động rơi tự do?
A. Chuyển động theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
B. Chuyển động nhanh dần đều.
C. Tại một vị trí xác định và ở gần mặt đất, mọi vật rơi tự do như nhau.
D. Công thức tính vận tốc v = g.t2
- Câu 17 : Độ lớn F của hợp lực \(\overrightarrow {{F_1}} ,\overrightarrow {{F_2}} \) hợp với nhau góc α là:
A. \(F = \sqrt {F_1^2 + F_1^2 + 2{F_1}{F_2}\cos \alpha } \)
B. \(F = \sqrt {F_1^2 + F_1^2 - 2{F_1}{F_2}\cos \alpha } \)
C. \(F = \sqrt {F_1^2 + F_1^2 + {F_1}{F_2}\cos \alpha } \)
D. \(F = \sqrt {F_1^2 + F_1^2 + 2{F_1}{F_2}} \)
- Câu 18 : Chọn đáp án sai.
A. Trong chuyển động thẳng đều tốc độ trung bình trên mọi quãng đường là như nhau.
B. Quãng đường đi được của chuyển động thẳng đều được tính bằng công thức: s = vt.
C. Trong chuyển động thẳng đều vận tốc được xác định bằng công thức: v = v0 + at.
D. Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều là x = x0 + vt.
- Câu 19 : Để vật chuyển động thẳng biến đổi đều thì hợp lực tác dụng vào vật
A. tăng đều
B. giảm đều
C. không đổi
D. biến đổi đều
- Câu 20 : Nếu xét trạng thái của một vật trong các hệ quy chiếu khác nhau thì điều nào sau đây là sai?
A. vật có thể có vật tốc khác nhau .
B. vật có thể chuyển động với quỹ đạo khác nhau.
C. vật có thể có hình dạng khác nhau.
D. vật có thể đứng yên hoặc chuyển động.
- Câu 21 : Vật nào sau đây là ví dụ của chuyển động tròn đều?
A. Trục cách quạt gắn với tường
B. Một điểm trên cánh quạt
C. Lồng nhựa chứa quạt
D. Nút vặn ở chân quạt
- Câu 22 : Công thức tính trọng lượng của vật là:
A. P = mg
B. P = mg/2
C. P = mg2
D. P = 2mg
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 34 Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 35 Biến dạng cơ của vật rắn
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 36 Sự nở vì nhiệt của vật rắn
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 37 Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 38 Sự chuyển thể của các chất
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 39 Độ ẩm của không khí
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 1 Chuyển động cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 2 Chuyển động thẳng đều
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 3 Chuyển động thẳng biến đổi đều
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 4 Sự rơi tự do