Đề kiểm tra KSCL đầu năm môn Vật lý 10 năm 2019-20...
- Câu 1 : Công thức liên hệ giữa vận tốc, gia tốc và đường đi của chuyển động thẳng biến đổi đều?
A. \({v^2} - v_0^2 = 2as\).
B. \($v_0^2 - {v^2} = as\) .
C. \({v^2} - v_0^2 = \sqrt {2as} \).
D. \(v + {v_0} = \sqrt {2as} \).
- Câu 2 : Đường đi của vật chuyển động thẳng biến đổi đều là: s = 3t + 2t2 (m;s). Vận tốc tức thời của vật tại t=2s là
A. 11 m/s .
B. 10 m/s.
C. 5 m/s.
D. 7 m/s.
- Câu 3 : Trong chuyển động thẳng đều của một chất điểm, đại lượng tăng theo thời gian là
A. tọa độ và vận tốc.
B. vận tốc.
C. quãng đường.
D. tọa độ.
- Câu 4 : Một Ô tô chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau 10s, vận tốc của ô tô tăng từ 4m/s đến 6 m/s. Quãng đường mà ô tô đi được trong khoảng thời gian trên là?
A. 500m.
B. 50m.
C. 25m.
D. 100m.
- Câu 5 : Một vật chuyển động có phương trình chuyển động x = 5 - 12t + 2t2(x(m), t(s)). Vận tốc của vật tại thời điểm t = 2,5s là
A. 2 m/s.
B. – 7 m/s.
C. 7 m/s.
D. – 2 m/s.
- Câu 6 : Một tàu rời ga chuyển động nhanh dần đều, sau 1 phút tàu đạt tốc độ 40km/h. Quãng đường mà tàu đi được trong 1 phút đó là
A. 500m
B. 1000/3m.
C. 1200m
D. 1000m.
- Câu 7 : Một người bơi dọc theo chiều dài 100m của bể bơi hết 60s rồi quay về lại chỗ xuất phát trong 70s. Trong suốt quãng đường đi và về tốc độ trung bình của người đó là
A. 1,538m/s.
B. 1,876m/s.
C. 3,077m/s.
D. 7,692m/s.
- Câu 8 : Một máy bay hạ cánh trên tàu sân bay với vận tốc khi đến đầu đoạn đường băng là 360km/h. Đường băng trên tàu dài 100m. Hỏi gia tốc hãm máy bay có độ lớn ít nhất phải bằng bao nhiêu để máy bay không trượt quá đường băng rơi xuống biển?
A. 50m/s2.
B. 500m/s2.
C. 25m/s2.
D. 250m/s2.
- Câu 9 : Chuyển động cơ của một vật là
A. chuyển động có vận tốc thay đổi theo thời gian.
B. sự thay đổi khoảng cách của vật so với vật mốc theo thời gian.
C. sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian.
D. chuyển động có vận tốc khác không.
- Câu 10 : Bảng giờ tàu ở bên cho chúng ta biết quãng đường và thời gian mà đoàn tàu SE7 chạy từ ga Vinh đến Ga Huế (bỏ qua thời gian tàu đỗ lại các ga) tương ứng là
A. 841km, 8 giờ 51 phút.
B. 688km, 19 giờ 51 phút.
C. 369km, 7 giờ 42 phút.
D. 319km,12 giờ 9 phút.
- Câu 11 : Để xác định hành trình của một con tàu biển, người ta không dùng đến thông tin nào dưới đây?
A. Kinh độ của con tàu tại một điểm.
B. Vĩ độ của con tàu tại một điểm.
C. Ngày, giờ con tàu đến điểm đó.
D. Hướng đi của con tàu tại điểm đó.
- Câu 12 : Trong những đêm hè đẹp trời, ta ngắm Mặt trăng qua những đám mây và thấy Mặt trăng chuyển động còn những đám mây đứng yên. Khi đó ta đã lấy vật làm mốc là
A. đám mây.
B. mặt đất.
C. trục quay của Trái đất.
D. Mặt trăng.
- Câu 13 : Hai xe chạy ngược chiều đến gặp nhau, cùng khởi hành lúc 8h từ hai địa điểm A và B cách nhau 120km. Các xe chuyển động thẳng đều, tốc độ của xe đi từ A là 40km/h, của xe đi từ B là 20km/h. Chọn trục toạ độ Ox hướng từ A sang B, gốc O trùng A, gốc thời gian lúc khởi hành. Thời điểm mà 2 xe gặp nhau là
A. t = 10h.
B. t = 2h.
C. t = 3h.
D. t = 9h.
- Câu 14 : Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng: x = 5 + 60t (x: km, t đo bằng giờ). Chất điểm đó xuất phát từ điểm
A. O, với vận tốc 5km/h.
B. M, cách O là 5 km, với vận tốc 5 km/h.
C. O, với vận tốc 60 km/h.
D. M, cách O là 5 km, với vận tốc 60 km/h.
- Câu 15 : Khi hắt hơi mạnh mắt có thể nhắm lại trong 500ms. Nếu một phi công đang lái máy bay Airbus A320 với tốc độ 1040km/h thì quãng đường máy bay có thể bay được trong thời gian này gần giá trị nào nhất?
A. 144 m.
B. 150 m.
C. 1040 m
D. 1440 m.
- Câu 16 : Cùng một lúc ở hai điểm A, B cách nhau 300 m, có hai xe đi ngược chiều nhau. Xe thứ nhất đi từ A với tốc độ ban đầu là 10 m/s và chuyển động nhanh dần đều với gia tốc có độ lớn 2 m/s2, còn xe thứ hai đi từ B với tốc độ ban đầu là 30 m/s và chuyển động chậm dần đều với gia tốc có độ lớn 2 m/s2. Chọn A làm gốc tọa độ, chiều dương hướng từ A đến B, gốc thời gian lúc xe thứ nhất đi qua A. Thời điểm và vị trí hai xe gặp nhau là
A. 7,5s và 131,25m.
B. 10s và 131m.
C. 7,5s và 225m.
D. 15s và 150m.
- Câu 17 : Một đoàn tàu bắt đầu rời ga và chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau khi chạy được 1,5 km thì đoàn tàu đạt vận tốc 36 km/h. Tính vận tốc của đoàn tàu sau khi chạy được 4 km kể từ khi đoàn tàu bắt đầu rời ga.
A. 16,3 m/s.
B. 3,75 m/s.
C. 18 m/s.
D. 26,7 m/s.
- Câu 18 : Phương trình chuyển động của một vật chuyển động thẳng đều trong trường hợp gốc thời gian đã chọn không trùng với thời điểm xuất phát là
A. \(x = {x_0} + v(t - {t_0})\).
B. \(x = {x_0} + vt\).
C. \(s = {s_0} + vt\) .
D. \(s = vt\).
- Câu 19 : Một chất điểm chuyển động thẳng đều dọc theo trục Ox có đồ thị tọa độ - thời gian như hình vẽ. Chọn kết luận sai?
A. Tốc độ trung bình của vật là 10 cm/s.
B. Tọa độ ban đầu của vật là –10 cm.
C. Vật đang chuyển động theo chiều dương.
D. Quãng đường vật đi được trong 3s là 20 cm.
- Câu 20 : Trong công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng chậm dần đều v = v0 + at thì
A. a luôn cùng dấu với v.
B. a luôn ngược dấu với v
C. a luôn âm.
D. v luôn dương.
- Câu 21 : Một xe lửa bắt đầu dời khỏi ga và chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,1 m/s2. Khoảng thời gian để xe lửa đạt được vận tốc 36km/h là
A. 360s.
B. 100s.
C. 300s.
D. 200s.
- Câu 22 : Cho một vật chuyển động thẳng biến đổi đều với vận tốc ban đầu v0 và gia tốc a. Trong 3s đầu tiên vật đi được quãng đường 24 m. Trong thời gian 3s tiếp theo vật đi được quãng đường 42m. Gia tốc a của vật là
A. 3 m/s2.
B. -1/2 m/s2.
C. 2m/s2.
D. -1/3m/s2.
- Câu 23 : Một ô tô chạy trên một đoạn đường thẳng từ địa điểm A đến địa điểm B. Tốc độ của ô tô trong một phần ba đoạn đường đầu là 30 km/h, trong một phần ba đoạn đường tiếp theo tốc độ là 60 km/h. Tốc độ trung bình trong cả quá trình đi từ A đến B là 50 km/h. Tốc độ của ô tô trong một phần ba đoạn đường còn lại bằng
A. 43 km/h.
B. 100 km/h.
C. 60 km/h.
D. 47 km/h.
- Câu 24 : Một vật chuyển động có đồ thị vận tốc – thời gian như hình vẽ.
A. 3,9m/s.
B. 8,0m/s
C. 5,4 m/s.
D. 0 m/s.
- Câu 25 : Một ôtô đang chuyển động thẳng nhanh dần đều với vận tốc ban đầu là 10m/s. Sau một khoảng thời gian vận tốc của ôtô là 20m/s. Tốc độ trung bình của ôtô trong khoảng thời gian đó là
A. 15m/s.
B. 13,3m/s.
C. 10m/s.
D. 20m/s.
- Câu 26 : Hai xe máy cùng xuất phát từ hai địa điểm A và B cách nhau 400m và cùng chạy theo hướng AB trên đoạn đường thẳng đi qua A và B. Xe máy xuất phát từ A chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 2,5.10-2 m/s2. Xe máy xuất phát từ B chuyển động với gia tốc 2,0.10-2m/s2. Tại vị trí hai xe đuổi kịp nhau thì tốc độ của xe xuất phát từ A và xe xuất phát từ B lần lượt là
A. 8m/s; 10m/s.
B. 10m/s; 8m/s.
C. 6m/s; 4m/s.
D. 4m/s; 6m/s.
- Câu 27 : Trong các phương trình chuyển động thẳng đều sau đây, phương trình nào biểu diễn chuyển động không xuất phát từ gốc toạ độ và ban đầu hướng về gốc toạ độ?
A. x = 15+40t (km, h).
B. x = 80-30t (km, h).
C. x = -60t (km, h).
D. x = -60-20t (km, h).
- Câu 28 : Hai ô tô cùng chuyển động thẳng đều từ hai bến xe A và B cách nhau 20 km trên một đoạn đường thẳng. Nếu hai ô tô chạy ngược chiều thì chúng sẽ gặp nhau sau 15 phút. Nếu hai ô tô chạy cùng chiều thì chúng sẽ đuổi kịp nhau sau 1 giờ. Tốc độ của hai ô tô lần lượt là
A. v1 = 80 km/h; v2 = 20 km/h.
B. v1 = 60 km/h; v2 = 40 km/h.
C. v1 = 40 km/h; v2 = 20 km/h.
D. v1 = 50 km/h; v2 = 30 km/h.
- Câu 29 : Một chất điểm chuyển động thẳng chậm dần đều. Biết quãng đường chất điểm đi được trong 2s đầu dài hơn quãng đường chất điểm đi được trong 2s cuối là 144 m và tổng quãng đường đi được trong hai khoảng thời gian đó là 160 m. Thời gian chuyển động cho đến khi dừng lại là
A. 12 s.
B. 18 s.
C. 16 s.
D. 20 s.
- Câu 30 : Một người đi xe mô tô với vận tốc 13m/s đến gần ngã tư, đèn giao thông bật đỏ khi người đó cách vạch dừng 25m. Thời gian phản xạ (từ lúc nhìn thấy đèn đỏ tới khi đạp phanh) của người đó là 0,7s. Do điều kiện của đường và lốp nên gia tốc hãm của xe không thể vượt quá 4,5m/s2. Nếu đạp phanh hoàn toàn thì người đó dừng lại cách vạch dừng bao xa và ở phía bên nào của vạch?
A. phía sau vạch dừng 6,2m.
B. phía trước vạch dừng 6,2m.
C. phía trước vạch dừng 2,87m
D. phía sau vạch dừng 2,87m.
- Câu 31 : Hai xe đi thẳng đều từ A đến B cách nhau 60km, xe 1 có vận tốc 15km/h đi không nghỉ, xe 2 khởi hành sớm hơn 1 giờ nhưng dọc đường nghỉ 2 giờ. Hỏi xe 2 có vận tốc bao nhiêu để đến B cùng lúc với xe 1 ?
A. 10km/h.
B. 20km/h.
C. 25km/h.
D. 18km/h.
- Câu 32 : Lúc 6h sáng một ô tô xuất phát từ thị trấn A đi về phía thị trấn B cách A 140 km. Lúc 7h sáng, một ô tô khác đi từ thị trấn B về phía thị trấn A với vận tốc 60 km/h. Hai xe gặp nhau lúc 8h. Biết hai xe chuyển động thẳng đều. Vận tốc của xe ô tô đi từ A có giá trị là
A. 80 km/h.
B. 100/9 m/s.
C. 40 m/s.
D. 126 km/h.
- Câu 33 : Đồ thị vận tốc – thời gian của một thang máy khi đi từ sàn tầng 1 lên sàn tầng 3 của trung tâm thương mại Vincom Hùng Vương - Huế có dạng như hình vẽ. Giả sử chiều cao của các tầng là giống nhau. Chiều cao của trung tâm thương mại Vincom Hùng Vương - Huế có quy mô 39 tầng nổi gần bằng
A. 200m.
B. 160m.
C. 100m.
D. 150m.
- Câu 34 : Chất điểm chuyển động trên một đường tròn bán kính 5cm. Tốc độ góc của nó không đổi, bằng 4,7rad/s. Tốc độ dài của chất điểm theo cm/s là
A. 0,235
B. 4,7
C. 23,5
D. 0,94
- Câu 35 : Trong chuyển động thẳng đều, nếu gọi v là vận tốc, t là thời gian chuyển động thì công thức đường đi của vật là:
A. \(s = {x_0} + \frac{1}{2}v{t^2}\)
B. s = vt
C. \(s = \frac{1}{2}v{t^2}\)
D. s = x0 + vt
- Câu 36 : Một vật rơi tự do không vận tốc ban đầu từ độ cao 5m xuống. Vận tốc của nó khi chạm đất là :
A. v = 2m/s
B. v = 5m/s
C. v = 8,899m/s
D. v = 10m/s
- Câu 37 : Phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều:
A. x = x0 + v0t + a2t
B. x = x0 + v0t2 + at3
C. x = x0 + v0t + at2
D. x = x0 + v0t + at
- Câu 38 : Công thức nào dưới đây là công thức liên hệ giữa vận tốc, gia tốc và quãng đường đi được của chuyển động thẳng nhanh dần đều?
A. \(v + {v_0} = \sqrt {2as} \) .
B. \(v - {v_0} = \sqrt {2as} \)
C. \({v^2} + v_0^2 = 2as\) .
D. \({v^2} - v_0^2 = 2as\)
- Câu 39 : Đơn vị chuẩn của tốc độ góc :
A. s (giây)
B. rad/s
C. Hz
D. số vòng / giây
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 34 Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 35 Biến dạng cơ của vật rắn
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 36 Sự nở vì nhiệt của vật rắn
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 37 Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 38 Sự chuyển thể của các chất
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 39 Độ ẩm của không khí
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 1 Chuyển động cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 2 Chuyển động thẳng đều
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 3 Chuyển động thẳng biến đổi đều
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 4 Sự rơi tự do