Đề thi HK2 môn Vật lý 7 năm 2020 trường THCS Thăng...
- Câu 1 : Một đoạn mạch gồm hai bóng đèn Đ1, Đ2 mắc nối tiếp. Hiệu điện thế giũa hai đầu mỗi đèn có giá trị tương ứng là: U1 =1,5V, U2=2,5V.Hiệu điện thế giũa hai đàu đoạn mạch chính có giá trị là:
A. U= 1V
B. U=4V
C. U=2.5V
D. U=8V.
- Câu 2 : Trong các vật sau đây, vật dẫn điện là
A. thanh gỗ khô.
B. ly thủy tinh .
C. quả sứ.
D. ruột bút chì.
- Câu 3 : Kim loại là chất dẫn điện tốt là vì
A. kim loại có nhiều Êlectron tự do.
B. kim loại là vật liệu đắt tiền.
C. kim loại là chất cho dòng điện chạy qua.
D. kim loại có khối lượng riêng lớn.
- Câu 4 : Dòng điện trong kim loại là
A. dòng các điện tích dịch chuyển.
B. dòng điện tích chuyển dời có hướng
C. dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng.
D. dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển.
- Câu 5 : Dòng điện có tác dụng sinh lí thể hiện
A. làm biến dạng một số đồ dùng bằng chất cách điện
B. làm biến dạng một số đồ dùng bằng dẫn điện.
C. gây ra các vết bỏng khi vô ý chạm tay vào bàn ủi điện đang nóng.
D. làm tim ngừng đập .
- Câu 6 : Tác dụng hóa học của dòng điện có ứng dụng
A. Dùng để châm cứu chữa bệnh.
B. Chế tạo bếp điện.
C. Chế tạo mô tơ điện.
D. Mạ điện.
- Câu 7 : Trong các dụng cụ sau, khi chúng hoạt động bình thường dòng điện gây ra tác dụng phát sáng là
A. dây may xo của bếp điện.
B. máy bơm nước.
C. Bóng đèn của bút thử điện
D. Máy thu hình.
- Câu 8 : Khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây quấn quanh lõi sắt non thì lõi sắt nằm trong cuộn dây này có thể hút
A. các vụn đồng .
B. các vụn giấy viết.
C. các vụn sắt
D. các vụn nhôm .
- Câu 9 : Người ta ứng dụng tác dụng từ của dòng điện vào các việc
A. chế tạo nồi cơm điện.
B. chế tạo bóng đèn huỳnh quang.
C. tinh luyện kim loại.
D. chế tạo máy quạt .
- Câu 10 : Thiết bị hoạt động dựa vào dụng nhiệt của dòng điện là
A. Quạt điện.
B. Máy thu hình( Tivi).
C. Máy bơm nước.
D. Nồi cơm điện.
- Câu 11 : Hai vật nhiễm điện tích cùng loại, khi đặt gần nhau sẽ
A. không hút cũng không đẩy
B. lúc đầu thì đẩy, sau thì hút.
C. đẩy nhau.
D. hút nhau.
- Câu 12 : Sơ đồ mạch điện dùng để
A. sửa chữa mạch điện.
B. mô tả mạch điện.
C. mô tả mạch điện để lắp mạch điện tương ứng.
D. lắp mạch điện tương ứng.
- Câu 13 : Ở các nhà máy dệt, người ta thường đặt những tấm kim loại lớn đã nhiễm điện để
A. các máy dệt hoạt động tốt hơn vì có tấm kim loại.
B. cho phòng làm việc sáng hơn.
C. trang trí cho phòng làm việc.
D. làm sạch không khí trong phòng.
- Câu 14 : Trong các cách sau, cách làm thước nhựa nhiểm điện là
A. chiếu ánh sáng đèn vào thước nhựa.
B. hơ nóng thước nhựa.
C. đập nhẹ thước nhựa nhiều lần lên bàn.
D. cọ xát mạnh thước nhựa lên mãnh vải khô nhiều lần.
- Câu 15 : Chiều dòng điện theo qui ước có chiều
A. từ cực âm qua dây dẫn điện, qua dụng cụ điện đến cực dương.
B. từ cực dương đến cực âm.
C. từ cực dương qua dây dẫn điện, qua dụng cụ điện đến cực âm của nguồn điện.
D. dòng điện có thể chạy theo bất kì hướng nào.
- Câu 16 : Xe chở xăng thường đeo theo dây xích sắt thả lê trên mặt đường là để
A. báo hiệu cho người đi đường.
B. tạo ra điện tích.
C. tránh cháy nổ do nhiễm điện.
D. trang trí xe.
- Câu 17 : Sau khi cọ xát vật A vào vật B, vật A bị mất bớt ê lectrôn thì khi đó vật B
A. nhiễm điện tích âm.
B. không nhiễm điện.
C. nhiễm điện tích dương.
D. nhiễm điện tích dương và âm.
- Câu 18 : Trong cầu chì bộ phận dẫn điện là
A. dây chì, hai chốt đồng.
B. dây chì, hai chốt đồng, vỏ nhựa.
C. vỏ nhựa, hai chốt đồng.
D. dây chì, vỏ nhựa.
- Câu 19 : Dòng điện là
A. dòng các phân tử dịch chuyển có hướng.
B. dòng các điện tích dịch chuyển có hưóng.
C. dòng các êlectron dịch chuyển có hướng.
D. dòng các nguyên tử dịch chuyển có hướng.
- Câu 20 : Khi cầu chì trong gia đình bị đứt ta có thể
A. thay dây chì khác cùng loại với dây chì đã đứt.
B. lấy dây kim loại khác thay cho dây chì.
C. lấy dây đồng thay cho dây chì.
D. nhét giấy bạc trong bao thuốc lá thay cho dây chì.
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 25 Hiệu điện thế
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 26 Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 29 An toàn khi sử dụng điện
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 30 Tổng kết chương III Điện Học
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 1 Nhận biết ánh sáng - Nguồn sáng và vật sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 2 Sự truyền ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 3 Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 4 Định luật phản xạ ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 5 Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 7 Gương cầu lồi