40 câu hỏi trắc nghiệm Chuyên đề Tổng hợp và phân...
- Câu 1 : Một chất điểm chịu tác dụng đồng thời của hai lực thành phần vuông góc với nhau có độ lớn lần lượt là F1 = 5 N và F2. Biết hợp lực trên có độ lớn là 25 N. Giá trị của F2 là
A. 10 N.
B. 20 N.
C. 30 N.
D. 40 N.
- Câu 2 : Một vật chịu tác dụng của bốn lực đồng phẳng, đồng quy nằm ngang gồm lực F1 = 10 N hướng về phía Đông, lực F2 = 20 N hướng về phía Bắc, lực F3 = 22 N hướng về phía Tây, lực F4 = 36 N hướng về phía Nam. Độ lớn của hợp lực do các lực này tác dụng lên vật là
A. 28 N.
B. 20 N.
C. 4 N.
D. 26,4 N.
- Câu 3 : Các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau khi vật chuyển động
A. thẳng.
B. thẳng đều.
C. biến đổi đều.
D. tròn đều.
- Câu 4 : Lực và phản lực của nó luôn
A. Khác nhau về bản chất.
B. Xuất hiện và mất đi đồng thời.
C. Cùng hướng với nhau.
D. Cân bằng nhau.
- Câu 5 : Điều nào sau đây là sai khi nói về lực và phản lực?
A. Lực và phản lực luôn xuất hiện và mất đi đồng thời.
B. Lực và phản lực luôn đặt vào hai vật khác nhau.
C. Lực và phản lực luôn cùng hướng với nhau.
D. Lực và phản lực là không thể cân bằng nhau
- Câu 6 : Nếu hợp lực tác dụng lên một vật là khác không và không đổi thì
A. Vận tốc của vật không đổi.
B. Vật đứng cân bằng.
C. Gia tốc của vật tăng dần.
D. Gia tốc của vật không đổi.
- Câu 7 : Lực tổng hợp của hai lực đồng qui có giá trị lớn nhất khi
A. Hai lực thành phần cùng phương, cùng chiều.
B. Hai lực thành phần cùng phương, ngược chiều.
C. Hai lực thành phần vuông góc với nhau.
D. Hai lực thành phần hợp với nhau một góc khác không.
- Câu 8 : Khi một em bé kéo chiếc xe đồ chơi trên sân. Vật nào tương tác với xe?
A. Sợi dây.
B. Mặt đất.
C. Trái Đất.
D. Cả ba vật đó.
- Câu 9 : Một vật đang chuyển động với vận tốc v. Nếu bổng nhiên các lực tác dụng lên vật đó mất đi thì
A. Vật đó dừng lại ngay.
B. Vật có chuyển động thẳng đều với vận tốc v.
C. Vật đó chuyển động chậm dần rồi dừng lại.
D. Đầu tiên vật đó chuyển động nhanh dần sau đó chuyển động chậm dần.
- Câu 10 : Một vật lúc đầu nằm trên một mặt phẳng nhám nằm ngang. Sau khi được truyền một vận tốc đầu, vật chuyển động chậm dần vì
A. Lực ma sát.
B. Phản lực.
C. Lực tác dụng ban đầu.
D. Quán tính.
- Câu 11 : Cặp lực - phản lực không có tính chất nào sau đây?
A. là cặp lực trực đối
B. tác dụng vào 2 vật khác nhau.
C. xuất hiện thành cặp.
D. là cặp lực cân bằng.
- Câu 12 : Câu nào sau đây trả lời đúng?
A. Không cần có lực tác dụng vào vật thì vật vẫn chuyển động tròn đều được.
B. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động của vật.
C. Lực là nguyên nhân làm biến đổi chuyển động của một vật.
D. Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không thể chuyển động được.
- Câu 13 : Cho 2 lực đồng qui có cùng độ lớn F. Hỏi góc giữa 2 lực bằng bao nhiêu thì hợp lực cũng có độ lớn bằng F?
A. 00.
B. 600.
C. 900.
D. 1200.
- Câu 14 : Cho hai lực đồng quy có độ lớn bằng 7 N và 10 N. Trong các giá trị sau giá trị nào có thể là độ lớn của hợp lực?
A. 1 N.
B. 2 N.
C. 16 N.
D. 18 N.
- Câu 15 : Lực F = 10 N có thể được phân tích thành hai lực thành phần có độ lớn
A. 30 N và 50 N.
B. 3 N và 5 N.
C. 6 N và 8 N.
D. 15 N và 30 N.
- Câu 16 : Hợp lực của hai lực F1 = 30 N và F2 = 60 N là một lực có thể
A. nhỏ hơn 20 N.
B. lớn hơn 100 N.
C. vuông góc với F1.
D. vuông góc với F2.
- Câu 17 : Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về khái niệm lực?
A. Lực là nguyên nhân gây ra chuyển động.
B. Lực là nguyên nhân làm cho vật thay đổi vận tốc.
C. Lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác, kết quả là truyền gia tốc cho vật hoặc làm cho vật bị biến dạng.
D. Trong hệ SI, đơn vị của lực là Niutơn.
- Câu 18 : Nếu hợp lực tác dụng lên một vật là khác không và không đổi thì :
A. vận tốc của vật không đổi.
B. vật đứng cân bằng.
C. gia tốc của vật tăng dần.
D. gia tốc của vật không đổi.
- Câu 19 : Điều nào sau đây là đúng khi nói về trọng lực?
A. Trọng lực xác định bởi biểu thức P = mg.
B. Trọng lực tác dụng lên vật thay đổi theo vị trí của vật trên Trái Đất.
C. Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.
D. Các phát biểu A, B, C đều đúng.
- Câu 20 : Gọi P và Pbk là trọng lượng và trọng lượng biểu kiến của một vật.Hiện tượng tăng trọng lượng ứng với trường hợp nào sau đây?
A. Pbk = P
B. Pbk < P
C. Pbk > P
D. Pbk ≠ P
- Câu 21 : Đối với một hệ vật thì:
A. nội lực không gây gia tốc cho hệ.
B. ngoại lực không gây gia tốc cho hệ.
C. các vật trong hệ phải có khối lượng không lớn lắm.
D. các vật trong hệ phải đứng yên.
- Câu 22 : Khi tàu vũ trụ chuyển động trên quỹ đạo quanh Trái Đất thì nhà du hành vũ trụ trong khoang tàu ở trạng thái:
A. tăng trọng lượng.
B. giảm trọng lượng.
C. mất trọng lượng.
D. trọng lượng không thay đổi so với khi ở trên mặt đất.
- Câu 23 : Khi thang máy đi lên nhanh dần đều thì người đứng trong thang máy sẽ ở trạng thái:
A. tăng trọng lượng.
B. giảm trọng lượng.
C. mất trọng lượng.
D. trọng lượng không thay đổi so với khi thang máy đứng yên.
- Câu 24 : Điều nào sau đây là sai khi nói về phép tổng hợp lực?
A. Tổng hợp lực là phép thay thế nhiều lực tác dụng đồng thời vào một vật bằng một lực có tác dụng giống hệt như toàn bộ các lực ấy.
B. Phép tổng hợp lực có thể thực hiện bằng quy tắc hình bình hành.
C. Độ lớn của hợp lực luôn bằng tổng độ lớn của các lực thành phần.
D. Về mặt toán học, phép tổng hợp lực thực chất là phép cộng tát cả các vectơ lực thành phần.
- Câu 25 : Hiện tượng mất trọng lực xảy ra trong trường hợp nào sau đây:
A. Trên tàu biển đang chạy rất xa bờ.
B. Trên xe ô tô.
C. Trong con tàu vũ trụ đang bay trên quỹ đạo quanh Trái Đất.
D. Trên Mặt trăng.
- Câu 26 : Một vật chuyển động thẳng đều với vận tốc \(\overrightarrow {\rm{v}} \) . Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Không có lực nào tác dụng lên vật, hoặc là có các lực tác dụng lên vật nhưng chúng đã cân bằng nhau.
B. Vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực.
C. Vật không chịu tác dụng của lực ma sát.
D. Gia tốc của vật không thay đổi.
- Câu 27 : Một vật đang chuyển động với vận tốc tức thời là v. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi, khi đó vật sẽ:
A. dừng lại ngay
B. chuyển động thẳng đều với vận tốc v.
C. chuyển động nhanh dần đều.
D. chuyển động chậm dần rồi mới dừng lại.
- Câu 28 : Hệ quy chiếu quán tính là hệ quy chiếu gắn trên vật:
A. chuyển động thẳng đều so với Trái Đất.
B. đứng yên so với Trái Đất.
C. chuyển động có gia tốc sao với Trái Đất.
D. là Trái Đất.
- Câu 29 : Gọi là hợp lực của hai lực \(\overrightarrow {{{\rm{F}}_{\rm{1}}}} \) và \(\overrightarrow {{{\rm{F}}_{\rm{2}}}} \) , độ lớn tương ứng của các lực là F, F1, F2. Biểu thức nào sau đây là đúng trong mọi trường hợp?
A. \(\overrightarrow {{\rm{F }}} {\rm{ = }}\overrightarrow {{\rm{ }}{{\rm{F}}_{\rm{1}}}} {\rm{ + }}\overrightarrow {{{\rm{F}}_{\rm{2}}}} \)
B. F = F1 + F2
C. \({\rm{F = }}\sqrt {{{\rm{F}}_{\rm{1}}}^{\rm{2}}{\rm{ + }}{{\rm{F}}_{\rm{2}}}^{\rm{2}}} \)
D. F = F1 = F2
- Câu 30 : Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của ba lực 4 N, 5 N và 6 N. Nếu bỏ đi lực 6 N thì hợp lực của hai lực còn lại bằng bao nhiêu ?
A. 9N.
B. 1 N.
C. 6N.
D. Không biết vì chưa biết góc giữa hai lực còn lại.
- Câu 31 : Câu nào đúng ?Hợp lực của hai lực có độ lớn F và 2F có thể
A. nhỏ hơn F.
B. lớn hơn 3F.
C. vuông góc với lực F.
D. vuông góc với lực 2F.
- Câu 32 : Một cầu thang đang được sử dụng để di chuyển các vật nặng lên xuống theo phương thẳng đứng. Dây cáp chịu lưc căng lớn nhất khi
A. vật được nâng lên thẳng đều.
B. vật được đưa xuống thẳng đều.
C. vật được nâng lên nhanh dần.
D. vật được đưa xuống nhanh dần.
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 34 Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 35 Biến dạng cơ của vật rắn
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 36 Sự nở vì nhiệt của vật rắn
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 37 Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 38 Sự chuyển thể của các chất
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 39 Độ ẩm của không khí
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 1 Chuyển động cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 2 Chuyển động thẳng đều
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 3 Chuyển động thẳng biến đổi đều
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 4 Sự rơi tự do