Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Vật lý 10 năm học 2019-...
- Câu 1 : Một xe ô tô chuyển động thẳng đều với vận tốc 90 km/h. Quãng đường vật đi được sau 10s là
A. 25 m
B. 90 m
C. 900 m
D. 250 m
- Câu 2 : Trong các đồ thị sau, đồ thị nào là đồ thị tọa độ - thời gian của vật chuyển động thẳng đều đi qua gốc tọa độ
A. Đồ thị I.
B. Đồ thị II.
C. Đồ thị III.
D. Đồ thị IV.
- Câu 3 : Câu nào sai? Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều thì.
A. vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc.
B. vận tốc tức thời tăng theo hàm số bậc nhất của thời gian.
C. gia tốc là đại lượng không đổi.
D. quãng đường đi được tăng theo hàm số bậc hai của thời gian.
- Câu 4 : Một vật chuyển động có phương trình: \(x = 10 - 20t - 2{t^2}(m;s)\) , khi vật có tọa độ bằng không, vận tốc nhận giá trị :
A. \(4\sqrt {30} m/s\)
B. \(-4\sqrt {30} m/s\)
C. 60m/s
D. -60m/s
- Câu 5 : Một ô tô đang chạy với vận tốc 15 m/s trên một đoạn đường thẳng thì người lái xe giảm ga cho ôtô chạy chậm dần đều. Sau 15s ôtô dừng lại.Vận tốc của ôtô sau 5 s kể từ khi giảm ga :
A. -10 m/s
B. 10 m/s
C. 20 m/s
D. -14,5 m/s
- Câu 6 : Một giọt nước rơi tự do từ độ cao 10m xuống mặt đất, gia tốc rơi tự do . Vận tốc của giọt nước khi chạm đất là
A. 14.14m/s
B. 1.4m/s
C. 200m/s
D. 100m/s
- Câu 7 : Thả hai vật rơi tự do đồng thời từ hai độ cao h1 và h2. Biết rằng thời gian chạm đất của vật thứ nhất bằng 1/2 lần của vật thứ hai . Tỉ số
A. \(\frac{{{h_1}}}{{{h_2}}} = 2\)
B. \(\frac{{{h_1}}}{{{h_2}}} = \frac{1}{2}\)
C. \(\frac{{{h_1}}}{{{h_2}}} = \frac{1}{4}\)
D. \(\frac{{{h_1}}}{{{h_2}}} = 4\)
- Câu 8 : Trong chuyển động tròn đều vectơ vận tốc có:
A. phương không đổi và luôn vuông góc với bán kính quỹ đạo.
B. có độ lớn thay đổi và có phương tiếp tuyến với quỹ đạo.
C. có độ lớn không đổi và có phương luôn trùng với tiếp tuyến của quỹ đạo tại mỗi điểm.
D. có độ lớn không đổi và có phương luôn trùng với bán kính của quỹ đạo tại mỗi điểm.
- Câu 9 : Chọn câu trả lời đúng Một hành khách ngồi trong một xe ôtô A , nhìn qua cửa sổ thấy một ôtô B bên cạnh và mặt đường đều chuyển động
A. Ôtô đứng yên đối với mặt đường là ôtô A
B. Cả hai ôtô đều đứng yên đối với mặt đường
C. Cả hai ôtô đều chuyển động đối với mặt đường
D. Các kết luận trên đều không đúng
- Câu 10 : Trong 1 lò xo có chiều dài tự nhiên bằng 21cm. Lò xo được giữ cố định tại 1 đầu, còn đầu kia chịu 1 lực kéo bằng 5,0N. Khi ấy lò xo dài 25cm. Hỏi độ cứng của lò xo bằng bao nhiêu?
A. 1,25N/m
B. 20N/m
C. 23,8N/m.
D. 125N/m.
- Câu 11 : Một lò xo có độ cứng k = 100 N/m được treo thẳng đứng, một đầu được giữ cố định. Lấy gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2. Để lò xo giãn ra được 5 cm thì phải treo vào đầu dưới của lò xo một vật có khối lượng là
A. 5 kg.
B. 2 kg.
C. 500 g.
D. 200 g.
- Câu 12 : Dùng một lò xo để treo một vật có khối lượng 300 g thì thấy lò xo giãn một đoạn 2 cm. Nếu treo thêm một vật có khối lượng 150 g thì độ giãn của lò xo là
A. 1 cm.
B. 2 cm
C. 3 cm.
D. 4 cm.
- Câu 13 : Với các quy ước thông thường trong SGK, gia tốc rơi tự do của một vật ở gần mặt đất được tính bởi công thức
A. \(g = \frac{{GM}}{{{R^2}}}\)
B. \(g = \frac{{GM}}{{{{\left( {R + h} \right)}^2}}}\)
C. \(g = \frac{{GMm}}{{{R^2}}}\)
D. \(g = \frac{{GMm}}{{{{\left( {R + h} \right)}^2}}}\)
- Câu 14 : Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau đây?
A. Trọng lực của một vật được xem gần đúng là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật đó.
B. Trọng lực có chiều hướng về phía Trái Đất.
C. Trọng lực của một vật giảm khi đưa vật lên cao hoặc đưa vật từ cực bắc trở về xích đạo.
D. Trên Mặt Trăng, nhà du hành vũ trụ có thể nhảy lên rất cao so với khi nhảy ở Trái Đất vì ở đó khối lượng và trọng lượng của nhà du hành giảm.
- Câu 15 : Khi khối lượng của hai vật và khoảng cách giữa chúng đều giảm đi phân nửa thì lực hấp dẫn giữa chúng có độ lớn
A. giảm đi 8 lần.
B. giảm đi một nửa.
C. giữ nguyên như cũ.
D. tăng gấp đôi.
- Câu 16 : Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 20cm. Khi lò xo có chiều dài 24cm thì lực dàn hồi của nó bằng 5N. Hỏi khi lực đàn hồi của lò xo bằng 10N thì chiều dài của nó bằng bao nhiêu ?
A. 28cm.
B. 48cm.
C. 22cm.
D. 40cm.
- Câu 17 : Treo vật có khối lượng 300 g vào một lò xo thẳng đứng có độ dài 25 cm. Biết lò xo có độ cứng 100 N/m, gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Chiều dài của lò xo khi vật đứng cân bằng là
A. 25 cm.
B. 26 cm.
C. 27 cm.
D. 28 cm.
- Câu 18 : Đơn vị đo hằng số hấp dẫn
A. kgm/s2
B. Nm2/kg2
C. m/s2.
D. Nm/s.
- Câu 19 : Bán kính của sao Hoả r = 3400 km và gia tốc rơi tự do ở bề mặt sao Hoả g = 0,38g0 (g0 là gia tốc rơi tự do ở bề mặt Trái Đất). Cho biết Trái Đất có bán kính R0 = 6 400 km và có khối lượng M0 = 6.1024 kg. Khối lượng của sao Hoả là
A. 6,4.1023kg.
B. 1,2.1024kg.
C. 2,28.1024 kg.
D. 21.1024kg.
- Câu 20 : Hai chất điểm có khối lượng m1 và m2 đặt cách nhau 40 cm, lực hút giữa chúng 6,67.10−9 N. Biết m1 + m2 = 10 kg và m2 > m1. Lấy G = 6,67.10-11 N.m2/kg2. Giá trị của m2 là
A. 3kg.
B. 2kg.
C. 7kg.
D. 8kg.
- Câu 21 : Một vật ở trên mặt đất có trọng lượng P, R là bán kính Trái Đất. Cần chuyển vật đó tới vị trí cách cách mặt đất bao nhiêu để có trọng lượng P/16
A. 2R.
B. 3R
C. 4R.
D. R.
- Câu 22 : Người ta treo một vật có khối lượng 0,3kg vào đầu dưới của một lò xo (đầu trên cố định), thì lò xo dài 31 cm. Khi treo thêm một vật 200g nữa thì lò xo dài 33 cm. Lấy g = 10 m/s2. Độ cứng của lò xo là
A. 9,7N/m.
B. 1N/m..
C. 100N/m.
D. 50N/m
- Câu 23 : Một lò xo có độ dài tự nhiên 20 cm, khi bị kéo lò xo dài 24 cm và lực đàn hồi của nó bằng 10 N. Khi lò xo bị nén độ lớn lực đàn hồi của lò xo bằng 20 N thì chiều dài của lò xo khi đó bằng
A. 40cm.
B. 48cm.
C. 28cm.
D. 12cm.
- Câu 24 : Một vật có khối lượng m. Nếu đặt vật trên mặt đất thì nó có trọng lượng là 20 N. Biết Trái Đất có bán kính R, để vật có trọng lượng là 5 N thì phải đặt vật ở độ cao h so với tâm Trái Đất là
A. R
B. 2R.
C. 3R.
D. 4R.
- Câu 25 : Cho hai lò xo có độ cứng k1 và k2. Khi treo vào lò xo k1 vật có khối lượng 2 kg thì khi cân bằng lò xo dãn 2 cm, khi treo vật có khối lượng 6 kg vào lò xo k2 thì khi cân bằng lò xo dãn 12 cm. Khi đó ta có
A. k2 = 2k1.
B. k1 =3k2.
C. k1 = 2k2.
D. k1 = 4k2.
- Câu 26 : Điều nào sau đây là không đúng khi nói về sự cân bằng lực?
A. Khi vật đứng yên, hợp lực tác dụng lên nó bằng không.
B. Khi vật chuyển động thẳng đều, hợp lực tác dụng lên bằng không.
C. Hai lực cân bằng nhau có cùng gía, cùng độ lớn, cùng chiều.
D. Cả A, B đều đúng .
- Câu 27 : Lực hấp dẫn do một hòn đá ở trên mặt đất tác dụng vào Trái Đất thì có độ lớn
A. lớn hơn trọng lượng của hòn đá.
B. nhỏ hơn trọng lượng của hòn đá.
C. bằng trọng lượng của hòn đá.
D. bằng 0.
- Câu 28 : Một lò xo có độ cứng k, độ dài tự nhiên l0 được treo thẳng đứng, đầu trên cố định. Khi người ta treo quả cân có khối lượng 200 g vào đầu dưới của lò xo. Khi vật cân bằng thì lò xo có độ dài dài 32 cm. Nếu treo thêm quả cân 500 g nữa vào đầu dưới của lò xo thì khi vật cân bằng, lò xo dài 37 cm. Lấy g = 10 m/s2. Độ dài tự nhiên và độ cứng của lò xo là
A. l0 = 30 cm; k = 1000 N/m.
B. l0 = 32 cm; k = 300 N/m
C. l0 = 32 cm; k = 200 N/m.
D. l0 = 30 cm; k = 100 N/m.
- Câu 29 : Một lò xo có chiều dài tự nhiên là l0 = 27 cm, được treo thẳng đứng. Khi treo vào lò xo một vật có trọng lượng P1 = 5N thì lò xo dài l1 = 44 cm. Khi treo vật khác có trọng lượng P2 chưa biết, lò xo dài l2 = 35 cm. Hỏi độ cứng của lò xo và trọng lượng P2.
A. 25,3 N/m và 2,35 N.
B. 29,4 N/m và 2,35 N.
C. 25,3 N/m và 3,5 N.
D. 29,4 N/m và 3,5 N.
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 34 Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 35 Biến dạng cơ của vật rắn
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 36 Sự nở vì nhiệt của vật rắn
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 37 Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 38 Sự chuyển thể của các chất
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 39 Độ ẩm của không khí
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 1 Chuyển động cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 2 Chuyển động thẳng đều
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 3 Chuyển động thẳng biến đổi đều
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 4 Sự rơi tự do