Đề ôn tập Chương 4 môn Vật Lý 9 năm 2021 Trường TH...
- Câu 1 : Ở nhà máy nhiệt điện chuyển hóa năng lượng theo dạng:
A. cơ năng biến thành điện năng.
B. nhiệt năng biến thành điện năng
C. quang năng biến thành điện năng
D. hóa năng biến thành điện năng.
- Câu 2 : Ưu điểm nổi bật của năng lượng thủy điện là
A. tránh được ô nhiễm môi trường.
B. việc xây dựng nhà máy là đơn giản.
C. tiền đầu tư không lớn.
D. có thể hoạt động tốt trong cả mùa mưa và mùa nắng.
- Câu 3 : Nói hiệu suất động cơ điện là 97%. Điều này có nghĩa là: 97% điện năng đã sử dụng được chuyển hóa thành
A. cơ năng.
B. nhiệt năng.
C. cơ năng và nhiệt năng.
D. cơ năng và năng lượng khác
- Câu 4 : Trong nhà máy điện gió, quá trình chuyển hóa năng lượng là :
A. Năng lượng gió – Cơ năng – Điện năng.
B. Năng lượng gió – Nhiệt năng – Cơ năng – Điện năng.
C. Năng lượng gió – Hóa năng- Cơ năng – Điện năng.
D. Năng lượng gió – Quang năng – Điện năng.
- Câu 5 : Trong các cách sản xuất điện năng, cách nào không sử dụng máy phát điện xoay chiều?
A. Điện Mặt Trời.
B. Nhiệt điện.
C. Thủy điện.
D. Điện gió.
- Câu 6 : Ánh sáng mặt trời mang đến cho mỗi mét vuông mặt đất một công suất 1,4kW. Hiệu suất của pin mặt trời là 10 %. Hãy tính xem cần phải làm các tấm pin mặt trời có diện tích tổng cộng là bao nhiêu để cung cấp điện cho một trường học sử dụng 20 bóng đèn 100W và 10 quạt điện 75W.
A. 15,6 m2
B. 17,6 m2
C. 18,6 m2
D. 19,6 m2
- Câu 7 : Thả 1 quả bóng bàn xuống đất thì nó không nảy lên đến độ cao đầu. Vì:
A. quả bóng bị trái đất hút.
B. quả bóng đã thực hiện công.
C. thế năng của quả bóng đã chuyển thành động năng.
D. một phần cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng.
- Câu 8 : Trong các vật sau đây vật nào chủ yếu biến điện năng thành nhiệt năng?
A. máy quạt
B. bàn là điện.
C. máy khoan
D. máy bơm nước
- Câu 9 : Khi động cơ điện làm việc thì có sự chuyển hóa
A. cơ năng thành điện năng.
B. điện năng thành hóa năng.
C. nhiệt năng thành điện năng.
D. điện năng thành cơ năng.
- Câu 10 : Sử dụng đồng hồ đo điện đa năng để đo lượng điện năng tiêu thụ của một bóng đèn. Đồng hồ chỉ 2,5 kWh. Tuy nhiên, theo tính toán cho thấy bóng đèn chỉ tiêu thụ năng lượng 2,4 kWh. Theo em, định luật bảo toàn năng lượng trong trường hợp này có còn đúng không?
A. Vừa đúng nhưng cũng vừa sai
B. Luôn sai
C. Luôn đúng
D. Chưa thể kết luận được
- Câu 11 : Hãy chỉ ra năng lượng đã chuyển hóa từ dạng nào sang dạng nào qua các bộ phận (1) và (2) của xe đạp:
A. (1) cơ năng, (2) quang năng
B. (1) cơ năng, (2) cơ năng
C. (1) điện năng, (2) quang năng
D. (1) quang năng, (2) cơ năng
- Câu 12 : Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về định luật bảo toàn năng lượng?
A. Năng lượng có thể tự sinh ra hoặc tự mất đi và chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
B. Năng lượng không tự sinh ra và tự mất đi mà có thể truyền từ vật này sang vật khác.
C. Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
D. Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác.
- Câu 13 : Hiện tượng nào dưới đây không tuân theo định luật bảo toàn năng lượng:
A. Bếp nguội đi khi tắt lửa.
B. Xe dừng lại khi tắt máy.
C. Bàn là nguội đi khi tắt điện.
D. Không có hiện tượng nào.
- Câu 14 : Trong các quá trình biến đổi từ động năng sang thế năng và ngược lại, điều gì luôn xảy ra với cơ năng?
A. Luôn được bảo toàn
B. Luôn tăng thêm
C. Luôn bị hao hụt
D. Khi thì tăng, khi thì giảm
- Câu 15 : Trong máy phát điện, điện năng thu được có giá trị nhỏ hơn cơ năng cung cấp cho máy. Vì sao?
A. Vì một đơn vị điện năng lớn hơn một đơn vị cơ năng.
B. Vì một phần cơ năng đã biến thành dạng năng lượng khác ngoài điện năng.
C. Vì một phần cơ năng đã tự biến mất.
D. Vì chất lượng điện năng cao hơn chất lượng cơ năng.
- Câu 16 : Trong động cơ điện, phần lớn điện năng chuyển hóa thành
A. Điện năng
B. Hóa năng
C. Quang năng
D. Cơ năng
- Câu 17 : Chọn phát biểu đúng về sự chuyển hóa năng lượng.
A. Trong động cơ điện, phần lớn điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng.
B. Trong các máy phát điện, phần lớn cơ năng chuyển hóa thành hóa năng.
C. Phần năng lượng hữu ích thu được cuối cùng bao giờ cũng lớn hơn phần năng lượng ban đầu cung cấp cho máy.
D. Phần năng lượng hao hụt đi biến đổi thành dạng năng lượng khác.
- Câu 18 : Trong các hiện tượng tự nhiên, thường có biến đổi giữa
A. điện năng và thế năng
B. thế năng và động năng
C. quang năng và động năng
D. hóa năng và điện năng
- Câu 19 : Ánh sáng mặt trời cung cấp một công suất 0,8 kW cho mỗi mét vuông đất. Hiệu suất của pin mặt trời là 10%. Diện tích các mái nhà trong trường học là 2000m2, giả sử các mái nhà này đều là các tấm pin mặt trời thì sẽ cung cấp một công suất điện bao nhiêu cho trường học.
A. 200kW
B. 180kW
C. 160kW
D. 140kW
- Câu 20 : Một búa máy nặng 20kg rơi từ độ cao 1,5m xuống đóng vào một chiếc cọc. Nhiệt lượng mà búa đã truyền cho các vật là:
A. Q = 200J
B. Q = 215J
C. Q = 150J
D. Q = 300J
- Câu 21 : Cho biết đây là sơ đồ mô hình của kiểu nhà máy điện nào?
A. Nhiệt điện
B. Quang điện
C. Nhà máy điện hạt nhân
D. Thủy điện
- Câu 22 : Ngâm một dây điện trở vào một bình cách nhiệt đựng 2,5 lít nước. Cho dòng điện chạy qua dây này trong 15 phút thì nhiệt độ nước trong bình tăng từ 250C lên 650C. Tính phần điện năng mà dòng điện đã truyền cho nước. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.độ.
A. 120000J
B. 520000J
C. 420000J
D. 320000J
- Câu 23 : Năng lượng trong máy điện gió được biến đổi như thế nào?
A. Nhiệt năng của gió thực hiện công làm quay tuabin của động cơ, chuyển hóa thành điện năng.
B. Động năng của gió thực hiện công làm quay cánh quạt của động cơ, chuyển hóa thành điện năng.
C. Năng lượng của gió chuyển hóa trực tiếp thành điện năng.
D. Cả 3 phương án đều sai.
- Câu 24 : Nhà máy nhiệt điện kiểu nào không ứng dụng hiện tượng cảm ứng điện từ?
A. Nhiệt điện
B. Thủy điện
C. Quang điện
D. Điện gió
- Câu 25 : Máy phát điện gió và pin mặt trời là thiết bị
A. Có công suất nhỏ.
B. Có kích thước gọn nhẹ.
C. Có thể cung cấp điện cho những vùng núi, hải đảo.
D. Cả 3 phương án còn lại đều đúng.
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 48 Mắt
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 49 Mắt cận và mắt lão
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 50 Kính lúp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 1 Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào HĐT giữa hai đầu dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 2 Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 4 Đoạn mạch nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 8 Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 7 Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 5 Đoạn mạch song song
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 9 Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn