Trắc nghiệm GDCD 12(có đáp án) Công dân với các qu...
- Câu 1 : Công dân đủ bao nhiêu tuổi trở lên thì có quyền tham gia bầu cử?
A. 17 tuổi
B. 18 tuổi
C. 19 tuổi
D. 21 tuổi
- Câu 2 : Công dân đủ bao nhiêu tuổi trở lên thì có quyền tham gia ứng cử?
A. 18 tuổi
B. 20 tuổi
C. 21 tuổi
D. 23 tuổi
- Câu 3 : Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc nào sau đây?
A. Tôn trọng, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín
B. Phổ thông, công khai, trực tiếp và bỏ phiếu kín
C. Tông trọng, bình đẳng, gián tiếp và bỏ phiếu kín
D. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín
- Câu 4 : Hình thức dân chủ với những quy chế thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết tham gia trực tiếp quyết định các công việc của cộng đồng, của nhà nước l
A. Dân chủ trưc tiếp
B. Dân chủ gián tiếp
C. Dân chủ tập trung
D. Dân chủ xã hội
- Câu 5 : Hình thức dân chủ với những quy chế thiết chế để nhân dân bầu ra người đại diện của mình quyết định các công việc của cộng đồng, của Nhà nước là
A. Dân chủ trực tiếp
B. Dân chủ gián tiếp
C. Dân chủ cá nhân
D. Dân chủ xã hội
- Câu 6 : Đối với Nhà nước, quyền bầu cử và ứng cử của công dân thể hiện
A. Quyền lợi của Nhà nước
B. Bản chất dân chủ, tiến bộ
C. Quyền lực của Nhà nước
D. Quyền lợi của giai cấp cầm quyền
- Câu 7 : Đâu là nguyên tắc của bầu cử?
A. Phổ thông, có lợi
B. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp
C. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín
D. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và có lợi
- Câu 8 : Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín là
A. Đặc điểm của bầu cử
B. Nguyên tắc của bầu cử
C. Ý nghĩa của bầu cử
D. Nội dung của bầu cử
- Câu 9 : Quyền bầu cử là quyền của công dân trong lĩnh vực
A. Chính trị
B. Kinh tế
C. Văn hóa
D. Xã hội
- Câu 10 : Ngoài việc tự ứng cử thì quyền ứng cử của công dân còn được thực hiện bằng con đường
A. Tự đề cử
B. Tự bầu cử
C. Tự tiến cử
D. Được đề cử
- Câu 11 : Công dân thực hiện quyền bầu cử bằng cách nào dưới đây là đúng pháp luật?
A. Trực tiếp viết phiếu bầu và bỏ phiếu
B. Nhờ người khác bỏ phiếu
C. Nhờ những người trong tổ bầu cử bỏ phiếu
D. Nhờ người khác viết phiếu rồi tự mình bỏ phiếu
- Câu 12 : Quyền bầu cử và quyền ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân thể hiện trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Tư tưởng
B. Chính trị
C. Văn hóa
D. Xã hội
- Câu 13 : Trong các nguyên tắc bầu cử, không có nguyên tắc nào sau đây
A. Phổ thông
B. Bình đằng
C. Gián tiếp
D. Bỏ phiếu kín
- Câu 14 : Quyền bầu cử là quyền của
A. Cán bộ
B. Cán bộ, công chức
C. Công dân đủ 18 tuổi
D. Công dân đủ 21 tuổi
- Câu 15 : Quyền ứng cử là quyền của
A. Mọi công dân
B. Cán bộ, công chức
C. Công dân đủ 18 tuổi
D. Công dân đủ 21 tuổi
- Câu 16 : Thực hiện quyền ứng cử là thực thi hình thức dân chủ
A. Trực tiếp
B. Gián tiếp
C. Xã hội
D. Tự nguyện
- Câu 17 : Pháp luật quy định về điều kiện tự ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là
A. Mọi công dân đủ 18 tuổi không vi phạm pháp luật
B. Mọi công dân đủ 18 tuổi, có năng lực và tín nhiệm với cử tri
C. Mọi công dân đủ 21 tuổi, có năng lực và tín nhiệm với cử tri
D. Mọi công dân đủ 21 tuổi, có năng lực và không vi phạm luật
- Câu 18 : Việc quy dịnh mỗi lá phiếu đều có giá trị như nhau thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?
A. Phổ thông
B. Trực tiếp
C. Bỏ phiếu kín
D. Bình đẳng
- Câu 19 : Việc nhờ người khác bỏ phiếu hộ khi Nhà nước tổ chức bầu cử Đại biểu Quốc hội hoặc Đại biểu Hội đồng nhân dân là vi phạm nguyên tắc nào của Luật Bầu cử?
A. Phổ thông
B. Trực tiếp
C. Bỏ phiếu kín
D. Bình đẳng
- Câu 20 : Cơ quan nào có trách nhiệm giới thiệu ứng viên về nơi công tác hoặc nơi cư trú để lấy ý kiến của Hội nghị trước khi lập danh sách ứng viên chính thức?
A. Hội đồng nhân dân
B. Ủy ban nhân dân
C. Huyện ủy
D. Mặt trận Tổ quốc
- Câu 21 : Đâu là câu trả lời đúng nhất về quyền bầu cử, ứng cử?
A. Là cơ sở để hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước
B. Không cần bầu cử, ứng cử để xây dựng cơ quan quyền lực nhà nước
C. Người tàn tật thì không có quyền bầu cử, ứng cử
D. Người dân tộc thiểu số không được tự ứng cử
- Câu 22 : Trong quá trình bầu cử, việc cử tri không thể tự mình viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ nhưng phải tự mình bỏ phiếu đã thể hiện nguyên tắc gì trong bầu cử?
A. Phổ thông
B. Bình đẳng
C. Trực tiếp
D. Bỏ phiếu kín
- Câu 23 : Quyền ứng cử của công dân được thực hiện bằng những cách nào dưới đây?
A. Tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử
B. Vận động người khác giới thiệu mình
C. Giới thiệu về mình với Tổ bầu cử
D. Tự tuyên truyền mình trên phương tiện thông tin đại chúng
- Câu 24 : Mọi công dân đủ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử, trừ những trường hợp đặc biệt bị pháp luật cấm là nội dung của nguyên tắc nào sau đây?
A. Phổ thông
B. Trực tiếp
C. Bỏ phiếu kín
D. Bình đẳng
- Câu 25 : Trong quá trình bầu cử, việc mỗi lá phiếu có giá trị như nhau thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?
A. Phổ thông
B. Trực tiếp
C. Bỏ phiếu kín
D. Bình đẳng
- Câu 26 : Việc nhờ người thân trong gia đình đi bỏ phiếu hộ trong cuộc bỏ phiếu bầu Đại biểu Quốc hội là vi phạm nguyên tắc gì theo Luật Bầu cử?
A. Phổ thông
B. Trực tiếp
C. Bỏ phiếu kín
D. Bình Đẳng
- Câu 27 : Nguyên tắc nào sau đây không phải là nguyên tắc bầu cử?
A. Phổ thông
B. Trực tiếp
C. Công khai
D. Bình đẳng
- Câu 28 : Giả sử, ngày 22/05/2017, Việt Nam tiến hành bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Công dân có ngày sinh nào dưới đây đủ điều kiện ứng cử?
A. 21/05/1995
B. 21/04/1998
C. 21/05/1999
D. 21/05/2000
- Câu 29 : Ông X đủ 20 tuổi là người Mỹ, lập gia đình và nhập quốc tịch Việt Nam được 1 tháng thì diễn ra bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Vậy ông X
A. Có quyền bầu cử
B. Có quyền ứng cử
C. Không được bầu cử
D. Không được ứng cử
- Câu 30 : Mẹ nhờ em đi bỏ phiếu bầu cử thay. Em thấy việc làm của mẹ mình vi phạm quyền nào sau đây của công dân?
A. Quyền ứng cử
B. Quyền bầu cử
C. Quyền tham gia vài quản lí xã hội
D. Quyền tự do ngôn luận
- Câu 31 : Nhân viên Tổ bầu cử gợi ý bỏ phiếu cho người này, gạch tên người kia là vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền bầu cử
B. Quyền ứng cử
C. Quyền bình đẳng
D. Quyền tự do ngôn luận
- Câu 32 : Những người thuộc trường hợp nào dưới đây không được thực hiện quyền bầu cử?
A. Đang điều trị ở bệnh viện
B. Đang thi hành án phạt tù
C. Đang đi công tác ở biên giới, hải đảo
D. Đang bị nghi ngờ vi phạm pháp luật
- Câu 33 : Trường hợp nào sau đây không được bầu cử?
A. Người đang bị tam giam hình sự
B. Người đang nằm bệnh viện
C. Người không biết chữ
D. Người không có hộ khẩu tại nơi bầu cử
- Câu 34 : Lá phiếu của Chủ tịch nước so với lá phiếu của nông dân có giá trị
A. Cao hơn
B. Thấp hơn
C. Cao hơn rất nhiều
D. Như nhau
- Câu 35 : Anh Z đang viết phiếu bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp thì chị N là người trong tổ bầu cử hướng dẫn anh Z nên gạch tên người này, để lại tên người kia nhưng anh Z không thực hiện theo. Bà G đã quay lại clip đó và yêu cầu chị N phải đưa cho bà 10 triệu đồng nếu không sẽ công khai lên mạng. Lo sợ, chị N đã nhờ anh K đánh để buộc bà G phải xóa clip đó. Những ai dưới dây vi phạm nguyên tắc bầu cử?
A. Chị N
B. Bà G
C. Chị N và anh K
D. Chị N, anh K, bà G
- Câu 36 : Khi đang giúp chồng bỏ phiếu bầu cử theo đề xuất của anh thì chị K phát hiện anh D có hành vi gian lận phiếu bầu, chị K đã kể cho bạn thân của mình là anh N và anh M. Vốn mâu thuẫn với D nên N đã đăng tin đồn thất thiệt bôi nhọ D trên trang cá nhân, còn anh M nhắn tin tống tiền D. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bầu cử?
A. Chị K, anh D
B. Vợ chồng chị K, anh D
C. Chị K, anh D, anh N và M
D. Anh M, N
- Câu 37 : Chủ thể nào dưới đây được quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội?
A. Mọi công dân
B. Cán bộ, công chức
C. Người từ đủ 18 tuổi trở lên
D. Đại biểu Quốc hội
- Câu 38 : Một trong các nội dung của quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội là
A. Thảo luận vào các công việc chung của đất nước
B. Xây dựng các công ước quốc tế
C. Phê phán cơ quan nhà nước trên facebook
D. Giữ gìn an ninh trật tự xã hội
- Câu 39 : Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực
A. Chính trị
B. Kinh tế
C. Văn hóa
D. Xã hội
- Câu 40 : Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội có nghĩa là
A. Công dân được tham gia thảo luận những công việc chung của đất nước
B. Công dân trực tiếp quyết định những công việc chung của đất nước
C. Chỉ có cán bộ lãnh đạo mới có quyền thảo luận những vấn đề chung của đất nước
D. Mọi công dân đều có quyền quyết định mọi vấn đề chung của đất nước
- Câu 41 : Công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội thông qua việc
A. Tham gia tuyên truyền bảo vệ môi trường ở cộng đồng
B. Tham gia lao động công ích ở địa phương
C. Thảo luận, biểu quyết các vấn đề trọng đại khi Nhà nước trưng cầu ý dân
D. Viết bài đăng báo, quảng bá cho du lịch ở địa phương
- Câu 42 : Việc nào sau đây không thuộc quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân?
A. Thảo luận, biểu quyết các vấn đề trọng đại khi Nhà nước trưng cầu ý dâ
B. Tự ứng cử vào cơ quan quyền lực nhà nước tại địa phương
C. Góp ý kiến cho dự thảo quy hoạch sử dụng đất đai của xã
D. Kiến nghị với UBND xã về bảo vệ môi trường ở địa phương
- Câu 43 : Công dân tham gia đóng góp ý kiến cho Dự thảo Hiến pháp là thực hiện quyền
A. Kiểm tra, giám sát
B. Bình đẳng
C. Khiếu nại, tố cáo
D. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội
- Câu 44 : Theo pháp lệnh dân chủ ở cơ sở thì những việc phải được thông báo để nhân dân biết và thực hiện là
A. Xây dựng cơ sở hạ tầng
B. Đường lối chủ trương chính sách
C. Xây dựng hương ước
D. Kiểm tra đạo đức của cán bộ xã
- Câu 45 : Theo pháp lệnh dân chủ ở cơ sở thì những việc dân bàn và quyết định trực tiếp là
A. Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế
B. Xây dựng quy ước hương ước
C. Xét xử lưu động của Tòa án
D. Đạo đức của cán bộ xã
- Câu 46 : Theo pháp lệnh dân chủ ở cơ sở thì những việc dân thảo luận góp ý trước khi chính quyền xã quyết định là
A. Dự thảo quy hoạch phát triển kinh tế
B. Xây dựng quy ước hương ước
C. Xây dựng các công trình phúc lợi
D. Kiểm tra việc sử dụng các loại phí
- Câu 47 : Theo pháp lệnh dân chủ ở cơ sở thì những việc dân ở xã được giám sát, kiểm tra là
A. Đề án định canh định cư
B. Đường lối chủ trương chính sách
C. Xây dựng các công trình phúc lợi
D. Kiểm tra việc sử dụng các loại quỹ, phí
- Câu 48 : Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp được thực hiện theo cơ chế?
A. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp
B. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra
C. Trực tiếp, thằng thắn, thực tế
D. Dân là trên hết
- Câu 49 : Khằng định nào dưới đây không đúng về quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân
A. Phát huy sức mạnh của toàn dân
B. Bảo đảm quyền dân chủ của mỗi công dân
C. Hạn chế quyền lực của đội ngũ cán bộ các cấp
D. Hạn chế những vấn đề tiêu cực của xã hội
- Câu 50 : Biểu hiện nào dưới đây là vi phạm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân?
A. Chính quyền xã giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân nhưng thiếu công khai
B. Chính quyền xã quyết định đề án định canh, định cư mặc dù có một số ý kiến của nhân dân không nhất trí
C. Chính quyền xã công khai các khoản chi tiêu của địa phương
D. Chính quyền xã triển khai các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho dân biết
- Câu 51 : Nhân dân tham gia thảo luận, góp ý kiến các đề án định canh, định cư, giải phóng mặt bằng thuộc nội dung quyền dân chủ nào sau đây?
A. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội
B. Quyền bầu cử và ứng cử
C. Quyền khiếu nại và tố cáo
D. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại và điện tín
- Câu 52 : Công dân thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội là thể hiện nội dung của quyền nào sau đây?
A. Quyền tự do ngôn luận
B. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội
D. Quyền về đời sống xã hội
- Câu 53 : Công dân kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước là thể hiện nội dung của quyền nào sau đây?
A. Quyền tự do ngôn luận
B. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội
D. Quyền về đời sống xã hội
- Câu 54 : Công dân kiến nghị với các cơ quan nhà nước xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội là thể hiện nội dung của quyền nào sau đây?
A. Quyền tự do ngôn luận
B. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội
D. Quyền về đời sống xã hội
- Câu 55 : Công dân tham gia thảo luận, góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng, liên quan đến quyền và lợi ích cơ bản của mọi công dân là thể hiện nội dung của quyền nào sau đây?
A. Quyền tự do phát biểu
B. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội
D. Quyền về đời sống xã hội
- Câu 56 : Công dân đóng góp ý kiến, phản ánh kịp thời với Nhà nước về những vướng mắc, bất cập, không phù hợp của chính sách, pháp luật để Nhà nước sửa đổi, hoàn thiện hội là thể hiện nội dung của quyền nào sau đây?
A. Quyền tự do xây dựng pháp luật
B. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội
D. Quyền về đời sống xã hội
- Câu 57 : Công dân thảo luận và biểu quyết các vấn đề trọng đại khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân là thể hiện nội dung của quyền nào sau đây?
A. Quyền trưng cầu ý dân
B. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội
D. Quyền về đời sống xã hội
- Câu 58 : Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền của ai dưới đây?
A. Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên
B. Công dân đủ từ 20 tuổi trở lên
C. Cán bộ công chức nhà nước
D. Của mọi công dân
- Câu 59 : Ở phạm vi cơ sở, dự thảo quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã, phường là
A. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện
B. Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp
C. Những việc dân được tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã quyết định
D. Những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra
- Câu 60 : Theo quy định của pháp luật nước ta, người có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là
A. Công dân đủ 21 tuổi trở lên
B. Cán bộ, công chức nhà nước
C. Tất cả mọi công dân
D. Người đứng đầu các cơ quan trong nhà nước
- Câu 61 : Việc Nhà nước lấy ý kiến góp ý của nhân dân cho dự thảo sửa đỏi Hiến pháp năm 2013 là thực hiện dân chủ ở
A. Phạm vi cơ sở
B. Phạm vi cả nước
C. Mọi phạm vi
D. Phạm vi địa phương
- Câu 62 : Trước khi công bố phương án thi năm 2018. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã lấy ý kiến của nhân dân trong cả nước. Điều đó thể hiện quyền
A. Xây dựng xã hội học tập
B. Tham gia quản lí nhà nước, xã hội
C. Quyết định của mọi người
D. Xây dựng nhà nước pháp quyền
- Câu 63 : Trong quá trình thực hiện pháp luật, nhân dân có quyền và trách nhiệm đóng góp ý kiến, phản ánh kịp thời với Nhà nước những vướng mắc, bất cập, là một nội dung thuộc
A. Ý nghĩa quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội
B. Nội dung quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội
C. Khái niệm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội
D. Bình đẳng trong thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội
- Câu 64 : Quyền kiến nghị của công dân là một nội dung thuộc
A. Ý nghĩa quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội
B. Nội dung quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội
C. Khái niệm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội
D. Bình đẳng trong thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội
- Câu 65 : Anh A đóng góp ý kiến xây dựng quy ước, hương ước cho thôn của mình là thể hiện quyền dân chủ nào sau đây?
A. Quyền bầu cử và quyền ứng cử
B. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội
C. Quyền khiếu nại và quyền tố cáo
D. Quyền tự do lập hội và tự do hội họp
- Câu 66 : Ủy ban nhân dân xã A họp dân để bàn và cho ý kiến và mức đóng góp xây dựng đường bê tông tại địa phương. Như vậy, nhân dân xã A đã thực hiện hình thức dân chủ nào sau đây?
A. Dân chủ gián tiếp
B. Dân chủ công khai
C. Dân chủ trực tiếp
D. Dân chủ tập trung
- Câu 67 : Anh A góp ý xây dựng Luật Hôn nhân – Gia đình năm 2014 là thể hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi
A. Cơ sở
B. Cả nước
C. Địa phương
D. Trung ương
- Câu 68 : Hằng năm, một số luật được bổ sung và thay đổi cho phù hợp với thực tế. Theo em, ai có quyền tham gia đóng góp?
A. Người có thẩm quyền
B. Công dân có trình độ cao
C. Mọi công dân
D. Quốc hội
- Câu 69 : Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi Nhà nước trưng cầu dân ý. Như vậy, công dân A đã thực hiện quyền dân chủ nào dưới dây?
A. Quyền ứng cử
B. Quyền đóng góp ý kiến
C. Quyền kiểm tra, giám sát
D. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội
- Câu 70 : Anh D bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề phát triển kinh tế của nơi mình đang sinh sống trong một cuộc hợp Hội đồng nhân dân. Như vậy anh A đã thực hiện
A. Nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ đất nước
B. Quyền tự do ngôn luận
C. Quyền tự do báo chí
D. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội
- Câu 71 : Trong cuộc họp tổng kết của xã X, kế toán M từ chối công khai ngân sách thu chi của xã nên bị người dân phản đối. Ông K yêu cầu được trực tiếp chất vấn kế toán nhưng bị Chủ tịch xã ngăn cản. Chủ thể nào dưới đây đã vận dụng đúng quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội?
A. Người dân xã X và ông K
B. Người dân xã X, kế toán M và ông K
C. Chủ tịch và người dân xã X
D. Chủ tịch xã và ông K
- Câu 72 : Hiến pháp năm 2013 quy định, chủ thể có thể thực hiện quyền khiếu nại là
A. Cá nhân
B. Tổ chức
C. Cán bộ công chức
D. Cá nhân, cơ quan, tổ chức
- Câu 73 : Mục đích của quyền khiếu nại nhằm
A. Chia sẻ thiệt hại của người khiếu nại
B. Khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại
C. Phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật
D. Ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật
- Câu 74 : Công dân thực hiện quyền tố cáo là hình thức dân chủ nào dưới đây?
A. Dân chủ trực tiếp
B. Dân chủ gián tiếp
C. Dân chủ đại diện
D. Dân chủ xã hội chủ nghĩa
- Câu 75 : Quy định pháp luật về khiếu nại là cơ sở pháp lí để công dân thực hiện quyền
A. Dân chủ trực tiếp
B. Dân chủ gián tiếp
C. Dân chủ đại diện
D. Dân chủ xã hội chủ nghĩa
- Câu 76 : Quyền khiếu nại, tố cáo là quyền dân chủ cơ bản của công dân được quy định trong
A. Luật lao động
B. Nghị quyết Quốc hội
C. Hiến pháp
D. Luật Hình sự
- Câu 77 : Quyền của công dân, cơ quan, tổ chức được đề nghị cơ quan tổ chức cá nhân có thẩm quyền xem xét lại hành vi, quyết định hành chính là
A. Quyền tố cáo
B. Quyền khiếu nại
C. Quyền xã hội
D. Quyền chính trị
- Câu 78 : Quyền của công dân được báo cho cơ quan tổ chức cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan tổ chức cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho Nhà nước hoặc cơ quan tổ chức cá nhân nào là
A. Quyền tố cáo
B. Quyền khiếu nại
C. Quyền cơ bản
D. Quyền chính trị
- Câu 79 : Nhằm khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức cá nhân bị xâm phạm là mục đích của
A. Tố cáo
B. Đền bù thiệt hại
C. Khiếu nại
D. Chấp hành án
- Câu 80 : Nhằm phát hiện ngăn chặn các việc làm trái pháp luật xâm phạm tới lợi ích của Nhà nước, các tổ chức hoặc công dân là mục đích của
A. Tố cáo
B. Đền bù thiệt hại
C. Khiếu nại
D. Chấp hành án
- Câu 81 : Mục đích của khiếu nại là
A. Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem lại quyết định, hành vi hành chính
B. Báo cáo cơ quan, tổ chức có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật
C. Phát hiện, ngăn chặn các việc làm trái pháp luật
D. Khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại đã bị xâm phạm
- Câu 82 : Mục đích của tố cáo là
A. Phát hiện, ngăn chặn các việc làm trái pháp luật
B. Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem lại quyết định, hành vi hành chính
C. Báo cáo cơ quan, tổ chức có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật
D. Khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại đã bị xâm phạm
- Câu 83 : Người khiếu nại là
A. Chỉ tổ chức
B. Chỉ cá nhân
C. Cơ quan, tổ chức và cá nhân
D. Chỉ những người trên 18 tuổi
- Câu 84 : Người tố cáo là
A. Chỉ tổ chức
B. Chỉ cá nhân
C. Cơ quan, tổ chức và cá nhân
D. Chỉ những người trên 18 tuổi
- Câu 85 : Người đứng đầu cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại là người giải quyết
A. Khiếu nại
B. Tố cáo
C. Việc làm
D. Rắc rối
- Câu 86 : Công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào là biểu hiện quyền
A. Ứng cử
B. Bầu cử
C. Tố cáo
D. Khiếu nại
- Câu 87 : Thông qua giải quyết khiếu nại, tố cáo, quyền công dân được đảm bảo, bộ máy nhà nước càng được củng cố là một nội dung thuộc
A. Ý nghĩa quyền khiếu nại, tố cáo
B. Nội dung quyền khiếu nại, tố cáo
C. Khái niệm quyền khiếu nại, tố cáo
D. Cách thức khiếu nại, tố cáo
- Câu 88 : Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân?
A. Công ty tư nhân có quyền khiếu nại
B. Công ty tư nhân không có quyền khiếu nại
C. Người tàn tật không có quyền khiếu nại
D. Người không biết chữ không có quyền khiếu nại
- Câu 89 : Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân?
A. Cá nhân có quyền khiếu nại
B. Tổ chức chính trị xã hội có quyền khiếu nại
C. Người tàn tật không có quyền khiếu nại
D. Người bị xử phạt hành chính có quyền khiếu nại
- Câu 90 : Công dân sử dụng quyền nào dưới đây để đề nghị thủ trưởng cơ quan xem xét lại quyết định cho thôi việc của mình khi có căn cứ quyết định đó là trái luật?
A. Quyền tố cáo
B. Quyền ứng cử
C. Quyền bầu cử
D. Quyền khiếu nại
- Câu 91 : Ông A báo cho công an phường biết về việc một nhóm thanh niên thường xuyên tụ tập tiêm chích ma túy ở địa phương, ông A đã thực hiện
A. Quyền tố cáo
B. Quyền khiếu nại
C. Quyền bãi nại
D. Quyền khiếu nại và tố cáo
- Câu 92 : Nhân dân yêu cầu ủy ban nhân dân xã A công khai kết quả thanh tra, kiểm tra hành vi tham nhũng của ông B(Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân). Việc yêu của này của nhân dân xã A thuộc hình thức dân chủ nào?
A. Dân chủ gián tiếp
B. Dân chủ công khai
C. Dân chủ tập trung
D. Dân chủ trực tiếp
- Câu 93 : Anh A khoe với chị B: Hôm nay tớ thay mặt gia đình đi họp và biểu quyết mức đóng góp xây dựng đường giao thông. Chị B cười và bảo: quyền quyết định đó thuộc về Chủ tịch xã còn dân thường mình thì không được. Theo em, chủ thể nào dưới đây là người có quyền trực tiếp biểu quyết mức đóng góp?
A. Cán bộ xã
B. Toàn bộ nhân dân ở xã
C. Cán bộ chủ chốt ở xã
D. Chỉ những người có địa vị ở xã
- Câu 94 : Chị A bị Giám đốc kỷ luật với hình thức hạ bậc lương. Chị A cho rằng quyết định này là sai, xâm phạm đến quyền lợi của mình. Vậy chị A cần sử dụng quyền nào dưới đây theo quy định của pháp luật?
A. Quyền tố cáo
B. Quyền khiếu nại
C. Quyền bình đẳng của công dân
D. Quyền tự do ngôn luận
- Câu 95 : Khi nhận được quyết định kỷ luật do Phó Hiệu trưởng trường kí mà em cho là không đúng, em sẽ gửi đơn khiếu nại đến chủ thể nào dưới đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?
A. Hiệu trưởng nhà trường
B. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo
C. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
D. Tòa án nhân dân
- Câu 96 : Cùng nhau đi học về, phát hiện anh B đang lấy ví của nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông liên hoàn nghiêm trọng, lập tức sinh viên T đưa điện thoại của mình cho sinh viên K quay video. Sau đó sinh viên T bám theo anh B tống tiền. Biết chuyện, vợ anh B đã gặp và đe dọa khiến sinh viên T hoảng loạn tinh thần. Hành vi của những ai dưới đây cần bị tố cáo?
A. Anh B, K và T
B. Vợ chòng anh B và sinh viên T
C. Vợ chồng anh B, sinh viên K và T
D. Vợ chồng anh B, sinh viên K
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 Pháp luật và đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Ôn tập công dân với pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 7 Công dân với các quyền dân chủ
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 8 Pháp luật với sự phát triển của công dân
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 9 Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 10 Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại