Đề thi thử vào 10 môn Vật Lí (Có video chữa) - Đề...
- Câu 1 : Bỏ 100g đồng ở 1200C vào 500g nước ở 250C. Nhiệt độ của nước khi có cân bằng nhiệt gần với giá trị nào nhất? Cho nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K.
A 26,70C
B 27,70C
C 28,70C
D 29,70C
- Câu 2 : Ba điện trở R1 = 3(Ω), R2 và R3 = 4 (Ω) mắc nối tiếp nhau và mắc vào mạch điện thì hiệu điện thế 2 đầu R1 là U1 = 6(V) và R2 là U2 = 8(V). Vậy hiệu điện thế 2 đầu R3 và hiệu điện thế 2 đầu mạch là
A U3 = 6(V) và U = 16(V).
B U3 = 4(V) và U = 14(V).
C U3 = 5(V) và U = 12(V).
D U3 = 8(V) và U = 22(V).
- Câu 3 : Một học sinh kéo đều một gàu nước trọng lượng 60N từ giếng sâu 6m lên, mất hết 0,5 phút. Công suất của lực kéo là:
A 720W.
B 12W.
C 180W.
D 360W.
- Câu 4 : Cánh máy bay thường được quét ánh bạc để:
A Giảm ma sát với không khí
B Giảm sự dẫn nhiệt
C Liên lạc thuận lợi hơn với các đài ra đa
D Ít hấp thụ bức xạ nhiệt của mặt trời
- Câu 5 : Một ấm điện hoạt động bình thường ở hiệu điện thế 220V và cường độ qua ấm là 5A. Biết dây điện trở của ấm làm bằng nikêlin có điện trở suất 0,4.10-6 Ω.m, tiết diện 2mm2. Chiều dài của dây điện trở trên là:
A 200m
B 220m
C 250m
D 280m
- Câu 6 : Quy tắc nắm tay phải dùng để xác định chiều đường sức từ của
A nam châm thẳng.
B ống dây có dòng điện chạy qua
C một dây dẫn có hình dạng bất kì có dòng điện chạy qua
D dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua
- Câu 7 : Trong các vật sau đây: Vật A có khối lượng 0,5kg ở độ cao 2m; vật B có khối lượng 1kg ở độ cao 1,5m; vật C có khối lượng 1,5kg ở độ cao 3m. Thế năng của vật nào lớn nhất?
A Vật B
B Vật A
C Ba vật có thế năng bằng nhau
D Vật C
- Câu 8 : Cho vòng dây dẫn kín đặt gần cực của thanh nam châm. Dòng điện cảm ứng không xuất hiện trong vòng dây trong những trường hợp nào dưới đây?
A Vòng dây đứng yên, nam châm dịch qua phải.
B Vòng dây dịch qua trái, nam châm đứng yên.
C Vòng dây và nam châm đặt gần nhau và đứng yên.
D Vòng dây dịch qua phải, nam châm dich qua trái.
- Câu 9 : Cho một gương phẳng xy, chiếu đến gương phẳng một tia tới SI hợp với gương một góc 300 như hình vẽ. Tính góc hợp bởi tia phản xạ và tia tới
A 600
B 1200
C 300
D 900
- Câu 10 : Một vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ và cách thấu kính \(15cm\). Ảnh sẽ ngược chiều vật khi tiêu cự của thấu kính là:
A \(40cm\)
B \(30cm\)
C \(20cm\)
D \(10cm\)
- Câu 11 : Khi máy bơm nước hoạt động, điện năng chủ yếu biến đổi thành dạng năng lượng nào dưới đây?
A Năng lượng ánh sáng
B Nhiệt năng
C Hoá năng
D Cơ năng
- Câu 12 : Cho ba điện trở R1 = 30Ω; R2 = 20Ω; R3 = 12Ω được mắc song song với nhau như sơ đồ hình bên thì điện trở tương đương RAB của đoạn mạch là
A RAB = 1Ω
B RAB = 24Ω
C RAB = 6Ω
D RAB = 144Ω
- Câu 13 : Trong thí nghiệm như hình 1, biết rằng khi đưa nam châm từ ngoài vào trong lòng cuộn dây thì đèn LED màu đỏ sáng, đèn LED màu vàng không sáng. Khi kéo nam châm từ trong ra ngoài cuộn dây thì đèn LED màu đỏ không sáng, đèn LED màu vàng sáng. Hỏi khi đưa cuộn dây lại gần nam châm thì điều gì xảy ra ?
A Đèn LED màu đỏ sáng, đèn LED màu vàng không sáng
B Đèn LED màu đỏ không sáng, đèn LED màu vàng sáng
C Cả hai đèn không sáng
D Cả hai đèn sáng
- Câu 14 : Nếu tăng hiệu điện thế ở 2 đầu đường dây tải điện lên 10 lần thì công suất hao phí do toả nhiệt sẽ thay đổi như thế nào?
A Tăng lên 10 lần
B Tăng lên 100 lần
C Giảm đi 100 lần
D Giảm đi 10 lần
- Câu 15 : Chiếu tia tới SI từ không khí tới mặt phân cách với thuỷ tinh. Trong các tia đã cho ở hình 2, tia nào là tia khúc xạ?
A Tia 1
B Tia 2
C Tia 3
D Tia 4
- Câu 16 : Trong các phát biểu sau đây phát biểu nào là sai ?
A Để đo cường độ dòng điện phải mắc ampe kế với dụng cụ cần đo
B Để đo hiệu điện thế hai đầu một dụng cụ cần mắc vôn kế song song với dụng cụ cần đo
C Để đo điện trở phải mắc oát kế song song với dụng cụ cần đo .
D Để đo điện trở một dụng cụ cần mắc một ampe kế nối tiếp với dụng cụ và một vôn kế song song với dụng cụ đó.
- Câu 17 : Việc làm nào dưới đây an toàn khi sử dụng điện
A Mắc nối tiếp cầu chì loại bất kì cho mỗi dụng cụ điện.
B Sử dụng dây dẫn không có vỏ bọc cách điện.
C Làm thí nghiệm với nguồn điện có hiệu điện thế 45V.
D Rút phích cắm đèn bàn ra khỏi ổ lấy điện khi thay bóng đèn.
- Câu 18 : Thấu kính nào có tiêu cự sau đây được chọn làm kính lúp:
A 5cm, 8cm, 10cm
B 100cm, 80cm
C 200cm, 250cm.
D
50cm, 30cm
- Câu 19 : Một máy biến thế có số vòng dây cuộn sơ cấp gấp 3 lần số vòng dây cuộn thứ cấp thì
A Giảm hiệu điện thế được 3 lần
B Tăng hiệu điện thế gấp 3 lần
C Giảm hiệu điện thế được 6 lần
D Tăng hiệu điện thế gấp 6 lần
- Câu 20 : Người ta truyền tải một công suất điện 100kW bằng một đường dây dẫn có điện trở R thì công suất hao phí trên đường dây truyền tải điện là 0,2kW. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là 110kV. Điện trở dây dẫn bằng
A 50Ω
B 500Ω
C 121Ω
D 242Ω
- Câu 21 : Trên hình là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế đối với các dây dẫn khác nhau. Dựa vào đồ thị cho biết điện trở R1, R2, R3 có giá trị là:
A R1 = 20Ω, R2 = 120Ω, R3 = 60Ω
B R1 = 12Ω, R2 = 8,3Ω, R3 = 4,16Ω
C R1 = 60Ω, R2 = 120Ω, R3 = 240Ω
D R1 = 30Ω, R2 = 120Ω, R3 = 60Ω
- Câu 22 : Một người bị cận thị, khi không đeo kính có thể nhìn rõ vật xa mắt nhất là 50cm. Người đó phải đeo kính cận có tiêu cự là :
A 30cm
B 40cm
C 50cm
D 60cm
- Câu 23 : Ngâm một dây điện trở vào bình 1,5 lit nước ở 200C thì trong thời gian 30 phút nước sôi. Tính phần điện năng mà dòng điện truyền cho nước, biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4200J/kgK
A Q = 504000J
B Q = 54000J
C Q = 36000J
D Q = 60000J
- Câu 24 : Muốn nhìn rõ vật thì vật phải ở trong phạm vi nào của mắt:
A Từ cực cận đến mắt.
B Từ cực viễn đến mắt.
C Từ cực viễn đến cực cận của mắt.
D Các ý trên đều đúng.
- Câu 25 : Dòng điện xoay chiều có thể gây ra tác dụng nào trong các tác dụng sau đây? Chọn câu trả lời đầy đủ nhất.
A Tác dụng nhiệt, tác dụng từ
B Tác dụng nhiệt, tác dụng cơ
C Tác dụng nhiệt, tác dụng quang
D Tác dụng nhiệt, tác dụng quang, tác dụng từ, tác dụng cơ.
- Câu 26 : Máy phát điện xoay chiều gồm các bộ phận chính nào dưới đây?
A nam châm vĩnh cửu và 2 thanh quét
B ống dây điện có lõi sắt và hai vành khuyên
C cuộn dây dẫn và nam châm
D cuộn dây dẫn và lõi sẳt
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 48 Mắt
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 49 Mắt cận và mắt lão
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 50 Kính lúp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 1 Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào HĐT giữa hai đầu dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 2 Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 4 Đoạn mạch nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 8 Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 7 Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 5 Đoạn mạch song song
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 9 Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn