Ảnh tạo bởi gương phẳng , gương cầu lồi, gương cầu...
- Câu 1 : Nói về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, tính chất nào dưới đây là đúng?
A Hứng được trên màn hình và lớn bằng vật.
B Không hứng được trên màn và bé hơn vật
C Không hứng được trên màn và lớn bằng vật
D Hứng được được trên màn và lớn hơn vật.
- Câu 2 : Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có những tính chất nào sau đây?
A Ảnh thật, bằng vật.
B Ảnh ảo, bằng vật.
C Anh ảo, cách gương một khoảng băng khoảng cách từ vật đến gương
D Không hứng được trên màn và bé hơn vật.
- Câu 3 : Vì sao người lái ô tô hay xe máy lại dùng một gương cầu lồi đặt phía trước mặt để quan sát những vật ở phía sau lưng mà không dùng gương phẳng?
A Vì gương cầu lồi cho ảnh sáng hơn.
B Vì gương cầu lồi cho ảnh giông vật hơn.
C Vì gương cầu lồi cho phép nhìn thấy các vật ở xa hơn.
D Vì gương cầu lồi cho ta nhìn thấy các vật nằm trong một vùng rộng hơn.
- Câu 4 : Ảnh ảo của vật tạo bởi gương cầu lõm có những tính chất nào dưới đây?
A Lớn băng vật.
B Lớn hơn vật
C Nhỏ hơn vật
D Nhỏ hơn ảnh tạo bởi gương cầu lồi.
- Câu 5 : Trong ba loại gương (gương cầu lồi, gương phẳng, gương cầu lõm), gương nào cho ảnh ảo của cùng một vật lớn hơn? xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải.
A Gương phảng, gương cầu lõm, gương cầu lồi
B Gương cầu lõm, gương cầu lồi, gương phẳng
C Gương cầu lõm, gương phẳng, gương cầu lồi.
D Gương cầu lồi, gương phẳng, gương cầu lõm.
- Câu 6 : Một vật sáng AB đặt trước một gương phẳng (hình vẽ). Góc tạo bởi vật và mặt gương bằng 60 độ. Hãy vẽ ảnh của vật tạo bởi gương và tìm góc tạo bởi ảnh và mặt gương.
- Câu 7 : Cho một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng.a) Vẽ ảnh S’ của S tạo bởi gương (dựa vào tính chất của ảnh).b) Vẽ một tia tới SI cho một một tia phản xạ đi qua một điểm A ở trước gương (hình 5.2)
- Câu 8 : Cho một điểm sáng s đặt trước một gương cầu lồi tâm o, bán kính R. Coi phần mặt cầu nhỏ quanh một điểm M trên mặt gương cầu như một gương phẳng nhỏ đặt vuông góc với bán kính OM (hình 7.2).a) Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng để vẽ ảnh của s tạo bởi gương cầu lồi. Nêu rõ cách vẽ.b) Ảnh đó là ảnh gì? ở gần hay xa gương hơn vật?
- Câu 9 : Tìm trong nhà một đồ dùng có tác dụng tương tự như một gương cầu lõm. Đặt một vật ở vị trí thích hợp trước gương cầu lõm đó để nhìn thấy ảnh ảo của vật, di chuyển vật lại gần mặt gương, độ lớn của ảnh thay đổi như thế nào?
- Câu 10 : Hãy dùng lập luận để chứng tỏ rằng ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lồi luôn luôn bé hơn ảnh ảo của vật đó tạo bởi gương cầu lõm.
- Câu 11 : Một người đứng trước một gương phẳng đặt mắt tại M để quan sát ảnh của một bức tường song song với gương ở phía sau lưng (hình 5.6).a) Dùng hình vẽ xác định khoảng PQ trên tường mà người ấy quan sát được trong gương. Nói rõ cách vẽ.b) Nếu người ấy tiến lại gần gương hơn thì khoảng PQ sẽ biến đổi như thế nào?
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 25 Hiệu điện thế
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 26 Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 29 An toàn khi sử dụng điện
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 30 Tổng kết chương III Điện Học
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 1 Nhận biết ánh sáng - Nguồn sáng và vật sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 2 Sự truyền ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 3 Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 4 Định luật phản xạ ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 5 Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 7 Gương cầu lồi