Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT N...
- Câu 1 : Vi phạm hành chính là hành vi xâm phạm đến gì?
A. kỉ luật lao động.
B. quy tắc quản lí nhà nước.
C. kỉ luật tổ chức.
D. quy tắc quản lí hành chính.
- Câu 2 : Công ty M xả nước thải ra sông gây ô nhiễm môi trường bị phạt 15 triệu đồng. Công ty M đã vi phạm pháp luật gì?
A. kỉ luật.
B. dân sự.
C. hình sự.
D. hành chính.
- Câu 3 : Chọn cụm từ thích hợp hoàn thành câu sau: Mọi công dân đều có quyền học ............
A. chương trình liên kết.
B. theo chủ đề tự chọn.
C. giáo trình nâng cao.
D. không hạn chế.
- Câu 4 : Quyền ứng cử của công dân được thực hiện bằng hai con đường nào dưới đây?
A. Tự đề cử và tự ứng cử.
B. Được đề cử và được giớ thiệu ứng cử.
C. Tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử.
D. Tự giới thiệu và được giới thiệu ứng cử.
- Câu 5 : K và T cùng học một lớp. Nhưng vì K ghen ghét T, nên đã tung tin xấu về T có liên quan đến việc mất tiền của một bạn trong lớp. Vậy K đã xâm phạm đến gì?
A. danh dự và nhân phẩm của T.
B. tính mạng và sức khỏe của T.
C. đời sống riêng tư của T.
D. quyền tự do cá nhân của T.
- Câu 6 : Chị A trồng rau sạch để bán lấy tiền rồi dùng tiền đó mua gạo.Vậy tiền đó thực hiện chức năng nào dưới đây?
A. Thước đo giá trị.
B. Phương tiện thanh toán.
C. Phương tiện giao dịch.
D. Phương tiện lưu thông.
- Câu 7 : Công dân thực hiện quyền bầu cử, ứng cử theo quy định của pháp luật là thể hiện bình đẳng về nội dung nào dưới đây?
A. Vai trò của công dân.
B. Trách nhiệm của công dân.
C. Quyền và nghĩa vụ.
D. Quyền và nhiệm vụ.
- Câu 8 : Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín,điện thoại, điện tín?
A. Nhờ bạn viết thư hộ.
B. Cho bạn đọc tin nhắn của mình.
C. Cho bạn số điện thoại người thân.
D. Đọc trộm tin nhắn của người khác.
- Câu 9 : Sau khi sinh con, để thuận lợi cho công tác và chăm sóc con, chị H bàn với chồng chuyển đến nhà sống cùng bố mẹ đẻ, chồng chị đã vui vẻ đồng ý.Việc làm trên thể hiện bình đẳng trong nội dung nào?
A. trong quan hệ tài sản.
B. trong quan hệ nhân thân.
C. về quyền của công dân.
D. về trách nhiệm pháp lý.
- Câu 10 : Tại điểm bầu cử X, chị A đã giúp chồng là anh B bỏ phiếu bầu cử theo đề xuất của anh thì chị A phát hiện cụ H không biết chữ, nhân viên T của tổ bầu cử đã nhờ chị A viết phiếu bầu theo đúng ý cụ rồi đưa phiếu cho cụ H bỏ vào thùng. Những ai dưới đây đã vi phạm nguyên tắc bầu cử?
A. Chị A và anh B.
B. Chị A và anh B và nhân viên T.
C. Chị A và nhân viên T.
D. Chị A và nhân viên T và cụ H.
- Câu 11 : Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên trị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kỳ nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và nội dung nào sau đây?
A. chính sách và chỉ tiêu chính.
B. chi phí sản xuất xác định.
C. nhu cầu thị trường tiêu dùng.
D. giá cả và thu nhập xác định.
- Câu 12 : Mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ của công dân đến đâu còn phụ thuộc vào gì?
A. nhu cầu, sở thích, cách sống của mỗi người.
B. khả năng, hoàn cảnh, điều kiện của mỗi người.
C. quy định và cách xử lý của cơ quan nhà nước.
D. nhu cầu, thu nhập và quan hệ mỗi người.
- Câu 13 : Công dân không vi phạm quyền bất khả xâm phạm vào chổ ở khi tự ý vào nhà của người khác khi thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Tuyên truyền thông tin nội bộ.
B. Vận động tranh cử.
C. Tuyên truyền mua bảo hiểm.
D. Cấp cứu người khi cháy nhà.
- Câu 14 : Do không đủ điều kiện để theo học đại học sau khi tốt nghiệp THPT, nên H đã lựa chọn hệ vừa học vừa làm.Trong trường hợp này, H đã thực hiện quyền nào dưới đây?
A. Quyền học thường xuyên, học suốt đời.
B. Quyền được sáng tạo trong lao động và học tập.
C. Quyền kết hợp lao động và học tập.
D. Quyền bình đẳng về học tập.
- Câu 15 : Quyền học tập của công dân được hiểu là mọi người có thể học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với nội dung nào sau đây?
A. trào lưu của xã hội.
B. định hướng của nhà trường.
C. yêu cầu của gia đình.
D. khả năng của bản thân.
- Câu 16 : Để có đủ số hàng giao đúng hẹn cho công ty của anh A theo hợp đồng đã ký kết, ông B đã bất chấp điều khoản quy định về chất lượng sản phẩm trong hợp đồng đó bằng cách hợp tác với anh C làm hàng giả số lượng lớn nhằm thu lời bất chính. Biết được việc này, vợ anh C là chị D liền tìm cách can ngăn chồng chấm dứt làm hàng giả và dọa sẽ tố cáo ông B ra công an. Để bảo vệ công việc làm ăn của chồng mình, bà E đã thuê anh G và H chặn đánh và gây thương tích 11% cho chị D. Những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật hình sự?
A. Vợ chồng ông B, C, G và H.
B. Vợ chồng ông B, A, G và H.
C. Anh C, G, H và chị D.
D. Bà E, chị D, G, và H.
- Câu 17 : Bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện trong quan hệ gì?
A. nhân thân và lao động.
B. nhân thân và tài sản.
C. dân sự và xã hội.
D. tài sản và sở hữu.
- Câu 18 : Hoàn thành câu sau: Sử dụng pháp luật là các cá nhân,tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật .......
A. quy định phải làm.
B. cho phép làm.
C. không cho phép làm.
D. quy định cấm làm.
- Câu 19 : Công dân thực hiện quyền bầu cử, ứng cử theo quy định của pháp luật là thể hiện bình đẳng về gì?
A. trách nhiệm của công dân.
B. vai trò của công dân.
C. nghĩa vụ và nhiệm vụ.
D. quyền và nghĩa vụ.
- Câu 20 : Vai trò sản xuất của cải vật chất là gì?
A. cơ sở cho sự tồn tại của Nhà nước.
B. nền tảng của xã hội loài người.
C. cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của xã hội.
D. động lực thúc đẩy xã hội phát triển.
- Câu 21 : Công an bắt người trong trường hợp nào dưới đây thì không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Hai học sinh gây mất trật tự trong lớp học.
B. Hai nhà hàng xóm to tiếng với nhau.
C. Tung tin, bịa đặt nói xấu người khác.
D. Một người đang bẻ khóa lấy trộm xe máy.
- Câu 22 : Cho rằng bác sĩ S đã bỏ mặc con mình trong lúc nguy cấp, T đã làm đơn tố cáo S với lý do bịa đặt, rằng S đã nhận nhiều tiền hối lộ của mình. Thấy vậy, bạn của S là G và X đã nhờ A đến dàn xếp với T nhưng không được. Do thiếu kiềm chế nên A đã đánh T bị thương phải nhập viện, chứng kiến cảnh lúc xô xát đó, chị Q liền quay phim và tung lên mạng với nội dung bác sĩ S thuê người đánh chồng mình nhằm hạ uy tín của S. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm của công dân?
A. Vợ chồng T và Q.
B. X, S, L và G.
C. S, G, L và A.
D. Chỉ mình chị Q.
- Câu 23 : Việc chuyển đổi từ sản xuất mũ vải sang sản xuất mũ bảo hiểm chịu tác động của quy luật giá trị nào dưới đây?
A. Điều tiết trong lưu thông.
B. Tự phát từ quy luật giá trị.
C. Điều tiết sản xuất.
D. Tỷ suất lợi nhuận cao.
- Câu 24 : Chị G bị chồng là anh D bắt theo tôn giáo của gia đình nhưng G không chấp thuận. Bố mẹ D là ông bà S ép G phải bỏ việc để ở nhà chăm lo gia đình. Mặt khác, D còn tự ý bán xe máy riêng của G vốn đã có từ trước khi hai người kết hôn khiến G càng bế tắc. Thấy con gái mình bị nhà chồng đối xử không tốt nên bà H đã chửi bới bố mẹ D đồng thời nhờ Y đăng bài nói xấu, bịa đặt để hạ uy tín của ông bà S trên mạng. Ai dưới đây đã vi phạm nội dung bình đẳng trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng?
A. Ông bà S, bà H và Y.
B. Chỉ có anh D.
C. Bà H, anh D và Y.
D. Anh D và Y.
- Câu 25 : Ông H mua hàng của ông T nhưng không trả tiền đầy đủ, đúng thời hạn như đã thỏa thuận với ông T. Ông H đã vi phạm loại pháp luật nào dưới đây?
A. Hình sự.
B. Kỉ luật.
C. Dân sự.
D. Hành chính.
- Câu 26 : Quyền tự do ngôn luận là gì?
A. quyền công bằng của công dân.
B. quyền bình đẳng của công dân.
C. quyền dân chủ cơ bản của công dân.
D. quyền tự do cơ bản của mỗi công dân.
- Câu 27 : Mọi người chủ động đi đến cơ quan chức năng để đăng ký tạm trú, tạm vắng thuộc hình thức nào sau đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Tuân thủ pháp luật.
- Câu 28 : Công dân được khuyến khích để phát triển tài năng là biểu hiện của quyền nào sau đây?
A. dân chủ.
B. tác giả.
C. phát triển.
D. sáng tạo.
- Câu 29 : Quyền sáng tác văn học nghệ thuật thuộc nội dung của quyền nào dưới đây?
A. Quyền sở hữu.
B. Quyền sáng tạo.
C. Quyền tự do ngôn luận.
D. Quyền phát triển.
- Câu 30 : Anh A và chị B vào làm việc tại công ty X cùng một thời điểm. Anh A được trả lương cao hơn chị B. Trong trường hợp này giám đốc công ty căn cứ vào tiêu chuẩn nào dưới đây để trả lương?
A. Trình độ chuyên môn.
B. Dân tộc.
C. Giới tính.
D. Nguồn gốc gia đình.
- Câu 31 : Chủ thể thực hiện quyền khiếu nại là gì?
A. cán bộ, công chức.
B. tổ chức.
C. cá nhân, tổ chức.
D. cá nhân.
- Câu 32 : Vì chị H thường xuyên bị ông M lãnh đạo cơ quan gây khó khăn nên anh P chồng chị là phóng viên đã viết bài đăng báo xuyên tạc việc ông M sử dụng ngân sách của đơn vị sai mục đích. Ông M nhờ chị T là chủ tịch công đoàn khuyên vợ chồng chị H nên cải chính nội dung bài báo đó nhưng chị H từ chối. Vì thế ông M không cho chị phát biểu ý kiến trong nhiều cuộc họp sau này. Những ai dưới đây vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân?
A. Anh P, ông M và chị T.
B. Anh P và ông M.
C. Anh P, ông M và chị H.
D. Ông M và chị H.
- Câu 33 : Năm nay A 15 tuổi lên lớp 10. Để động viên con, bố A đã mua xe máy cúp 50 cho A. Nhưng A đã nói với bố: Con cảm ơn bố, sang năm con sẽ đi học bằng xe này ạ. Bạn A đã thực hiện đúng hình thức thực hiện pháp luật nào?
A. Áp dụng pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật.
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 Pháp luật và đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Ôn tập công dân với pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 7 Công dân với các quyền dân chủ
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 8 Pháp luật với sự phát triển của công dân
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 9 Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 10 Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại