Đề thi HK1 môn Vật Lý 7 năm 2020 trường THCS Nguyễ...
- Câu 1 : Khi bầu trời xung quanh ta có dông, ta thường nghe tiếng sấm. Nguồn âm phát ra là:
A. các lớp không khí va chạm nhau.
B. do nhiều hơi nước trong không khí va chạm nhau.
C. lớp không khí ở đó dao động mạnh.
D. do lớp không khí ở đó bị nén mạnh.
- Câu 2 : Tiếng ồn có những tác dụng xấu nào sau đây:
A. Gia tăng mệt mỏi và rối loạn chức năng thần kinh.
B. Gây ra co giật hệ cơ.
C. Gia tăng nhịp tim, nhịp thở, huyết áp.
D. Tất cả những tác dụng trên.
- Câu 3 : Biện pháp để chống ô nhiễm tiếng ồn là:
A. Tác động vào nguồn âm, làm giảm độ to của âm.
B. Ngăn chặn đường truyền âm.
C. Làm phân tán tiếng ồn trên đường truyền.
D. Bao gồm tất cả các ý A, B, C.
- Câu 4 : Những vật nào sau đây phản xạ tốt âm thanh?
A. Bê tông, gỗ, vải.
B. Thép, vải, bông.
C. Sắt, thép, đá.
D. Lụa, nhung, gốm.
- Câu 5 : Âm phản xạ có độ to:
A. lớn hơn âm tới
B. nhỏ hơn âm tới
C. bằng âm tới
D. bằng một nửa âm tới
- Câu 6 : Trong thời gian chiến tranh, khi một qua bom nổ trên mặt đất người ta đã ghi nhận như sau, theo em ghi nhận nào sau đây là sai?
A. Nghe được tiếng nổ sau khi đất dưới chân đã rung chuyển.
B. Đất dưới chân đã rung chuyển sau khi nhìn thấy tia sáng phát ra.
C. Nghe được tiếng nổ sau khi nhìn thấy tia sáng phát ra.
D. Đất dưới chân rung chuyển cùng lúc nghe được tiếng nổ.
- Câu 7 : Khi biên độ dao động càng lớn thì:
A. âm phát ra càng to
B. âm phát ra càng nhỏ
C. âm càng bổng
D. âm càng trầm
- Câu 8 : Một con lắc thực hiện 20 dao động trong 10 giây. Tần số dao động của con lắc này là:
A. 2Hz
B. 0,5Hz
C. 2s
D. 0,5dB
- Câu 9 : Khi gõ vào mặt trống thì mặt trống rung động phát ra âm thanh. Nhưng khi cho con lắc dao động thì người ra không nghe được âm thanh. Có người giải thích như sau, chọn câu giải thích đúng:
A. Con lắc không phải là nguồn âm.
B. Con lắc là nguồn phát ra âm thanh nhưng tần số nhỏ (hạ âm) nên tai người không nghe được.
C. Vì dây của con lắc ngắn, nên con lắc không có khả năng phát ra âm thanh.
D. Con lắc chuyển động nên không phát ra âm thanh.
- Câu 10 : Những nhạc cụ nào sau đây phát ra âm thanh nhờ các cột không khí dao động trong nhạc cụ đó:
A. Sáo.
B. Kèn hơi.
C. Khèn.
D. Cả A, B,C.
- Câu 11 : Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống của câu sau đây:Gương………..có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành chùm tia phản xạ song song.
A. cầu lõm
B. nào cũng đều
C. cầu lồi
D. phẳng
- Câu 12 : Âm thanh phát từ ti vi là ở bộ phận nào?
A. Người ở trong ti vi.
B. Từ núm điều chỉnh âm thanh cùa chiếc ti vi.
C. Màng loa.
D. Màn hình của ti vi.
- Câu 13 : Vận tốc truyền âm trong các môi trường tăng dần theo thứ tự nào sau đây?
A. Khí, rắn, lỏng.
B. Lỏng, khí, rắn.
C. Rắn, lỏng, khí.
D. Khí, lỏng, rắn.
- Câu 14 : Khi âm thoa dao động thì
A. phát ra ánh sáng
B. phát ra âm thanh
C. tỏa nhiệt
D. phản xạ âm
- Câu 15 : Có hai loại trống có bề mặt to nhỏ khác nhau, một người gõ vào mặt trống nhỏ và sau đó gõ như thế vào mặt trống lớn. Theo em câu kêt luận nào sau đây là sai?
A. Trống càng lớn âm thanh phát ra càng trầm.
B. Trống càng lớn âm thanh phát ra càng cao.
C. Gõ dùi trống vào chính giữa mặt trống thì âm phát ra to hơn các vị trí khác.
D. Mặt trống càng căng âm thanh phát ra càng cao.
- Câu 16 : Hãy chọn câu đúng khi nói về âm thanh:
A. Có thể nghe được tiếng sấm trước khi nhìn thấy chớp.
B. Âm truyền nhanh hơn ánh sáng.
C. Âm không thể truyền trong chân không.
D. Âm không thể truyền qua nước.
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 25 Hiệu điện thế
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 26 Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 29 An toàn khi sử dụng điện
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 30 Tổng kết chương III Điện Học
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 1 Nhận biết ánh sáng - Nguồn sáng và vật sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 2 Sự truyền ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 3 Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 4 Định luật phản xạ ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 5 Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 7 Gương cầu lồi