Ôn tập Vật lí 10 chương 3 cân bằng và chuyển động...
- Câu 1 : Điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của ba lực không song song là:
A. hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba.
B. ba lực đó có độ lớn bằng nhau.
C. ba lực đó phải đồng phẳng và đồng quy.
D. ba lực đó có giá vuông góc nhau từng đôi một.
- Câu 2 : Điều nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm hợp lực của hai lực song song, cùng chiều?
A. Độ lớn bằng tổng độ lớn của hai lực thành phần.
B. Cùng chiều với hai lực thành phần.
C. Phương song song với hai lực thành phần.
D. Cả ba đặc điểm trên.
- Câu 3 : Muốn cho một vật có trục quay cố đinh nằm cân bằng thì
A. tổng mômen của các lực có khuynh hướng làm vật quay theo một chiều phải bằng tổng mômen của các lực có khuynh hướng làm vật quay theo chiều ngược lại.
B. tổng mômen của các lực phải bằng hằng số.
C. tổng mômen của các lực phải khác 0.
D. tổng mômen của các lực phải là một vectơ có giá đi qua trục quay.
- Câu 4 : Gọi là lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian ∆t thì xung lượng của lực trong khoảng thời gian ∆t là:
A.
B.
C.
D.
- Câu 5 : Điều nào sau đây là sai khi nói về động lượng?
A. Động lượng có đơn vị là
B. Động lượng xác định bằng tích của khối lượng của vật và vectơ vận tốc của vật ấy.
C. Động lượng là một đại lượng vectơ.
D. Giá trị của động lượng phụ thuộc vào hệ quy chiếu.
- Câu 6 : Công cơ học là đại lượng
A. Không âm
B. Vô hướng
C. Luôn dương
D. vectơ.
- Câu 7 : Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về động năng?
A. Động năng là dạng năng lượng vật có được do nó có độ cao so với mặt đất.
B. Động năng xác định bằng biểu thức trong đó m là khối lượng, v là vận tốc của vật.
C. Động năng là đại lượng vô hướng luôn dương hoặc bằng không.
D. Động năng là dạng năng lượng vật có được do nó chuyển động.
- Câu 8 : Thế năng trọng trường không phụ thuộc vào:
A. khối lượng của vật.
B. vị trí đặt vật.
C. vận tốc của vật.
D. gia tốc trọng trường.
- Câu 9 : Công của lực thế không phụ thuộc vào
A. trọng lượng của vật.
B. gia tốc trọng trường.
C. vị trí của điểm đầu và điểm cuối.
D. dạng đường chuyển dời của vật.
- Câu 10 : Cơ năng của vật không thay đổi nếu vật chuyển động:
A. chỉ có lực ma sát nhỏ.
B. chuyển động thẳng đều.
C. chuyển động tròn đều.
D. chỉ dưới tác dụng của trọng lực.
- Câu 11 : Hai lực cân bằng là hai lực
A. Cùng tác dụng lên một vật.
B. Trực đối.
C. Cùng tác dụng lên một vật và trực đối.
D. Có tổng độ lớn bằng 0.
- Câu 12 : Khi vật được treo bằng sợi dây cân bằng thì trọng lực tác dụng lên vật:
A. Cùng hướng với lực căng dây
B. Cân bằng với lực căng dây.
C. Hợp với lực căng dây một góc 90°.
D. Bằng 0.
- Câu 13 : Vị trí trọng tâm của vật rắn trùng với
A. điểm đặt của trọng lực tác dụng lên vật.
B. điểm chính giữa vật.
C. tâm hình học của vật.
D. điểm bất kì trên vật.
- Câu 14 : Một viên bi nằm cân bằng trên mặt bàn nằm ngang thì dạng cân bằng của viên bi khi đó là
A. Cân bằng không bền.
B. Cân bằng bền.
C. Cân bằng phiếm định.
D. Lúc đầu cân bằng bền, sau một thời gian chuyển thành cân bằng phiếm định.
- Câu 15 : Một vật chịu tác dụng của ba lực song song, vật sẽ cân bằng nếu:
A. Ba lực cùng chiều.
B. Một lực ngược chiều với hai lực còn lại.
C.
D. Ba lực có độ lớn bằng nhau.
- Câu 16 : Hợp lực của hai lực song song, trái chiều có đặc điểm nào sau đây?
A. Có phương song song với hai lực thành phần.
B. Cùng chiều với chiều của lực lớn hơn.
C. Có độ lớn bằng hiệu độ lớn của hai lực thành phần.
D. Các đặc điểm trên đều đúng.
- Câu 17 : Hệ hai lực được coi là ngẫu lực nếu hai lực đó cùng tác dụng vào một vật và có đặc điểm là:
A. Cùng phương và cùng chiều.
B Cùng phương, cùng chiều và có độ lớn bằng nhau.
C. Cùng phương và ngược chiều.
D. Cùng phương, khác giá, ngược chiều và có độ lớn bằng nhau.
- Câu 18 : Mức vững vàng của cân bằng sẽ gia tăng nếu:
A. vật có mặt chân đế càng to, trọng tâm càng thấp.
B. vật có mặt chân đế càng nhỏ, trọng tâm càng thấp.
C. vật có mặt chân đế càng to, trọng tâm càng cao.
D. vật có mặt chân đế càng nhỏ, trọng tâm càng cao.
- Câu 19 : Hệ kín là hệ trong đó:
A. Các vật chỉ tương tác với nhau trong một thời gian rất ngắn.
B. Các vật trong hệ chỉ tương tác rất ít với các vật khác bên ngoài hệ.
C. Các vật trong hệ chỉ tương tác với nhau.
D. Các vật không tương tác với nhau.
- Câu 20 : Gọi m là khối lượng của vật, v là độ lớn vận tốc của vật. Động lượng của vật có độ lớn là :
A.
B.
C. mv
D.
- Câu 21 : Điều nào sau đây là sai khi nói về công suất ?
A. Công suất được đo bằng công thực hiện trong một đơn vị thời gian.
B. Công suất là đại lượng vectơ.
C. Công suất cho biết tốc độ sinh công của vật.
D. Công suất có đơn vị là Oát (W).
- Câu 22 : Khi vật chuyển động tròn đều thì công của lực hướng tâm luôn:
A. dương.
B. âm.
C. bằng 0.
D. bằng hằng số.
- Câu 23 : Cơ năng đàn hồi của vật được bảo toàn khi
A. vật chuyển động theo một quy luật xác định.
B. lực ma sát tác dụng lên vật là nhỏ.
C. vật chuyển động và không có trọng lực tác dụng.
D. vật chuyển động không có lực ma sát.
- Câu 24 : Theo định luật Kêple I thì mọi hành tinh đều chuyển độngtrên các quỹ đạo :
A. Hình tròn.
B. Hyperbol.
C. Parabol.
D. Hình elip trong đó Mặt Trời nằm ở một tiêu điểm.
- Câu 25 : Giá trị nào sau đây đúng với vận tốc vũ trụ cấp I?
A. v = 11,2 km/s
B. v = 9,7 km/s
C. v = 7,9 kn/s.
D. v = 16,7 km/s.
- Câu 26 : Vật nằm yên trên mặt bàn nằm ngang thì
A. Vật không chịu tác dụng của một lực nào
B. Vật chịu tác dụng của 3 lực cân bằng nhau.
C. Trọng lực tác dụng lên vật cân bằng với phản lực của mặt bàn.
D. Lực ma sát nghỉ cân bằng với trọng lực
- Câu 27 : Khi môt vật chịu tác dụng của ba lực thì điều kiện đủ để vật cân bằng là:
A. Ba lực đồng quy
B. Ba lực đồng phẳng
C. Ba lực đồng phẳng và đồng quy.
D. Hợp lực của hai lực cân bằng với lực thứ ba.
- Câu 28 : Điều nào sau đây là đúng khi nói về cách phân tích một lưc thành hai lực song song
A. Chỉ có duy nhất một các phân tích một lực thành hai lực song song.
B. Có vô số cách phân tích một lực thành hi lực song song.
C. Việc phân tích một lực thành hai lực song song phải tuân theo quy tắc hình bình hành.
D. Chỉ có thể phân tích một lực thành hai lực song sing nếu lực ấy có điểm đặt tại trọng tâm của vật mà nó tác dụng.
- Câu 29 : Gọi là lực tác dụng lên vật rắn có trục quay O, d là cánh tay đòn của lực đối với trục quay O. Mômen của lực là:
A. M = Fd
B.
C.
D.
- Câu 30 : Động lượng của một vật không phụ thuộc vào
A. Cách chọn hệ quy chiếu.
B. Vận tốc của vật.
C. Gia tốc của vật.
D. Khối lượng của vật.
- Câu 31 : Động lượng của hệ được bảo toàn khi:
A. Nội lực trong hệ lớn hơn ngoại lực.
B. Hệ chỉ chịu tác dụng của ngoại lực theo một phương nào đó.
C. Ngoại lực tác dụng lên hệ là nhỏ.
D. Hệ không chịu tác dụng của ngoại lực.
- Câu 32 : Nguyên tác chuyển động bằng phản lực được vận dụng trong trường hợp nào sau đây:
A. Dậm đà để nhảy cao.
B. Phóng vệ tinh nhân tạo.
C. Người chèo xuồng trên sông.
D. Máy bay trực thăng cất cánh
- Câu 33 : 1 Mã lực (HP) có giá trị bằng:
A. 476 W.
B. 746 W.
C. 674 W.
D. 467 W.
- Câu 34 : Độ biến thiên động năng của một vật trong một quá trình luôn:
A. Bằng tổng công thực hiện bởi các lực tác dụng lên vật vật trong quá trình ấy.
B. Tỷ lệ thuận với công thực hiện.
C. Thay đổi theo công thực hiện bởi các lực tác dụng trong quá trình ấy.
D. Lớn hơn hoặc bằng tổng công thực hiện bời các lực trong quá trình ấy.
- Câu 35 : Cơ năng được bảo toàn khi vật chuyển động
A. Dưới tác dụng của trọng lực và không có ma sát
B. Nhanh dần đều
C. Chậm dần đều
D. Thẳng đều
- Câu 36 : Cơ năng đàn hồi theo hệ vật + lò xo phụ thuộc vào
A. Khối lượng vật.
B. Gia tốc trọng trường.
C. Độ biến dạng của lò xo.
D. Chiều dài tự nhiên của lò xo.
- Câu 37 : Trong chuyển động của một hành tinh, vectơ bán kính nối từ Mặt trời đến hành tinh quét những diện tích:
A. Bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau.
B. Nhỏ nhất trong những khoảng thời gian bằng nhau.
C. Tăng dần trong những khoảng thời gian bằng nhau
D. Bằng nhau torng những khoảng thời gian khác nhau.
- Câu 38 : Thông tin nào sau đây là sai khi nói về Mặt Trăng?
A. Khối lượng
B. Bán kính 1738 km.
C. Khoảng cách từ Mặt trăng đến Trái Đất là 384403km.
D. Mặt Trăng quay quanh Mặt trời theo quỹ đạo tròn.
- Câu 39 : Nguyên tác chuyển động bằng phản lực được vận dụng trong trường hợp nào sau đây:
A. Dậm đà để nhảy cao.
B. Phóng vệ tinh nhân tạo.
C. Người chèo xuồng trên sông.
D. Máy bay trực thăng cất cánh
- Câu 40 : Cơ năng đàn hồi theo hệ vật + lò xo phụ thuộc vào
A. Khối lượng vật.
B. Gia tốc trọng trường.
C. Độ biến dạng của lò xo.
D. Chiều dài tự nhiên của lò xo.
- Câu 41 : Thông tin nào sau đây là sai khi nói về Mặt Trăng?
A. Khối lượng 7,35.1022 kg.
B. Bán kính 1738 km.
C. Khoảng cách từ Mặt trăng đến Trái Đất là 384403km.
D. Mặt Trăng quay quanh Mặt trời theo quỹ đạo tròn.
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 34 Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 35 Biến dạng cơ của vật rắn
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 36 Sự nở vì nhiệt của vật rắn
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 37 Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 38 Sự chuyển thể của các chất
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 39 Độ ẩm của không khí
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 1 Chuyển động cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 2 Chuyển động thẳng đều
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 3 Chuyển động thẳng biến đổi đều
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 4 Sự rơi tự do