Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường TH...
- Câu 1 : (3,0 điểm):Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:“Trên đường ta đi đánh giặcTa về Nam hay ta lên Bắc,Ở đâuCũng gặpNhững ngọn đèn dầuChong mắtĐêm thâuNhững ngọn đèn không bao giờ nhắm mắtNhư những tâm hồn không bao giờ biết tắt,Như miền NamHai mươi nămKhông đêm nào ngủ được,Như cả nướcVới miền NamĐêm nào cũng thức…”(Ngọn đèn đứng gác – Chính Hữu)Câu 1. Nêu nội dung của đoạn thơ? (0,5 điểm)Câu 2. Hình ảnh “ngọn đèn” trong đoạn thơ tượng trưng cho điều gì? (0,25 điểm)Câu 3. Các từ và cụm từ: chong mắt, không bao giờ nhắm mắt, không đêm nào ngủ được, đêm nào cũng thức gợi cho anh/chị những cảm nhận gì? (0,25 điểm)Câu 4. Suy nghĩ của anh/chị về hình ảnh con người Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ? (Trình bày trong khoảng 5 – 7 dòng) (0,5 điểm)Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 5 đến 8:“Lòng đố kị có thể gắn với sự hiếu thắng, một tâm lí muốn chứng tỏ mình không thua kém chúng bạn, thậm chí hơn người. Tâm lí hiếu thắng có thể có tác dụng kích thích người ta phấn đấu, cạnh tranh vượt lên người khác, và có ý nghĩa tiến bộ nhất định. Tâm lí đố kị ngược lại, chỉ là sự biến dạng của lòng hiếu thắng. Đó là tâm lí của kẻ thất bại. Động cơ kích thích phấn đấu giảm sút mà ý muốn hạ thấp, hãm hại người khác để thỏa lòng ích kỉ tăng lên. Phân tích lòng đố kị, nhà triết học Hi Lạp cổ đại A – ri – xtốt đã nói: “Người đố kị sở dĩ cảm thấy dằn vặt đau đớn không chỉ vì thấy mình thua kém mà còn vì nhìn thấy người khác thành công”. Nhà triết học đã chỉ ra thực chất kẻ đố kị là kẻ không muốn nhìn thấy người khác thành công”(Phỏng theo Băng Sơn)Câu 5. Đoạn văn trên sử dụng thao tác lập luận chính nào? (0,25 điểm)Câu 6. Đoạn văn bàn về vấn đề gì? (0,5 điểm)Câu 7. Theo tác giả, thực chất của “kẻ đố kị” là gì? (0,25 điểm)Câu 8. Suy nghĩ của anh/chị về tác hại của “lòng đố kị”? (Trình bày không quá 10 dòng) (0,5 điểm)
- Câu 2 : (3,0 điểm):Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau:“Khoan nghĩ đến chuyện xa vời phấn đấu để trở thành người tài năng xuất chúng, mà trước hết, hãy làm một người tử tế”
- Câu 3 : (4,0 điểm)“Vợ nhặt” – câu chuyện bi đát về tình cảnh túng quẫn trong nạn đói hay câu chuyện về niềm tin, niềm lạc quan vượt lên cái đói, cái chết để được sống và hạnh phúc?Bằng những hiểu biết về truyện ngắn “Vợ nhặt”. hãy bày tỏ suy nghĩ của anh/chị?
Xem thêm
- - Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT Yên Lạc - Vĩnh Phúc - lần 1
- - Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT chuyên Nguyễn Quang Diêu - Đồng Tháp - lần 1
- - Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT Hàn Thuyên - Bắc Ninh - lần 1
- - Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT Ngọc Tảo - Hà Nội - lần 1
- - Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT Trần Phú - Vĩnh Phúc - lần 1
- - Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT Ngô Sĩ Liên - Bắc Giang - lần 1
- - Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT Nông Cống I - Thanh Hóa - lần 1
- - Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT Việt Yên - Bắc Giang - lần 1
- - Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT Bình Thạnh - Tây Ninh - lần 1
- - Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT Ngô Sĩ Liên - Bắc Giang - lần 2