- Sinh trưởng và sinh sản ở VSV
- Câu 1 : Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là:
A Sự sinh sản của vi khuẩn.
B Sự tăng lên về kích thước của vi khuẩn của quần thể.
C Sự tăng lên về số lượng tế bào của quần thể.
D Sự tăng lên về khối lượng tế bào của quần thể.
- Câu 2 : Khoảng thời gian từ khi một tế bào được sinh ra cho đến khi tế bào đó phân chia hoặc số tế bào trong quần thể tăng gấp đôi được gọi là:
A Thời gian phân chia
B Thời gian thế hệ
C Thời gian nuôi cấy
D Thời gian sinh trưởng
- Câu 3 : Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, quá trình sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trải qua mấy pha:
A 3 pha
B 4 pha
C 5 pha
D 6 pha
- Câu 4 : Thứ tự các pha trong quá trình phát triển của vi khuẩn khi được nuôi cấy trong môi trường nuôi cấy không lên tục là:
A Pha tiềm phát Pha suy vong Pha cân bằng Pha lũy thừa.
B Pha cân bằng Pha lũy thừa Pha tiềm phát Pha suy vong.
C Pha lũy thừa Pha tiềm phát Pha cân bằng Pha suy vong.
D Pha tiềm phát Pha lũy thừa Pha cân bằng Pha suy vong.
- Câu 5 : Để tạo ra môi trường nuôi cấy liên tục, trong quá trình nuôi cấy, ta tiến hành:
A Bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng vào và đồng thời lấy ra một lượng dịch nuôi cấy tương đương.
B Bổ sung liên tục lượng dịch nuôi cấy vào và đồng thời lấy ra một lượng các chất dinh dưỡng tương đương.
C Bổ sung liên tục một lượng vi khuẩn mới vào và lấy ra một lượng vi khuẩn đã chết tương ứng.
D Bổ sung liên tục dịch nuôi cấy vào và đồng thời lấy ra một lượng vi khuẩn đã chết tương ứng.
- Câu 6 : Đặc điểm nào sau đây là ĐÚNG khi nói về pha tiềm phát trong quá trình nuôi cấy không liên tục:
A Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ lớn nhất và không đổi
B Số lượng vi khuẩn đạt đến cực đại và không đổi theo thời gian.
C Số lượng tế bào sống trong quần thể giảm dần
D Số lượng vi khuẩn trong quần thể chưa tăng.
- Câu 7 : Các enzim cảm ứng, giúp phân giải cơ chất được vi khuẩn tổng hợp trong pha nào sau đây:
A Pha tiềm phát
B Pha lũy thừa
C Pha cân bằng
D Pha suy vong
- Câu 8 : Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, sự phát triển của quần thể vi khuẩn được biểu diễn bằng:
A Đường thằng
B Đường tròn
C Đường cong
D Đường lượn sóng (hình sin)
- Câu 9 : Đặc điểm nào sau đây KHÔNG PHẢI đặc điểm của nuôi cấy không liên tục:
A Không bổ sung thêm các chất dinh dưỡng.
B Không lấy ra chất thải hoặc sinh khối dư thừa
C Môi trường liên tục được đổi mới
D Quá trình phát triển của vi khuẩn trải qua 4 pha
- Câu 10 : Cho bảng:Thứ tự nối đúng là
A 1 – E; 2 – D; 3 – A; 4 – B
B 1 – B; 2 – E; 3 – A; 4 – D
C 1 – D; 2 – D; 3 – A; 4 – C
D 1 – C; 2 – D; 3 – E; 4 – B
- Câu 11 : Vì sao trong pha cân bằng, số lượng vi khuẩn trong quần thể không thay đổi theo thời gian?
A Vì số lượng vi khuẩn đạt đến giá trị cực đại, vi khuẩn không sinh sản nữa.
B Vì số lượng vi khuấn sinh ra bằng số lượng vi khuẩn đã chết đi.
C Vì không còn chất dinh dưỡng, vi khuẩn sinh sản chậm.
D Vì chất độc trong môi trường tích lũy tăng cao, nên quá trình sinh trưởng bị ngưng trệ.
- Câu 12 : Vì sao vi khuẩn sinh trưởng nhanh với tốc độ lớn nhất và không đổi trong pha lũy thừa?
A Vì chất dinh dưỡng được bổ sung liên tục.
B Vì con người không lấy ra dịch nuôi cấy.
C Vì số lượng vi khuẩn sinh ra nhiều hơn số lượng vi khuẩn chết đi
D Vì vi khuẩn đã làm quen được môi trường, nguồn dinh dưỡng trong môi trường còn nhiều.
- Câu 13 : Trong giai đoạn đầu nuôi cấy trong môi trường nuôi cấy không liên tục, số lượng tế bào vi khuẩn chưa tăng vì:
A Số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào đã chết đi.
B Vi khuẩn cần thời gian thích nghi với môi trường, chuẩn bị nguyên liệu để phân chia.
C Chất dinh dưỡng chưa được bổ sung vào môi trường, thiếu chất dinh dưỡng, vi khuẩn chưa tiến hành phân chia.
D Số lượng vi khuẩn tăng tuy nhiên được con người lấy ra liên tục nên số lượng tế bào vi khuẩn trong môi trường không tăng.
- Câu 14 : Trong nuôi cấy VSV để thu chất kháng sinh, để thu được nhiều chất kháng sinh nhất ta nên dừng ở
A Pha suy vong
B pha tiềm phát
C pha luỹ thừa
D pha cân bằng
- Câu 15 : Trong nuôi cấy không liên tục, để thu được số lượng tế bào vi khuẩn tối đa, ta nên dừng ở pha nào:
A Pha tiềm phát
B Cuối pha lũy thừa
C Pha cân bằng
D Pha suy vong
- Câu 16 : Số lượng tế bào vi khuẩn giảm dần trong pha suy vong vì:
A Con người lấy ra lượng vi khuẩn nhiều hơn số lượng vi khuẩn được sinh ra.
B Chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy quá nhiều.
C Enzim cảm ứng không được hình thành, vi khuẩn không thể tiến hành phân chia.
D Con người lấy ra một lượng dịch nuôi cấy nhưng không bổ sung thêm các chất dinh dưỡng.
- Câu 17 : Điều nào sau đây là ĐÚNG khi nói về môi trường nuôi cấy liên tục
A Sự phát triển của sinh vật trải qua 4 pha.
B Môi trường nuôi cấy liên tục được đổi mới
C Không có sự tác động của con người trong quá trình phát triển của vi khuẩn
D Sự phát triển của vi khuẩn có dạng đường cong
- Câu 18 : Một quần thể vi khuẩn có số lượng ban đầu là 500, sau 2 giờ đồng hồ, số lượng tế bào trong quần thể đạt 4000 tế bào. Thời gian thế hệ của quần thể là:
A 20 phút
B 30 phút
C 40 phút
D 1 giờ
- Câu 19 : Một quần thể vi khuẩn có số lượng tế bào ban đầu là 500, thời gian thế hệ là 30 phút, sau 2,5 giờ, số lượng tế bào của quần thể là:
A 5000
B 16000
C 32000
D 64000
- Câu 20 : Một nhóm tế bào E.coli sau 3h tạo ra 9728 tế bào con, số tế bào ban đầu trong nhóm này là ?
A 19
B 23
C 21
D 18
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 30 Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 29 Cấu trúc của các loại virut
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 31 Virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 32 Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 33 Ôn tập phần sinh học vi sinh vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 1 Các cấp tổ chức của thế giới sống
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 2 Các giới sinh vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 3 Các nguyên tố hóa học và nước
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 4 Cacbohiđrat và lipit
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 5 Protêin