- Thử sức cùng đề thi chuyên - Phần nhiệt học ( Có...
- Câu 1 : Người ta dự định đun sôi 1 lít nước có nhiệt độ ban đầu 30oC bằng ấm điện hoạt động bình thường có công suất 900W. Công suất hao phí khi đun nước phụ thuộc thời gian theo đồ thị như hình 1. Tính thời gian dự định đun sôi nước? Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K.
- Câu 2 : Một ấm bằng nhôm có khối lượng 0,4kg chứa 2 lít nước ở 30oC. Để đun sôi nước người ta dùng một bếp điện loại 220V- 1100W, hiệu suất của bếp là 80%. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K và của nước là 4200J/kg.K. Mắc bếp vào hiệu điện thế 220V và bỏ qua sự mất mát nhiệt ra môi trường.a) Phải trả bao nhiêu tiền điện cho việc đun sôi lượng nước trên? Biết giá điện là 1400 đồng/kW.h.b) Khi nước bắt đầu sôi thì tắt bếp và đổ thêm vào ấm 1 lít nước ở 20oC. Sau khi có cân bằng nhiệt thì cần phải dùng bếp bao lâu nữa thì nước lại sôi?
- Câu 3 : Để xác định nhiệt dung riêng của dầu cx, người ta làm thí nghiệm như sau: Đổ lượng nước có khối lượng đúng bằng khối lượng m của nhiệt lượng kế. Đun nóng trong thời gian t1 cho nhiệt lượng kế và nước để nhiệt độ của hệ tăng thêm Δ t1 (0C). Sau đó thay nước bằng dầu với khối lượng đúng bằng m và lặp lại thí nghiệm, trong thời gian t2 nhiệt của hệ thống tăng thêm Δ t2 (0C). Bỏ qua mất mát nhiệt trong quá trình đun nóng. Công suất của bếp đun là ổn định.a. Lập biểu thức tính nhiệt dung riêng cx, biết nhiệt dung riêng của nước và nhiệt lượng kế là cn và ck.b. Áp dụng bằng số: cn = 4200 J/kg.K; ck = 380 J/kg.K; t1 = t2 = 4 phút; Δ t1 = 9,20C; Δt2=16,20C.
- Câu 4 : Trong một bình cách nhiệt chứa hỗn hợp nước và nước đá ở OoC. Qua thành bên của bình, người ta đưa vào một thanh đồng có một lớp cách nhiệt bao quanh. Một đầu của thanh tiếp xúc với nước đá, đầu kia nhúng trong nước sôi ở áp suất khí quyển. Sau thời gian Tđ = 15 phút thì nước đá trong bình tan hết. Nếu thay thanh đồng bằng thanh thép có cùng tiết diện nhưng khác nhau về chiều dài với thanh đồng thì nước đá trong bình tan hết sau thời gian Tt = 48 phút. Cho hai thanh đó nối tiếp với nhau như hình 1 thì nhiệt độ t tại điểm tiếp xúc giữa 2 thanh và thời gian T để nước đá tan hết là bao nhiêu? Xét 2 trường hợp:a. Đầu thanh đồng tiếp xúc với nước sôi.b. Đầu thanh thép tiếp xúc với nước sôi. Cho biết với chiều dài và tiết diện thanh là xác định thì nhiệt lượng truyền qua thanh kim loại trong một đơn vị thời gian chỉ phụ thuộc vào vật liệu làm thanh và hiệu nhiệt độ giữa 2 đầu thanh.
- Câu 5 : Một cục nước đá có khối lượng m1 = 100g ở nhiệt độ –100C.a) Tính nhiệt lượng cần cung cấp để đưa nhiệt độ của cục nước đá lên đến 00C. Biết nhiệt dung riêng của nước đá c1 = 1800J/kg.K. b) Người ta đặt một thỏi đồng có khối lượng m2 = 150g ở nhiệt độ 1000C lên trên cục nước đá nói trên ở 00C. Tính khối lượng nước đá bị nóng chảy. Cho nhiệt dung riêng của đồng c2 = 380J/kg.K, nhiệt nóng chảy của nước đá l = 3,4.102J/g.c) Sau đó cả hệ thống trên được đặt vào trong bình cách nhiệt. Tìm khối lượng hơi nước m3 cần phải dẫn vào bình để toàn bộ hệ thống có nhiệt độ 200C. Cho biết nhiệt hóa hơi, nhiệt dung riêng của nước lần lượt là L = 2,3.103kJ/kg, c3 = 4200J/kg.K. Bỏ qua nhiệt dung của bình cách nhiệt.
Xem thêm
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 48 Mắt
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 49 Mắt cận và mắt lão
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 50 Kính lúp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 1 Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào HĐT giữa hai đầu dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 2 Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 4 Đoạn mạch nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 8 Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 7 Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 5 Đoạn mạch song song
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 9 Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn