Đề thi thử vào 10 môn Vật Lí (Có video chữa) - Đề...
- Câu 1 : Đặt hiệu điện thế U = 12V vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R1= 40Ω và R2 = 80Ω mắc nối tiếp. Cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch là:
A 0,1A
B 0,15A
C 0,45A
D 0,3A
- Câu 2 : Chiều đường sức từ của ống dây phụ thuộc vào:
A Chiều dòng điện
B Chiều lực điện từ
C Chiều quay của nam châm
D Chiều ống dây.
- Câu 3 : Một bóng đèn điện có ghi 220V - 100W được mắc vào hiệu điện thế 220V. Biết đèn sử dụng 4 giờ trong 1 ngày. Điện năng tiêu thụ của bóng đèn trong 30 ngày là:
A 12kW.h
B 43200kW.h
C 4320000J
D 1440kW.h
- Câu 4 : Nhiệt lượng cần truyền cho 5kg đồng để tăng nhiệt độ từ 200C lên 500C là bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/kg.K. Chọn kết quả đúng trong các kết quả sau:
A Q = 57000kJ.
B Q = 5700J.
C Q = 5700kJ.
D Q = 57000J.
- Câu 5 : Một con chim mẹ tha mồi về cho con. Chim mẹ chuyển động so với..(1)...nhưng lại đứng yên so với..(2)....
A Chim con/con mồi
B Con mồi/chim con
C Chim con/tổ
D Tổ/chim con
- Câu 6 : Trong đoạn mạch gồm các điện trở R1 = 2 Ω và R2 = 4Ω được mắc vào một mạng điện hiệu điện thế 12V, dùng ampe kế đo được cường độ dòng điện qua R1 là 2A. Hai điện trở đó mắc:
A song song
B nối tiếp
C mắc được cả hai cách.
D không mắc được cách nào
- Câu 7 : Cho hai điện trở R1 = 15Ω, chịu được dòng điện có cường độ tối đa 2A và R2 = 40Ω chịu được dòng điện có cường độ tối đa 1A. Hiệu điện thế tối đa đặt vào 2 đầu đoạn mạch gồm R1 và R2 mắc song song là:
A 40V
B 10V
C 30V
D 25V
- Câu 8 : Trong 4 cách sau : 1. Giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng2. Tăng chiều cao kê mặt phẳng nghiêng3. Giảm độ dài của mặt phẳng nghiêng4. Tăng độ dài của mặt phẳng nghiêngCác cách nào làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng ?
A Các cách 1 và 3
B Các cách 1 và 4
C Các cách 2 và 3
D Các cách 2 và 4
- Câu 9 : Việc làm nào dưới đây là an toàn khi sử dụng điện.
A Mắc nối tiếp cầu chì loại bất kỳ cho mỗi dụng cụ điện
B Sử dụng dây dẫn không có vỏ bọc cách điện
C Làm thí nghiệm với nguồn điện có hiệu điện thế 45V
D Rút phích cắm đèn bàn khỏi ổ lấy điện khi thay bóng đèn
- Câu 10 : Từ đồ thị, hãy xác định giá trị điện trở và cường độ dòng điện chạy qua mỗi dây dẫn khi hiệu điện thế đặt giữa hai đầu dây dẫn là 3V.
A I1 = 5mA và R1 = 600Ω ; I2 = 2mA và R2 = 1500Ω ; I3 = 1mA và R3 = 3000Ω
B I1 = 1mA và R1 = 3000Ω ; I2 = 2mA và R2 = 1500 Ω ; I3 = 5mA và R3 = 600Ω
C I1 = 2mA và R1 = 1500Ω ; I2 = 5mA và R2 = 600Ω ; I3 = 1mA và R3 = 3000Ω
D I1 = 5mA và R1 = 600Ω ; I2 = 1mA và R2 = 3000Ω ; I3 = 2mA và R3 = 1500Ω
- Câu 11 : Áp dụng qui tắc bàn tay trái để xác định chiều dòng điện trong dây dẫn (hình dưới ) có chiều:
A Từ phải sang trái
B Từ trái sang phải
C Từ trước ra sau
D Từ sau đến trước
- Câu 12 : Lõi kim loại trong nam châm điện thường làm bằng chất :
A Nhôm
B Thép
C Sắt non
D Đồng
- Câu 13 : Tại sao lưỡi dao, lưỡi kéo mài sắc (mài cho lưỡi mỏng)
A Để giảm ma sát khi cắt
B Để tăng áp suất lên bề mặt cắt
C Để tăng ma sát khi cắt
D Để giảm áp suất lên bề mặt bị cắt
- Câu 14 : Người ta cần truyền một công suất điện 200 kW từ nguồn điện có hiệu điện thế 5000 V trên đường dây có điện trở tổng cộng là 20 Ω. Nếu người ta sử dụng một máy tăng áp có số vòng dây cuộn thứ cấp gấp 2 lần cuộn sơ cấp thì hao phí trên đường dây truyền tải là bao nhiêu
A 8 KW
B 16 KW
C 800 W
D 1600 W
- Câu 15 : Khi gảy vào dây đàn ghi-ta thì người ta nghe được âm thanh phát ra. Cho biết vật nào phát ra âm thanh đó, chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau?
A Ngón tay gảy đàn
B Hộp đàn
C Dây đàn dao động
D Không khí xung quanh dây đàn
- Câu 16 : Tia tới đi qua tiêu điểm của thấu kính hội tụ cho tia ló:
A truyền thẳng theo phương của tia tới.
B đi qua trung điểm đoạn nối quang tâm và tiêu điểm.
C song song với trục chính.
D có đường kéo dài đi qua tiêu điểm.
- Câu 17 : Một thấu kính phân kì có tiêu cự \(25cm\). Khoảng cách giữa hai tiêu điểm \(F\) và \(F’\) là
A \(12,5cm\)
B \(25cm\)
C \(37,5cm\)
D \(50cm\)
- Câu 18 : Một biến trở gồm một dây dẫn có giá trị từ 0 đến 100Ω. Để thay đổi giá trị của biến trở, người ta thường thay đổi:
A Chiều dài dây
B Tiết diện dây
C Vật liệu dây
D Nhiệt độ dây dẫn
- Câu 19 : Một người quan sát một vật nhỏ bằng kính lúp, người ấy phải điều chỉnh để
A ảnh của vật là ảnh ảo cùng chiều, lớn hơn vật.
B ảnh của vật là ảnh thật cùng chiều, lớn hơn vật.
C ảnh của vật là ảnh ảo, ngược chiều, lớn hơn vật.
D ảnh của vật là ảnh ảo cùng chiều, nhỏ hơn vật.
- Câu 20 : Một bình tràn chứa nước tới miệng tràn là 150cm3, bỏ vào bình một vật rắn không thấm nước thì vật ấy nổi một phần và thể tích phần nước tràn từ bình tràn sang bình chứa là 25cm3. Dùng một que thật nhỏ dìm vật chìm hoàn toàn vào trong bình tràn thì thể tích nước ở bình chứa tăng thêm 5cm3. Thể tích của vật rắn là :
A V = 25cm3
B V = 125cm3
C V = 30cm3
D V = 20cm3
- Câu 21 : Trong loa điện, ống dây dao động sẽ kéo theo sự dao động của màng loa và phát ra âm thanh là do cường độ dòng điện trong ống dây thay đổi
A làm tác dụng nhiệt lên ống dây cũng thay đổi
B làm tác dụng từ lên ống dây cũng thay đổi
C làm tác dụng nhiệt lên ống dây không thay đổi
D làm tác dụng từ lên ống dây không thay đổi
- Câu 22 : Một hòn bi có khối lượng 50g chuyển động đều với vận tốc 10,8km/h trên một mặt phẳng nhẵn nằm ngang (coi như không có ma sát và sức cản của không khí). Công của viên bi là bao nhiêu?
A 540J
B 150J
C 0,54J
D 0J
- Câu 23 : Khi bỏ một thỏi kim loại đã được nung nóng đến 900C vào một cốc nước ở nhiệt độ trong phòng (khoảng 240C), nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước thay đổi thế nào? Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây:
A Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước đều tăng
B Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước đều giảm
C Nhiệt năng của thỏi kim loại giảm và của nước tăng
D Nhiệt năng của thỏi kim loại tăng và của nước giảm
- Câu 24 : Sở dĩ ta nói dòng điện có năng lượng vì:
A Dòng điện có thể thực hiện công cơ học, làm quay các động cơ.
B Dòng điện có tác dụng nhiệt, có thể đun sôi nước
C Dòng điện có tác dụng phát sáng.
D Tất cả các nội dung a, b, c
- Câu 25 : Người ta dùng cân rô béc van để đo khối lượng của một cái khóa, khi cân thằng bằng người ta thấy ở một đĩa cân là quả cân 100g còn ở đĩa cân còn lại là cái khóa và một quả cân 15g. Khối lượng của khóa là
A 100g
B 115g
C 15g
D 85g
- Câu 26 : Nếu bạc có điện trở suất là 1,6.10-8 Ω.m thì:
A Một khối bạc hình trụ, chiều dài 1m, tiết diện 1m2 thì có điện trở 1,6.10-8Ω
B Một khối bạc hình trụ, chiều dài 2m, tiết diện 2m2 thì có điện trở 3,2.10-8Ω
C Một khối bạc hình trụ, chiều dài 1m, tiết diện 0,5m2 thì có điện trở 1,6.10-8 Ω
D Tất cả các phát biểu trên đều đúng.
- Câu 27 : Tại sao khi xây dựng đường sắt, người ta lại chừa khoảng cách giữa các thanh ray đường
A Để tiết kiệm vật liệu
B Để tránh làm hỏng đường do sự nở vì nhiệt của các thanh ray
C Để giảm xóc khi tàu đi qua
D Hạn chế ma sát sinh ra khi tàu đi trên đường ray
- Câu 28 : Chọn câu trả lời SAI. Một quạt điện có ba nút điều chỉnh tốc độ quay nhanh theo thứ tự tăng dần là nút số (1), (2) và (3). Công suất của quạt khi bật
A Nút số (3) là lớn nhất.
B Nút số (1) là lớn nhất.
C Nút số (1) nhỏ hơn công suất nút số (2).
D Nút số (2) nhỏ hơn công suất nút số (3).
- Câu 29 : Bốn nam châm điện cùng kích thước, có số vòng dây n và cường độ dòng điện I chạy qua ống dây có độ lớn:Nam châm I: n = 500vòng, I = 2ANam châm II: n = 200vòng, I = 2.5ANam châm III: n = 500vòng, I = 4ANam châm IV: n = 400vòng, I = 2,5ANam châm điện có lực từ mạnh nhất là:
A nam châm I
B nam châm II
C nam châm III
D nam châm IV
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 48 Mắt
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 49 Mắt cận và mắt lão
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 50 Kính lúp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 1 Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào HĐT giữa hai đầu dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 2 Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 4 Đoạn mạch nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 8 Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 7 Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 5 Đoạn mạch song song
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 9 Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn