Đề thi thử THPT Quốc Gia môn GDCD năm 2018 - Đề 14...
- Câu 1 : Trong lúc chị B không để ý, chị A đã tự ý mở điện thoại của chị B ra đọc tin nhắn. Hành vi của chị A đã xâm phạm đến quyền nào của công dân?
A Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại .
B Quyền tự do ngôn luận.
C Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe .
D Quyền được bảo hộ về danh nhân phẩm, danh dự .
- Câu 2 : Để may 1 cái áo A may hết 5 giờ, B may hết 6 giờ, C may hết 7 giờ. Thời gian lao động xã hội cần thiết để may cái áo là 5 giờ. Vậy ai sẽ thực hiện đúng nội dung của quy luật giá trị
A C và B
B A
C B
D A và C
- Câu 3 : Do không đồng tình với kết quả cuộc thi hoa hậu, nhà báo X đã đăng lên Facebook cá nhân quan điểm, thái độ không đồng tình của mình về kết quả cuộc thi. Hơn thế nữa ông còn dùng những lời lẽ thô tục để nói về nhan sắc hoa hậu H. Hỏi nhà báo X đã sử dụng sai quyền nào của công dân?
A Quyền khiếu nại, tố cáo.
B Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
C Quyền tự do ngôn luận.
D Quyền bất khả xâm phạm về danh dự và nhân phẩm.
- Câu 4 : Doanh nghiệp tư nhân N và doanh nghiệp nhà nước Z đến ngân hàng để vay tiền. Mọi giấy tờ cần thiết đã được cả hai doanh nghiệp nộp đầy đủ. Thế nhưng ngân hàng chỉ xét cho doanh nghiệp nhà nước vay với lời giải thích pháp luật vẫn ưu tiên doanh nghiệp nhà nước trong mọi hoạt động. Lời giải thích trên đã vi phạm nội dung nào của bình đẳng trong kinh doanh?
A Mọi loại hình doanh nghiệp đều được bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài.
B Mọi công dân đều có quyền lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.
C Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
D Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.
- Câu 5 : Nhân dân khu dân cư A họp bàn về cách tổ chức chợ dân sinh khu dân cư sao cho trật tự, kỷ cương, văn minh, lịch sự. Việc làm này là thể hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A Quyền khiếu nại.
B Quyền tự do ngôn luận.
C Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
D Quyền tố cáo.
- Câu 6 : Hành vi của người tâm thần đánh người khác gây thương tích nặng không bị coi là vi phạm pháp luật vì người thực hiện hành vi đó không
A hiểu biết về pháp luật.
B có năng lực trách nhiệm pháp lý.
C trái đạo đức.
D trái pháp luật.
- Câu 7 : Vì muốn ghi lại khoảnh khắc ra đời của con trai, anh N đã trèo lên cửa sổ phòng mổ để quay phim bằng điện thoại di động. Các y, bác sĩ đã nhắc nhở. Anh N rất bực tức. Khi các y, bác sĩ từ phòng mổ đi ra, N cùng T (em trai) dùng đèn pin xông vào đánh làm hai bác sĩ bị trọng thương phải nhập viện cấp cứu (thương tật 11%). Hành vi của N và T đã xâm phạm đến quyền nào của hai bác sĩ?
A Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
B Quyền đối với hình ảnh cá nhân.
C Quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
D Quyền được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
- Câu 8 : Cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất gắn với quá trình chuyển từ lao động
A thủ công lên lao động dựa trên công cụ cơ khí
B cơ khí lên lao động dựa trên công cụ tự động hóa
C thủ công lên lao động dựa trên công cụ tiên tiến
D thủ công lên lao động dựa trên công cụ tự động hóa
- Câu 9 : Giải quyết việc làm là chính sách xã hội cơ bản là yếu tố quyết định để
A nâng cao đời sống nhân dân.
B tạo thu nhập cho người dân.
C nâng cao chất lượng dân số.
D phát huy nhân tố con người.
- Câu 10 : Vì tình yêu với chị C (theo đạo Thiên Chúa), anh H (theo đạo Phật) muốn chuyển sang đạo Thiên Chúa cho cùng đạo với người yêu. Biết chuyện bố mẹ anh H kịch liệt phản đối. Anh/chị có thể tư vấn cho anh H điều gì cho phù hợp với quy định của pháp luật?
A Cả gia đình anh theo đạo Phật nên anh không được theo đạo khác
B Anh H không được chuyển sang đạo Thiên Chúa vì bố mẹ anh không đồng ý
C
Anh H có quyền chuyển sang đạo Thiên Chúa nếu anh muốn
D Mỗi người chỉ được theo một đạo duy nhất
- Câu 11 : Bình đẳng trong kinh doanh nghĩa là mọi doanh nghiệp đều được
A miễn, giảm thuế thu nhập.
B kinh doanh ở bất kì nào.
C chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng.
D kinh doanh bất kì sản phẩm nào.
- Câu 12 : Hai ông A và B là cán bộ nhà nước được giao quản lí tài sản nhà nước nhưng đã vô trách nhiệm để thất thoát một số tài sản có giá trị lớn. Hai ông đều bị Tòa án xử phạt. Việc Tòa án ra quyết định xử phạt hai ông là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào?
A Áp dụng pháp luật.
B Thi hành pháp luật.
C Tuân thủ pháp luật.
D Sử dụng pháp luật.
- Câu 13 : Luật Hôn nhân và gia đình quy định nam, nữ khi kết hôn với nhau phải tuân theo điều kiện: nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên, là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A Tính nhân dân và xã hội
B Tính nhà nước
C Tính quần chúng rộng rãi
D Tính quy phạm phổ biến
- Câu 14 : Yếu tố nào dưới đây giữ vai trò quan trọng và quyết địnhnhất trong quá trình sản xuất
A Tư liệu lao động
B Máy móc hiện đại
C Sức lao động
D Đối tượng lao động
- Câu 15 : Z là thủ quỹ công ty 100% vốn nhà nước. Trong quá trình làm việc Z nảy sinh lòng tham và thông đồng với kế toán trưởng T chiếm đoạt một số tiền của công ty để tiêu xài cá nhân. G (kế toán viên) phát hiện ra việc làm của T và Z đã báo cho giám đốc Q nhưng do có quan hệ họ hàng với Z nên giám đốc đã coi như không biết gì. Trong trường hợp này, những ai cần bị tố cáo?
A Z, T,Q
B Z, T
C T, Q
D Q, T, Z, G
- Câu 16 : Hiến pháp năm 2013 quy định cơ quan nào dưới đây có quyền ra quyết định bắt người?
A Hội đồng nhân dân các cấp.
B Cơ quan cảnh sát điều tra
C Ủy ban nhân dân các cấp.
D Tòa án.
- Câu 17 : Mùa hè đến, mất điện thường xuyên, nhu cầu mua bóng đèn tích điện của người dân tăng lên. Nắm bắt được nhu cầu này, nhà sản xuất mở rộng lượng cung đèn tích điện trên thị trường. Nhà sản xuất đã vận dụng nội dung nào của quy luật cung – cầu?
A Cung - cầu tác động lẫn nhau.
B Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung - cầu.
C Cung - cầu ảnh hưởng lẫn nhau.
D Cung - cầu ảnh hưởng tới giá cả thị trường.
- Câu 18 : Hành vi đi xe máy điện dàn hàng 3, hàng 4 trên đường của các bạn học sinh lớp 12A đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A Vi phạm hành chính.
B Vi phạm hình sự.
C Vi phạm kỉ luật.
D Vi phạm dân sự.
- Câu 19 : Nhà thơ T xuất bản một tập thơ. Trong đó có một bài thơ rất nhiều câu gần giống, hoặc giống hoàn toàn với những câu bài thơ của của nhà thơ Đ đã công bố trước rồi. Nhà thơ T đã xâm phạm quyền nào của nhà thơ Đ?
A Quyền sản xuất.
B Quyền tác giả.
C Quyền xuất bản.
D Quyền sở hữu công nghiệp.
- Câu 20 : Do công việc làm ăn của T khó khăn, T có mượn tiền nóng của H với số tiền là 20 triệu đồng và trả lãi đều đặn nhưng tháng này T có việc nên không trả lãi đúng hạn. T có xin khất nhưng H không đồng ý , tự ý lấy hình ảnh cá nhân của T đăng lên facebook cá nhân H, bêu T là người trốn nợ, nhờ mọi người chia sẻ gặp T ở đâu chỉ giùm và hậu tạ. Hành vi của H đã xâm phạm quyền nào của công dân?
A Quyền khiếu nại, tố cáo.
B Quyền tự do ngôn luận.
C Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
D Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm
- Câu 21 : Anh L vay của Tr 20 triệu đồng và hẹn đến cuối năm 2017 sẽ trả cả gốc lẫn lãi. Tuy nhiên, anh L chỉ trả lãi 3 tháng rồi chủ nợ không liên lạc được với anh này nữa. Tr đã đến nhà và ép vợ con L lên taxi đưa về cửa hàng chữa xe ô tô của mình để đánh đập và ép anh L phải mang tiền đến để chuộc người. Hành vi của Tr đã xâm phạm quyền nào trong các quyền dưới đây của công dân?
A Quyền khiếu nại, tố cáo.
B Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
C Quyền đòi nợ.
D Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
- Câu 22 : N và H trèo vào nhà ông K ăn trộm. Ông K và bà S (vợ ông) bắt được đã nhốt cả 2 vào nhà kho. Thấy vậy, anh X và anh T (con trai ông K) đã đánh H bị thương. Hỏi ai là người đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A X, T
B X, T, ông K và bà S
C Ông K và bà S
D N và H
- Câu 23 : Khoản 2, Điều 6, Hiến pháp 2013: Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội” là biểu hiện công dân bình đẳng
A về quyền.
B về trách nhiệm pháp lí.
C về nghĩa vụ.
D trước pháp luật.
- Câu 24 : Bà X là cán bộ phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Y, tỉnh Z. Bà là người thẳng tính nên thường hay có những ý kiến góp ý về những hạn chế của lãnh đạo. Kết quả bà bị lãnh đạo ủy ban ra quyết định “chuyển công tác khác”. Để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, bà X phải gửi đơn khiếu nại đến người nào dưới đây?
A Chủ tịch UBND tỉnh Z
B Chủ tịch UBND huyện Y
C Chánh thanh tra huyện Y
D Chánh thanh tra tỉnh Z
- Câu 25 : Pháp luật cho phép khám xét chỗ ở của công dân trong trường hợp
A cần bắt người phạm tội lẩn tránh ở đó.
B nghi người chỗ ở đó có chứa tài liệu lien quan đến vụ án.
C nghi ngờ chỗ ở đó có chứa phương tiện gây án.
D chỗ ở đó xây dựng trái pháp luật.
- Câu 26 : Hành vi nào dưới đây không vi phạm luật dân sự?
A Tự ý sửa chữa nhà thuê của người khác
B Làm hỏng tài sản của người khác
C Người mua hàng không trả tiền đúng hạn cho người bán
D Vi phạm luật giao thông
- Câu 27 : Cạnh tranh là gì?
A Là sự đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế.
B Là sự chạy đua giữa các chủ thể kinh tế.
C Là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế.
D Là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế.
- Câu 28 : Bà H có 4 người con (T - con gái, H – con nuôi và hai con trai S, P). Khi bà ốm lâu ngày, các con của bà họp nhau lại để phân công chăm sóc mẹ. Người nọ đùn đẩy trách nhiệm cho người kia. H cho rằng mình chỉ là con nuôi nên không có trách nhiệm này. T cho rằng chỉ con trai mới phải chăm sóc. Theo quy định của pháp luật ai phải chăm sóc mẹ?
A Cả 4 người con.
B Chỉ con trai trưởng.
C Chỉ con đẻ.
D Con gái.
- Câu 29 : Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là cơ sở
A để thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị, hợp tác
B chống diễn biến hòa bình
C tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc
D để đảm bảo trật tự và an toàn xã hội
- Câu 30 : K đi xe máy vượt đèn đỏ ở ngã tư đường phố và đâm vào ô tô của M đang đi đến từ phía đường tín hiệu đèn báo màu xanh. Xe máy của K bị hỏng nặng, bản thân K bị thương nặng, còn ô tô của M chỉ bị xây xát nhẹ.Cảnh sát giao thông đã yêu cầu đưa cả hai người và xe vào lề đường. Hỏi ai là người đã vi phạm pháp luật?
A K
B M, K
C Cảnh sát giao thông.
D M
- Câu 31 : Tại đơn vị bầu cử F, E - nhân viên tổ bầu cử gợi ý cử tri Q bỏ phiếu cho một ứng viên là người nhà của mình. Hành vi đó vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội.
B Quyền tự do cá nhân.
C Quyền ứng cử.
D Quyền bầu cử.
- Câu 32 : Khi đọc hợp đồng lao động thấy không có điều khoản về đóng bảo hiểm xã hội nên chị N đề nghị bổ sung rồi mới kí. Giám đốc công ty cho rằng chị N không có quyền đưa ra đề nghị này, việc đóng bảo hiểm xã hội như thế nào còn phụ thuộc vào tình hình hoạt động của công ty. Chị N cần căn cứ vào quyền nào dưới đây để khẳng định mình có quyền này?
A Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
B Bình đẳng trong hưởng lương.
C Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
D Bình đẳng trong tuyển dụng.
- Câu 33 : Nội dung nào dưới đây không bị coi là bất bình đẳng trong lao động?
A Lao động nữ được trả công cao hơn lao động nam trong cùng một công việc
B Lao động nam được trả công cao hơn lao động nữ trong cùng một công việc
C Chỉ được sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số
D Ưu đãi đối với người có trình độ chuyên môn cao
- Câu 34 : Học sinh lựa chọn học các khối để có điều kiện trở thành chiến sĩ công an là
A Công dân có quyền học không hạn chế.
B Công dân có quyền được bồi dưỡng để phát triển tài năng.
C Công dân có quyền học bất cứ ngành nghề nào.
D Công dân có quyền học suốt đời.
- Câu 35 : Tháng 02 năm 2018, A ra ngân hàng đổi tiền USD sang tiền Việt Nam. Bảng giá ngân hàng báo: 1USD = 22000 Việt Nam đồng, điều này biểu hiện điều gì?
A Tỷ giá trao đổi.
B Tỷ giá hối đoái.
C Tỷ lệ trao đổi.
D Tỷ giá giao dịch.
- Câu 36 : Người trong độ tuổi nào dưới đây khi tham gia các giaodịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý?
A Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 17 tuổi.
B Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi.
C Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi.
D Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi.
- Câu 37 : B ( con trai diễn viên T ) là 1 cậu bé can đảm và đầy nghị lực đã cùng bố mình trải qua chặng đường dài ròng rã 15 năm để chữa căn bệnh hiểm nghèo, thời gian ở bệnh viện nhiều hơn ở nhà. B bộc lộ năng khiếu về âm nhạc khá sớm và được các giảng viên học viện âm nhạc đánh giá cao. Em đã được đặc cách thành sinh viên học viện âm nhạc quốc gia. Việc này thể hiện quyền nào dưới đây của công dân
A Âm nhạc
B Học tập
C Sáng tạo
D Phát triển
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 Pháp luật và đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Ôn tập công dân với pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 7 Công dân với các quyền dân chủ
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 8 Pháp luật với sự phát triển của công dân
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 9 Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 10 Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại