Trắc nghiệm GDCD 12 bài 2 : Thực hiện pháp luật
- Câu 1 : Dấu hiệu nào dưới đây không phải là dấu hiệu vi phạm pháp luật ?
A. Không thích hợp.
B. Lỗi.
C. Trái pháp luật.
D. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
- Câu 2 : Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quy tắc nào dưới đây ?
A. Quản lý nhà nước.
B. An toàn lao động.
C. Ký kết hợp đồng.
D. Công vụ nhà nước.
- Câu 3 : Có mấy hình thức thực hiện pháp luật ?
A. Bốn hình thức.
B. Ba hình thức.
C. Hai hình thức.
D. Một hình thức.
- Câu 4 : Có mấy loại vi phạm pháp luật ?
A. Bốn loại.
B. Năm loại.
C. Sáu loại.
D. Hai loại.
- Câu 5 : Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ tài sản, đó là quan hệ
A. sở hữu, hợp đồng.
B. hành chính, mệnh lệnh.
C. sản xuất, kinh doanh.
D. trật tự, an toàn xã hội.
- Câu 6 : Người phải chịu hình phạt từ là phải chịu trách nhiệm
A. hình sự.
B. hành chính.
C. kỷ luật.
D. dân sự.
- Câu 7 : Hành vi xâm phạm tới quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân là
A. vi phạm hành chính.
B. vi phạm dân sự.
C. vi phạm kinh tế.
D. vi phạm quyền tác giả.
- Câu 8 : Người phải chịu trách nhiệm hình sự có thẻ chịu
. kiểm điểm.
A. hình phạt tù.
B. phê bình.
C. hạ bậc lương
- Câu 9 : Người có hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông phải chịu trách nhiệm
A. hành chính
B. kỉ luật.
C. bồi thường
D. dân sự.
- Câu 10 : Hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự là hành vi vi phạm
A. hình sự.
B. hành chính.
C. qui tắc quản lí xã hội.
D. an toàn xã hội.
- Câu 11 : Vi phạm pháp luật là hành vi không có dấu hiệu nào dưới đây ?
A. Tự tiện.
B. Trái pháp luật.
C. Có lỗi.
D. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
- Câu 12 : Hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ lao động, quan hệ công vụ nhà nước là
A. vi phạm kỷ luật.
B. vi phạm hành chính.
C. vi phạm nội quy cơ quan.
D. vi phạm dân sự.
- Câu 13 : Hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước là hành vi vi phạm
A. hành chính.
B. dân sự.
C. kỉ luật
D. quan hệ xã hội.
- Câu 14 : Vi phạm pháp luật không bao gồm dấu hiệu nào dưới đây ?
A. Trái phong tục tập quán.
B. Lỗi.
C. Trái pháp luật.
D. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
- Câu 15 : Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến
A. các quan hệ lao động, công vụ nhà nước.
B. nội quy trường học.
C. các quan hệ xã hội.
D. các quan hệ giữa nhà trường và học sinh.
- Câu 16 : Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ nhân thân, đó là các quan hệ về mặt
A. tinh thần.
B. lao động.
C. xã giao.
D. hợp tác.
- Câu 17 : Người sản xuất hàng hóa để bán ra thị trường mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ quan có thẩm quyền là vi phạm
A. dân sự.
B. hành chính.
C. trật tự xã hội.
D. quan hệ kinh tế.
- Câu 18 : Vi phạm pháp luật là hành vi
A. trái thuần phong mĩ tục.
B. trái pháp luật.
C. trái đạo đức xã hội.
D. trái nội quy của tập thể.
- Câu 19 : Hành vi trái pháp luật là hành vi xâm phạm, gây thiệt hại cho
A. các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
B. các quan hệ chính trị của nhà nước.
C. các lợi ích của tổ chức, cá nhân.
D. các hoạt động của tổ chức, cá nhân.
- Câu 20 : Vi phạm pháp luật có dấu hiệu nào dưới đây ?
A. Khuyết điểm
B. Lỗi.
C. Hạn chế.
D. Yếu kém.
- Câu 21 : Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi nào dưới đây của mình ?
A. Không cẩn thận.
B. Vi phạm pháp luật.
C. Thiếu suy nghĩ.
D. Thiếu kế hoạch.
- Câu 22 : Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm mục đích nào dưới đây ?
A. Trừng trị nghiêm khắc nhất đối với người vi phạm pháp luật.
B. Buộc chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật.
C. Xác định được người tốt và người xấu.
D. Cách li người vi phạm với những người xung quanh.
- Câu 23 : Giáo dục, răn đe những người khác để họ tránh hoặc kiềm chế việc làm trái pháp luật là một trong các mục đích của
A. giáo dục pháp luật.
B. trách nhiệm pháp lí.
C. thực hiện pháp luật.
D. vận dụng pháp luật.
- Câu 24 : Vi phạm hình sự là hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là
A. nghi phạm.
B. tội phạm.
C. vi phạm.
D. xâm phạm.
- Câu 25 : Trách nhiệm kỉ luật không bao gồm hình thức nào dưới đây ?
A. Cảnh cáo.
B. Phê bình.
C. Chuyển công tác khác.
D. Buộc thôi việc.
- Câu 26 : Chủ thể nào dưới đây có quyền áp dụng pháp luật ?
A. Mọi cán bộ, công chức nhà nước.
B. Mọi cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền.
C. Mọi cơ quan, tổ chức.
D. Mọi công dân.
- Câu 27 : Người ở độ tuổi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm ?
A. Từ đủ 14 tuổi trở lên.
B. Từ đủ 16 tuổi trở lên.
C. Từ đủ 17 tuổi trở lên.
D. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
- Câu 28 : Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý ?
A. Từ đủ 12 tuổi trở lên.
B. Từ đủ 14 tuổi trở lên.
C. Từ đủ 16 tuổi trở lên.
D. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
- Câu 29 : Người ở độ tuổi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý ?
A. Từ đủ 14 đến dưới 16.
B. Từ đủ 15 dến dưới 16.
C. Từ đủ 15 đến dưới 18.
D. Từ đủ 14 đến dưới 18.
- Câu 30 : Người vi phạm pháp luật, gây thiệt hại về tài sản của người khác thì phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây ?
A. Trách nhiệm hành chính.
B. Trách nhiệm dân sự.
C. Trách nhiệm xã hội.
D. Trách nhiệm kỉ luật.
- Câu 31 : Công chức nhà nước vi phạm những điều cấm không được làm là vi phạm
A. hành chính.
B. kỉ luật.
C. nội quy lao động.
D. quy tắc an toàn lao động.
- Câu 32 : Hành vi nào dưới đây không phải là trái pháp luật ?
A. Đi xe máy vượt đèn đỏ theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
B. Học sinh 16 tuổi không đội mũ bảo hiểm khi ngồi sau xe máy.
C. Học sinh 12 tuổi đi xe đạp điện đến trường.
D. Đỗ xe đạp dưới lòng đường.
- Câu 33 : Người trong độ tuổi nào dưới đây khi tham gia các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý ?
A. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi.
B. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi.
C. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi.
D. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 17 tuổi.
- Câu 34 : Người có hành vi cố ý gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là vi phạm
A. hành chính.
B. hình sự.
C. dân sự.
D. kỉ luật.
- Câu 35 : Hành vi xâm phạm, gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là hành vi
A. không thiện chí.
B. trái pháp luật.
C. không phù hợp.
D. trái với các quan hệ xã hội.
- Câu 36 : Cán bộ, công chức vi phạm công vụ nhà nước thì phải chịu trách nhiệm
A. dân sự.
B. kỉ luật.
C. hình sự.
D. hành chính.
- Câu 37 : Hành vi nào dưới đây không vi phạm pháp luật dân sự ?
A. Làm mất tài sản của người khá.
B. Đi học muộn không có lí do chính đáng.
C. Tự ý sửa chữa nhà thuê của người khá.
D. Người mua hàng không trả tiền đúng thời hạn cho người bán.
- Câu 38 : Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra ?
A. Từ đủ 12 tuổi.
B. Từ đủ 14 tuổi.
C. Từ đủ 16 tuổi.
D. Từ đủ 18 tuổi.
- Câu 39 : Đối tượng bị xử phạt vi phạm kỷ luật là
A. công dân.
B. cán bộ, công chức.
C. học sinh.
D. cơ quan, tổ chức.
- Câu 40 : Theo quy định của pháp luật Việt Nam, người chưa thành niên có độ tuổi là bao nhiêu ?
A. Chưa đủ 14 tuổi.
B. Chưa đủ 16 tuổi.
C. Chưa đủ 18 tuổi.
D. Chưa đủ 20 tuổi.
- Câu 41 : Năng lực trách nhiệm pháp lí của cá nhân bao gồm
A. độ tuổi và nhận thức.
B. độ tuổi và trình độ.
C. độ tuổi và hành vi.
D. nhận thức và hành vi.
- Câu 42 : Độ tuổi của con người có năng lực trách nhiệm pháp lí là
A. từ đủ 14 tuổi trở lên.
B. từ đủ 16 tuổi trở lên.
C. từ đủ 18 tuổi trở lên.
D. từ đủ 21 tuổi trở lên.
- Câu 43 : Người xây dựng nhà ở đô thị mà không xin phép cơ quan có thẩm quyền là biểu hiện của vi phạm
A. hành chính.
B. kỉ luật.
C. trật tự đô thị.
D. chính sách nhà ở.
- Câu 44 : Hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm được quy định trong
A. Bộ luật Hình sự.
B. Luật Hành chính.
C. Luật An ninh Quốc gia.
D. Luật Phòng, chống tệ nạn xã hội.
- Câu 45 : Nội dung nào dưới đây không phải là mục đích của việc áp dụng trách nhiệm pháp lý ?
A. Ngăn chặn người vi phạm tiếp tục vi phạm.
B. Trừng trị nghiêm khắc nhất đối với mọi người vi phạm pháp luật.
C. Giáo dục, răn đe người khác để họ tránh, hoặc kiềm chế những việc làm trái pháp luật.
D. Buộc người vi phạm chấm dứt những hành vi trái pháp luật.
- Câu 46 : H không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện nên đã bị Cảnh sát giao thông xử phạt. H đã có hành vi vi phạm nào dưới đây ?
A. Vi phạm trật tự, an toàn xã hội.
B. Vi phạm nội quy trường học.
C. Vi phạm hành chính.
D. Vi phạm kỷ luật.
- Câu 47 : Công chức nhà nước tự thành lập doanh nghiệp là vi phạm
A. hành chính.
B. kỷ luật.
C. nội quy lao động.
D. quy tắc an toàn lao động.
- Câu 48 : Hành vi nào dưới đây là vi phạm pháp luật dân sự ?
A. Tham ô tài sản của Nhà nước.
B. Người mua hàng không trả tiền đúng hạn cho người bán.
C. Học sinh đi học muộn không có lý do chinh đáng.
D. Nhân viên công ty thường xuyên đi làm muộn.
- Câu 49 : Ông N thuê nhà của ông L nhưng không đống tiền thuê nhà đầy đủ và đúng hạn theo hợp đồng. Ông N có hành vi
A. vi phạm hình sự.
B. vi phạm hành chính.
C. vi phạm dân sự.
D. vi phạm kỷ luật.
- Câu 50 : Thấy D không có ở nhà mà cửa thì không đóng nên C đã lẻn vào và lấy trộm chiếc quạt điện. Hành vi của C là biểu hiện của
A. vi phạm hành chính.
B. vi phạm dân sự.
C. vi phạm hình sự.
D. vi phạm kỷ luật.
- Câu 51 : Công ty sản xuất gạch men X không áp dụng biện pháp bảo vệ môi trường nên đã bị Cảnh sát môi trường lập biên bản xử lý vi phạm hành chính. Hành vi xử phạt của Cảnh sát môi trường là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây ?
A. Thi hành pháp luật.
B. Cưỡng chế pháp luật.
C. Áp dựng pháp luật.
D. Bảo đảm pháp luật.
- Câu 52 : M đi xe vượt đèn đỏ nên bị Cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt tiền. Vậy M phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây ?
A. Hình sự.
B. Dân sự.
C. Hành chính.
D. Kỷ luật.
- Câu 53 : Cửa hàng ăn uống của bà M thường xuyên kê bàn ghế lấn chiếm hè phố, chiếm mất lối đi dành cho người đi bộ. Công an phường đã lập biên bản xử phạt bà M. Vậy bà M phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây về hành vi vi phạm của mình ?
A. Trách nhiệm kỷ luật.
B. Trách nhiệm dân sự.
C. Trách nhiệm hành chính.
D. Trách nhiệm hình sự.
- Câu 54 : Sau khi tốt nghiệp Đại học Công nghệ thông tin, H đã xin mở Công ty máy tính và được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận. Việc làm của H là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây ?
A. Sáng kiến pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật.
D. Thực hành pháp luật.
- Câu 55 : Là người kinh doanh tự do, bà K thường xuyên bày bán hàng trên hè phố. Việc làm của bà K là biểu hiện của
A. vi phạm kỷ luật.
B. vi phạm trật tự.
C. vi phạm hành chính.
D. vi phạm quy tắc hè phố.
- Câu 56 : Ông K cơi nới nhà nên đã để sắt, thép chiếm dụng lối đi của người tham gia giao thông. Hành vi của ông K là biểu hiện vi phạm
A. an toàn đô thị.
B. an toàn tính mạng công dân.
C. hành chính.
D. kỷ luật.
- Câu 57 : Anh A cố ý không vận chuyển hàng đến cho anh B đúng hẹn theo hợp đồng nên đã gây thiệt hại cho anh B. Hành vi của anh A là hành vi vi phạm nào dưới đây ?
A. Hành chính.
B. Kỷ luật.
C. Dân sự.
D. Thỏa thuận.
- Câu 58 : Là công nhân, mặc dù đã được nhắc nhở nhiều lần nhưng M vẫn thường xuyên vi phạm các quy định về an toàn lao động. Hành vi của M là hành vi
A. vi phạm tổ chức.
B. vi phạm hành chính.
C. vi phạm kỷ luật.
D. vi phạm nội quy cơ quan.
- Câu 59 : Cứ sáng thứ 7 hằng tuần, nhân dân khu dân cư M lại tập trung làm vệ sinh đường phố. Việc làm của nhân dân khu dân cư M là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào duới đây ?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.
D. Sáng kiến pháp luật.
- Câu 60 : Công ty sản xuất nước giải khát L không áp dụng biện pháp bảo vệ môi trường nên đã bị Cảnh sát môi trường lập biên bản xử lý vi phạm hành chính. Hành vi xử phạt của Cảnh sát môi trường là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào duới đây ?
A. Thi hành pháp luật.
B. Cưỡng chế pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Đảm bảo pháp luật.
- Câu 61 : Phát hiện một cơ sở kinh doanh động vật hoang dã quý hiếm, anh A đã báo với cơ quan có chức năng để kiểm tra và kịp thời ngăn chặn. Anh A đã thực hiện pháp luật theo hình thức
A. áp dụng pháp luật.
B. tuân thủ pháp luật.
C. sử dụng pháp luật.
D. thi hành pháp luật.
- Câu 62 : Một vụ chìm tàu du lịch trên sông đã khiến 3 hành khách thiệt mạng. Đây là vụ tai nạn gây hậu quả nghiêm trọng, xuất phát từ việc vận chuyển quá tải của chủ tàu. Hành vi làm chết người của chủ tàu là vi phạm pháp luật nào dưới đây ?
A. Hành chính.
B. Kỷ luật.
C. Hình sự.
D. Dân sự.
- Câu 63 : Cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép là nội dung của hình thức
A. sử dụng pháp luật.
B. áp dụng pháp luật.
C. tìm hiểu pháp luật.
D. tuyên truyền pháp luật.
- Câu 64 : Chị Y là công nhân nhà máy sản xuất hàng may mặc, thường xuyên vi phạm quy định về chất lượng sản phẩm. Chị Y đã có hành vi vi phạm nào dưới đây ?
A. Hình sự.
B. Hành chính.
C. Kỷ luật.
D. Dân sự.
- Câu 65 : Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, Lan tiếp tục vào học Đại học. Vậy, trong trường hợp này Lan thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây ?
A. Thi hành pháp luật.
B. Làm theo pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
- Câu 66 : Cảnh sát giao thông xử phạt hai người vượt đèn đỏ, trong đó có một người là cán bộ và một người là công nhân với mức phạt như nhau. Việc làm của Cảnh sát giao thông là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây ?
A. Thực hiện pháp luật.
B. Làm theo pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
- Câu 67 : C cố ý không hoàn thành việc xây nhà cho D đúng thời hạn theo hợp đồng. Hành vi của C là vi phạm
A. hành chính.
B. kỷ luật.
C. dân sự.
D. thỏa thuận.
- Câu 68 : Là cán bộ cơ quan nhà nước, anh G thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ được giao. Hành vi của anh G là
A. vi phạm tổ chức.
B. vi phạm chuyên môn.
C. vi phạm kỷ luật.
D. vi phạm nội quy cơ quan.
- Câu 69 : Các học sinh nam lớp 11 Trường Trung học phổ thông X xin phép cô giáo chủ nhiệm cho nghỉ học để đi đăng ký nghĩa vụ quân sự ở phường. Việc làm này là hình thức
A. sử dụng pháp luật.
B. tuân thủ pháp luật.
C. thi hành pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.
- Câu 70 : C không cung cấp đày đủ hàng cho D đúng hạn theo hợp đồng mà không có lý do chính đáng, nên đã gây thiệt hại cho D. Hành vi của C là hành vi vi phạm nào dưới đây ?
A. Hành chính.
B. Kỷ luật.
C. Dân sự.
D. Thỏa thuận.
- Câu 71 : Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh A ban hành quyết định điều chuyển cán bộ từ phòng C sang phòng B. Giám đốc đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây ?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Làm theo pháp luật.
- Câu 72 : Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, Q ở nhà làm theo nghề truyền thống của gia đình. Việc làm của Q là biểu hiện thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây ?
A. Thi hành pháp luật.
B. Làm theo pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
- Câu 73 : Ở hình thức thực hiện pháp luật nào thì chủ thể có thẻ thực hiện hoặc không thực hiện quyền của mình theo quy định của pháp luật ?
A. Thi hành pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
- Câu 74 : Học xong Trung học phổ thông, anh K đã gửi hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề nghị được mở hiệu cắt tóc, làm đầu. Anh K đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây ?
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
- Câu 75 : Do mâu thuẫn cá nhân mà N đánh M gây tổn hại sức khỏe tới 15%. Hành vi của N là vi phạm
A. dân sự.
B. hành chính.
C. hình sự.
D. kỷ luật.
- Câu 76 : Các bạn nam thanh niên ở khu dân cư X đi nhập ngũ theo đúng quy định của luật Nghĩa vụ quân sự. Việc làm này là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây ?
A. Sử dụng pháp luật.
B.Tuân thủ pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.
D. Phổ biến pháp luật.
- Câu 77 : Đang thực hiện hợp đồng vận chuyển hàng hóa, Công ty D đột nhiên dừng thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng, nên đã gây thiệt hại cho Công ty E. Hành vi của Công ty D là hành vi vi phạm pháp luật nào dưới đây ?
A. Hành chính.
B. Kỷ luật.
C. Dân sự.
D. Hình sự.
- Câu 78 : Công ty mì gói A đã sử dụng hình ảnh của một ca sỹ để quảng cáo cho sản phẩm của mình mà chưa được sự đồng ý của ca sỹ đó. Hành vi của công ty mì gói A là loại vi phạm nào dưới đây ?
A. Vi phạm hình sự.
B. Vi phạm hành chính.
C. Vi phạm kỷ luật.
D. Vi phạm dân sự.
- Câu 79 : D biết hành vi của một người trộm cắp xe máy, nhưng D không tố giác với cơ quan công an. Hành vi không tố giác tội phạm của D là thuộc loại hành vi nào dưới đây ?
A. Hành vi im lặng.
B. Hành vi tuân thủ pháp luật.
C. Hành vi không hành động.
D. Hành vi hợp pháp.
- Câu 80 : Tòa án nhân dân thành phố B ra quyết định phạt C 5 năm tù về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”. Quyết định của Tòa án là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây ?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Thi hành pháp luật.
- Câu 81 : Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật là biểu hiện công dân bình đẳng về
A. quyền và nghĩa vụ.
B. quyền và trách nhiệm.
C. nghĩa vụ và trách nhiệm.
D. trách nhiệm và pháp lý.
- Câu 82 : Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý theo quy định của pháp luật là thể hiện bình đẳng về
A. trách nhiệm pháp lý.
B. quyền và nghĩa vụ.
C. thực hiện pháp luật.
D. trách nhiệm trước Tòa án.
- Câu 83 : Quyền và nghĩa vụ công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính và địa vị xã hội là thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây của công dân ?
A. Bình đẳng quyền và nghĩa vụ.
B. Bình đẳng về thành phần xã hội.
C. Bình đẳng tôn giáo.
D. Bình đẳng dân tộc.
- Câu 84 : Mọi công dân khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền kinh doanh là thể hiện công dân bình đẳng
A. về quyền và nghĩa vụ.
B. trong sản xuất.
C. trong kinh tế.
D. về điều kiện kinh doanh.
- Câu 85 : Nội dung nào dưới đây không nói về công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ ?
A. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
B. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ đóng góp vào quỹ từ thiện.
C. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ đóng thuế.
D. Công dân bình đẳng về quyền bầu cử.
- Câu 86 : Một trong những biểu hiện của bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
A. ai cũng có quyền và nghĩa vụ như nhau.
B. quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.
C. quyền và nghĩa vụ công dân là một thể thống nhất.
D. mọi người đều có quyền ưu tiên như nhau.
- Câu 87 : Trách nhiệm pháp lý được áp dụng nhằm mục đích
A. thẳng tay trừng trị nguời vi phạm pháp luật.
B. buộc người vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật.
C. cảnh cáo những người khác để họ không vi phạm pháp luật.
D. thực hiện quyền công dân trong xã hội.
- Câu 88 : Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lý theo quy định của pháp luật là bình đẳng về
A. trách nhiệm pháp lý.
B. quyền và nghĩa vụ.
C. nghĩa vụ và trách nhiệm.
D. trách nhiệm và chính trị.
- Câu 89 : Bất kỳ công dân nào, nếu đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền học tập, lao động, kinh doanh. Điều này thể hiện
A. công dân bình đẳng về nghĩa vụ.
B. công dân bình đẳng về quyền.
C. công dân bình đẳng về trách nhiệm.
D. công dân bình đẳng về mặt xã hội.
- Câu 90 : Ngoài việc bình đẳng về hưởng quyền, công dân còn bình đẳng trong thực hiện
A. nghĩa vụ.
B. trách nhiệm.
C. công việc chung.
D. nhu cầu riêng.
- Câu 91 : Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, A vào Đại học, còn B thì làm công nhân nhà máy, nhưng cả hai vẫn bình thường với nhau. Vậy đó là bình đẳng nào dưới đây ?
A. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
B. Bình đẳng về thực hiện nghĩa vụ công dân.
C. Bình đẳng về trách nhiệm đối với đất nước.
D. Bình đẳng về trách nhiệm với xã hội.
- Câu 92 : P tạm hoãn gọi nhập ngũ vì đang học đại học, còn Q thì nhập ngũ phục vụ Quân đội, nhưng cả hai vẫn bình đẳng với nhau. Vậy đó là bình đẳng nào dưới đây ?
A. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
B. Bình đẳng về thực hiện trách nhiệm pháp lý.
C. Bình đẳng về trách nhiệm với Tổ quốc.
D. Bình đẳng về trách nhiệm với xã hội.
- Câu 93 : Cảnh sát giao thông xử phạt nguời tham gia giao thông đường bộ vi phạm trật tự an toàn giao thông, bất kể người đó là ai. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây ?
A. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
B. Bình đẳng trước pháp luật.
C. Bình đẳng về thực hiện trách nhiệm pháp lý.
D. Bình đẳng khi tham gia giao thông.
- Câu 94 : Cả 4 người đi xe máy vượt đèn đỏ đều bị Cảnh sát giao thông xử phạt với mức phạt khác nhau. Điều này thể hiện, công dân
A. bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
B. bình đẳng trước pháp luật.
C. bình đẳng về thực hiện trách nhiệm pháp lý.
D. bình đẳng khi tham gia giao thông.
- Câu 95 : M – 13 tuổi đi xe đạp và N – 18 tuổi đi xe máy cùng vượt đèn đỏ, bị Cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe; N bị phạt tiền, c chỉ bị nhắc nhở. Việc làm này của Cảnh sát giao thông có thể hiện công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý không ? Vì sao ?
A. Không, vì cả hai đều vi phạm như nhau.
B. Không, vì cần phải xử phạt nghiêm minh.
C. Có, vì M chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý.
D. Có, vì M không có lỗi.
- Câu 96 : Tòa án nhân dân tỉnh K quyết định áp dụng hình phạt tù đối với ông S là cán bộ có chức quyền trong tỉnh về tội “Tham ô tài sản”. Cùng chịu hình phạt tù còn có 2 cán bộ cấp dưới của ông S. Hình phạt của Tòa án áp dụng là biểu hiện công dân bình đẳng về lĩnh vực nào dưới đây ?
A. Về nghĩa vụ bảo vệ tài sản.
B. Về nghĩa vụ công dân.
C. Về trách nhiệm pháp lý.
D. Về chấp nhận hình phạt.
- Câu 97 : Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, X được tuyển chọn vào trường đại học lớn của thành phố, còn Y thì được vào trường bình thường. Trong trường hợp này, X và Y có bình đẳng với nhau hay không ? Nếu có thì là bình đẳng nào dưới đây ?
A. Có, bình đẳng về chính sách học tập.
B. Có, bình đẳng về học không hạn chế.
C. Có, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
D. Có, bình đẳng trong tuyển sinh.
- Câu 98 : Tòa án nhân dân tỉnh T xét xử vụ án kinh tế trong tỉnh không phụ thuộc vào người bị xét xử là cán bộ lãnh đạo hay nhân viên. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về
A. xét sử của Tòa án.
B. nghĩa vụ pháp lý.
C. trách nhiệm pháp lý.
D. quyền và nghĩa vụ.
- Câu 99 : M được tuyển chọn vào trường đại học có điểm xét tuyển cao hơn, còn N thì được vào trường có điểm xét tuyển thấp hơn. Theo em, trường hợp này giữa 2 bản có bình đẳng không? Nếu có thì bình đẳng nào dưới đây ?
A. Không bình đẳng.
B. Có, bình đẳng về học tập không hạn chế.
C. Có, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
D. Có, bình đẳng trong tuyển sinh.
- Câu 100 : Một hôm, xe của Bác Hồ đang đi ở Hà Nội bỗng đèn đỏ ở một ngã tư bật lên. Xe của Bác dừng lại, đồng chí cảnh vệ chạy đến bục yêu cầu Công an giao thông bật đèn xanh để xe Bác đi. Nhưng Bác đã ngăn lại rồi bảo: “Các chú không được làm như thế... không nên bắt người khác nhường quyền ưu tiên cho mình”. Lời nói của Bá Hồ thể hiện điều gì dưới đây
A. Không ai được ưu tiên.
B. Không nên làm phiền người khác.
C. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
D. Công dân bình đẳng về trách nhiệm.
- Câu 101 : X và Y mở cửa hàng kinh doanh sữa trong một thành phố, đều đóng thuế với mức thuế như nhau. Điều này thể hiện công dân bình đẳng
A. về thực hiện trách nhiệm pahps lý.
B. về trách nhiệm với Tổ quốc.
C. về quyền và nghĩa vụ.
D. về trách nhiệm với xã hội.
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 Pháp luật và đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Ôn tập công dân với pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 7 Công dân với các quyền dân chủ
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 8 Pháp luật với sự phát triển của công dân
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 9 Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 10 Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại