Đề kiểm tra chương 3- Điện học- Đề 1
- Câu 1 : Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trốnga) Có…………loại điện tích: Điện tích………..(+) và điện tích……….(-). Các vật mang điện tích cùng loại thì………………., mang điện tích khác loại thì…………b) Mọi vật quanh ta đều có cấu tạo từ các…………………Ở tâm nguyên tử có một……………….mang điện tích……….. Xung quanh hạt nhân có các…………. mang điện tích……… chuyển động tạo thành lớp ……… của nguyên tử.c) Tổng điện tích âm của các êlectroon có trị số tuyệt đối………..điện tích dương của hạt nhân nguyên tử. Do đó, bình thường nguyên tử……………… về điện. Êlectron có thể ……….. từ nguyên tử này sang ……………..khác, từ ………này sang vật khác. Một vật nếu nhận thêm êlectroon thì sẽ nhiễm điện ……….., mất bớt êlectrôn thì nhiễm điện………….
- Câu 2 : Hãy chọn câu đúng – saia) Vật nhiễm điện âm khi vật này nhận thêm êlectrôn.b) Vật nhiễm điện dương khi vật này đem cọ xát với vật khác.c) Vật trung hoà về điện là vật không chứa êlectrôn.d) Vật A mang điện tích dương khi tiếp xúc với vật B trung hoà về điện thì êlectrôn từ vật B truyền sang vật A.e) Vật nhiễm điện dương khi vật này nhường êlectrôn cho vật khác.f) Một vật nhiễm điện do cọ xát là do nó nhận thêm các êlectrôn hoặc nhường bớt êlectrôn trong quá trình cọ xát.
- Câu 3 : Các chất ở trạng thái nào có thể nhiễm điện?
A Trạng thái rắn.
B Trạng thái lỏng.
C Trạng thái khí.
D Cả ba trạng thái trên.
- Câu 4 : Vật (chất) nào sau đây có thể nhiễm điện do cọ xát?
A Thanh thuỷ tinh.
B Mảnh vải khô.
C Không khí khô.
D Cả thủy tinh, vải khô, không khí khô.
- Câu 5 : Vì sao trong thành phần cấu tạo lốp bánh xe máy bay phải có bột sắt?
A Để làm giảm giá thành sản xuất.
B Để trang trí bánh xe.
C Để tránh hiện tượng cháy nổ do nhiễm điện.
D Để cho bánh xe cứng hơn.
- Câu 6 : Căn cứ vào đâu ta có thể kết luận một cái thước nhựa có bị nhiễm điện hay không?
A Nếu thước nhựa hút các mẩu giấy vụn chứng tỏ thước nhựa nhiễm điện.
B Nếu thước nhựa đẩy các mẩu giấy vụn chứng tỏ thước nhựa nhiễm điện.
C Cả A và B đều đúng.
D Cả A và B đều sai.
- Câu 7 : Cọ xát mảnh thuỷ tinh vào mảnh lụa khô. Sau khi cọ xát, đưa hai vật lại gần nhau, điều gì sẽ xảy ra?
A Chúng sẽ hút nhau vì nhiễm điện trái dấu.
B Chúng sẽ hút nhau vì nhiễm điện cùng dấu.
C Chúng sẽ đẩy nhau vì nhiễm điện trái dấu.
D Chúng sẽ đẩy nhau vì nhiễm điện cùng dấu.
- Câu 8 : Theo quy ước sau khi cọ xát với lụa, điện tích thu được ở thanh thuỷ tinh là điện tích dương. Kết luận nào sau đây là SAI?
A Điện tích của lụa là điện tích âm.
B Đưa thanh thuỷ tinh (đã cọ xát) lại gần miếng lụa (đã cọ xát), chúng hút nhau.
C Lụa nhiễm điện âm do nhận thêm êlectrôn từ thanh thuỷ tinh.
D Thanh thuỷ tinh nhiễm điện dương do nhận thêm hạt nhân nguyên tử từ lụa.
- Câu 9 : Đưa một thước nhựa đã cọ xát vào mảnh vải khô lại gần quả cầu bằng bấc, thấy quả cầu bấc bị hút lại gần thước nhựa. Hãy chọn ra câu đúng:
A Quả cầu bấc bị hút chứng tỏ quả cầu bấc nhiễm điện dương.
B Quả cầu bấc bị hút chứng tỏ thước nhựa đã bị nhiễm điện.
C Quả cầu bấc bị hút chứng tỏ quả cầu bấc nhiễm điện âm.
D Quả cầu bấc bị hút chứng tỏ hai vật nhiễm điện cùng dấu
- Câu 10 : Trong các nhận xét sau, nhận xét nào SAI?
A Trong các vật trung hoà về điện tồn tại các điện tích trung hoà.
B Trong các vật trung hoà về điện vẫn tồn tại các điện tích dương và âm.
C Êlectrôn có thể di chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác hoặc từ vật này sang vật khác.
D Vật mang điện tích dương nếu thiếu êlectrôn, vật mang điện tích âm nếu thừa êlectrôn.
- Câu 11 : Chọn câu đúng
A Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các êlectrôn.
B Dòng điện là dòng dịch chuyển của các điện tích.
C Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
D Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích dương.
- Câu 12 : Hạt nào khi dịch chuyển có hướng tạo thành dòng điện? Chọn câu trả lời đúng nhất
A Điện tích dương.
B Điện tích âm.
C Nguyên tử.
D Điện tích dương hoặc điện tích âm
- Câu 13 : Tác dụng của nguồn điện là
A Cung cấp dòng điện lâu dài cho thiết bị sử dụng điện.
B Làm cho các điện tích trong thiết bị sử dụng chuyển động.
C Tạo ra một mạch điện
D Làm cho một vật nóng lên.
- Câu 14 : Đặc điểm chung của nguồn điện là
A Có cùng hình dạng, kích thước.
B Có hai cực dương và âm.
C Có cùng cấu tạo.
D Cả A, B và C đều đúng.
- Câu 15 : Vật nào sau đây có thể coi là nguồn điện?
A Pin, acquy
B Pin, bàn là.
C Acquy, pin, bếp điện
D Tất cả các vật trên đều là nguồn điện.
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 25 Hiệu điện thế
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 26 Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 29 An toàn khi sử dụng điện
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 30 Tổng kết chương III Điện Học
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 1 Nhận biết ánh sáng - Nguồn sáng và vật sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 2 Sự truyền ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 3 Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 4 Định luật phản xạ ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 5 Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 7 Gương cầu lồi