Đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn GDCD lớp 12 năm 2017-20...
- Câu 1 : Chọn nhận định đúng về quyền bất khả xâm phạm về thân thể ?
A. Trong mọi trường hợp, chỉ được bắt người khi có quyết định của toà án.
B. Công an có thể bắt người nếu nghi là phạm tội.
C. Chỉ được bắt ngưòi khi có lệnh bắt của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
D. Trong mọi trường hợp, không ai có thể bị bắt.
- Câu 2 : Tự tiện khám chỗ ở của công dân là vi phạm quyền ?
A. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân.
C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
D. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
- Câu 3 : Trường hợp bắt người khẩn cấp tiến hành khi có căn cứ cho rằng người đó đang chuẩn bị ?
A. Thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng.
B. Thực hiện tội phạm.
C. Thực hiện tội phạm nghiêm trọng.
D. Thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng.
- Câu 4 : Ngày 22/5/2011, Việt Nam tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Công dân nào dưới đây đủ điều kiện được bầu cử khi có ngày sinh là ?
A. 21/5/1993.
B. 21/4/1995.
C. 21/5/1994.
D. 21/5/1996.
- Câu 5 : "Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có qui định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền." là một nội dung thuộc ?
A. Ý nghĩa về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
B. Khái niệm về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
C. Nội dung về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
D. Bình đẳng về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
- Câu 6 : Quyền ứng cử của công dân có thể thực hiện bằng ?
A. 2 con đường.
B. 3 con đường.
C. 1 con đường duy nhất.
D. 4 con đường.
- Câu 7 : Đánh người gây thương tích là vi phạm quyền ?
A. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân.
C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
D. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
- Câu 8 : "Công dân có thể trực tiếp phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương mình trong các cuộc họp." là một nội dung thuộc ?
A. Ý nghĩa về quyền tự do ngôn luận.
B. Nội dung về quyền tự do ngôn luận.
C. Bình đẳng về quyền tự do ngôn luận.
D. Khái niệm về quyền tự do ngôn luận.
- Câu 9 : Hai bạn B và T học cùng lớp với nhau. Khi giữa hai người nảy sinh mâu thuẫn, T đã tung tin xấu, bịa đặt về B trên facebook. Nếu là bạn học cùng lớp của T và B, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp với quy định của pháp luật ?
A. Chia sẻ thông tin đó trên facebook.
B. Coi như không biết vì đây là việc riêng của T.
C. Khuyên T gỡ bỏ tin vì đã xâm phạm nhân phẩm, danh dự của người khác.
D. Khuyên B nói xấu lại T trên facebook.
- Câu 10 : Do mâu thuẫn, cãi vã, rồi chửi nhau, học sinh A nóng giận mất bình tĩnh nên đã ném bình hoa ở lớp vào mặt học sinh B. Học sinh B tránh được nên bình hoa trúng vào đầu học sinh C đang đứng ngoài lên tiếng bênh vực học sinh A. Hành vi của học sinh A đã vi phạm quyền gì đối với học sinh B ?
A. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân.
B. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
D. Không vi phạm gì.
- Câu 11 : Công an bắt giam người vì nghi ngờ lấy trộm xe máy là vi phạm quyền ?
A. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân.
C. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
D. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
- Câu 12 : Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội là quyền gắn liền với việc thực hiện ?
A. Hình thức dân chủ trực tiếp.
B. Hình thức dân chủ tập trung.
C. Hình thức dân chủ xã hội chủ nghĩa.
D. Hình thức dân chủ gián tiếp.
- Câu 13 : Quyền bất khả xâm phạm được ghi nhận tại điều 71 Hiến pháp 1992 là ?
A. Quyền tự do nhất.
B. Quyền tự do cần thiết nhất.
C. Quyền tự do cơ bản nhất.
D. Quyền tự do quan trọng nhất.
- Câu 14 : Tổ chức và xây dựng bộ máy các cơ quan bảo vệ pháp luật để bảo vệ các quyền tự do cơ bản của công dân là trách nhiệm của ?
A. Công dân.
B. Nhân dân.
C. Nhà nước.
D. Lãnh đạo Nhà nước.
- Câu 15 : "Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác." là một nội dung thuộc ?
A. Bình đẳng về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
B. Nội dung về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
C. Khái niệm về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
D. Ý nghĩa về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
- Câu 16 : "Những người làm nhiệm vụ chuyển thư, điện tín không được giao nhầm cho người khác, không được để mất thư, điện tín của nhân dân." là một nội dung thuộc ?
A. Bình đẳng về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
B. Khái niệm về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện.
C. Ý nghĩa về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
D. Nội dung về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
- Câu 17 : "Công dân có quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm." là một nội dung thuộc ?
A. Nội dung về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
B. Ý nghĩa về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
C. Khái niệm về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
D. Bình đẳng về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
- Câu 18 : Quyền khiếu nại, tố cáo là công cụ để nhân dân thực hiện dân chủ là một nội dung thuộc ?
A. Nội dung quyền khiếu nại, tố cáo.
B. Khái niệm quyền khiếu nại, tố cáo.
C. Bình đẳng trong thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo.
D. Ý nghĩa quyền khiếu nại, tố cáo.
- Câu 19 : Phải học tập tìm hiểu nội dung các quyền tự do cơ bản để phân biệt hành vi đúng pháp luật và hành vi vi phạm pháp luật là trách nhiệm của ?
A. Nhân dân.
B. Công dân.
C. Lãnh đạo Nhà nước.
D. Nhà nước.
- Câu 20 : Ngày 22/5/2011, Việt Nam tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Công dân nào dưới đây đủ điều kiện được ứng cử khi có ngày sinh là ?
A. 21/5/1993.
B. 21/4/1991.
C. 21/5/1994.
D. 21/5/1990.
- Câu 21 : Đi xe máy vượt đèn đỏ gây thương tích cho người khác là vi phạm quyền ?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
C. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân.
D. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
- Câu 22 : Nhận định nào sai: Dân được quyền bầu cử, ứng cử một cách bình đẳng, không phân biệt ?
A. Trình độ văn hoá, nghề nghiệp.
B. Tình trạng pháp lý.
C. Giới tính, dân tộc, tôn giáo.
D. Thời hạn cư trú nơi thực hiện quyền bầu cử, ứng cử.
- Câu 23 : Xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật bảo đảm cho công dân được hưởng đầy đủ các quyền tự do cơ bản là trách nhiệm của ?
A. Nhân dân.
B. Lãnh đạo Nhà nước.
C. Nhà nước.
D. Công dân.
- Câu 24 : Nhận định nào sai: Khi xác định người không được thực hiện quyền bầu cử ?
A. Người bị tước quyền bầu cử theo bản án của Toà án.
B. Người đang bị tạm giam.
C. Người mất năng lực hành vi dân sự.
D. Người đang chấp hành hình phạt tù.
- Câu 25 : Các quyền tự do cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và Luật qui định mối quan hệ cơ bản giữa ?
A. Công dân với pháp luật.
B. Công dân với Nhà nước và pháp luật.
C. Nhà nước với công dân.
D. Nhà nước với pháp luật.
- Câu 26 : "Danh dự và nhân phẩm của cá nhân được tôn trọng và bảo vệ." là một nội dung thuộc ?
A. Khái niệm về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
B. Nội dung về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
C. Bình đẳng về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
D. Ý nghĩa về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
- Câu 27 : "Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang." là một nội dung thuộc ?
A. Ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.
B. Khái niệm quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.
C. Bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.
D. Nội dung quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.
- Câu 28 : Quyền tự do về thân thể và tinh thần thực chất là ?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ nhân phẩm và danh dự.
C. Quyền được sống và được làm người với tư cách là thành viên của xã hội.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ sức khỏe và tính mạng.
- Câu 29 : Qui định pháp luật về khiếu nại, tố cáo là cơ sở pháp lý để công dân thực hiện hiệu quả quyền công dân của mình là một nội dung thuộc ?
A. Bình đẳng trong thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo.
B. Ý nghĩa quyền khiếu nại, tố cáo.
C. Nội dung quyền khiếu nại, tố cáo.
D. Khái niệm quyền khiếu nại, tố cáo.
- Câu 30 : Trong thời gian gần đây, trên mạng xã hội facebook xuất hiện những clip nhiều nữ sinh đánh bạn học, làm tổn hại nghiêm trọng đến tâm sinh lí của người bị hại là vi phạm nội dung của ?
A. Quyền được pháp luật bảo đảm về sức khỏe, tính mạng, danh dự và nhân phẩm của công dân.
B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
C. Quyền bất khả xâm phạm về sức khỏe, tính mạng, danh dự và nhân phẩm của công dân.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, tính mạng, danh dự và nhân phẩm của công dân.
- Câu 31 : Ở phạm vi cơ sở, các đề án định canh, định cư, giải phóng mặt bằng, tái định cư .... là ?
A. Những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.
B. Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp.
C. Những việc dân đuợc thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định.
D. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện.
- Câu 32 : Ở phạm vi cơ sở, kiểm sát dự toán và quyết toán ngân sách xã, phường là ?
A. Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp.
B. Những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.
C. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện.
D. Những việc dân đuợc thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định.
- Câu 33 : Giam giữ người quá thời hạn qui định là vi phạm quyền ?
A. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
B. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
C. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
D. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân.
- Câu 34 : Nguyên tắc nào không phải là nguyên tắc bầu cử ?
A. Trực tiếp
B. Công khai.
C. Bình đẳng.
D. Phổ thông.
- Câu 35 : Mục đích của quyền tố cáo nhằm .......các việc làm trái pháp luật, xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức và công dân ?
A. Phát sinh.
B. Phát hiện, ngăn ngừa.
C. Phát hiện, ngăn chặn.
D. Phát triển, ngăn chặn.
- Câu 36 : Trên cơ sở chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhân dân trực tiếp quyết định những công việc thiết thực, cụ thể gắn liền với quyền, nghĩa vụ nơi họ sinh sống là việc thực hiện quyền tham gia quản lý Nhà nước ở ?
A. Phạm vi cơ sở.
B. Phạm vi cả nước.
C. Phạm vi cơ sở và địa phương.
D. Phạm vi địa phương.
- Câu 37 : Hiến pháp 1992 qui định mọi công dân?
A. Đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử.
B. Đủ 18 tuổi có quyền bầu cử, đủ 21 tuổi có quyền ứng cử.
C. Từ 18 đến 21 tuổi có quyền bầu cử và ứng cử.
D. Đủ 21 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử.
- Câu 38 : "Công dân có quyền đóng góp ý kiến, kiến nghị với các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân về những vấn đề mình quan tâm." là một nội dung thuộc?
A. Ý nghĩa về quyền tự do ngôn luận.
B. Khái niệm về quyền tự do ngôn luận.
C. Nội dung về quyền tự do ngôn luận.
D. Bình đẳng về quyền tự do ngôn luận.
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 Pháp luật và đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Ôn tập công dân với pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 7 Công dân với các quyền dân chủ
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 8 Pháp luật với sự phát triển của công dân
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 9 Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 10 Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại