Đề thi giữa HK2 môn GDCD 10 năm 2019 Trường THPT N...
- Câu 1 : Một người có lương tâm, có nhu cầu vật chất và tinh thần lành mạnh, luôn thực hiện tốt nghĩa vụ đạo đức đối với xã hội và những người khác là người có.
A. Nghĩa vụ
B. Lương tâm
C. Nhân phẩm
D. Danh dự
- Câu 2 : Hệ thống các quy tắc chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, xã hội là.
A. Phong tục - tập quán
B. Quy tắc xử sự
C. Pháp luật
D. Đạo đức
- Câu 3 : Một con người sống theo kiểu “đèn nhà ai nhà nấy rạng” có nghĩa là họ đã không làm đúng với ý nghĩa của phạm trù nào dưới đây?
A. Nghĩa vụ
B. Lương tâm
C. Nhân phẩm
D. Danh dự
- Câu 4 : Một trong những đặc điểm của tình yêu chân chính là
A. Sở hữu nhau
B. Thay đổi nhau
C. Quan tâm sâu sắc
D. Sống chết vì nhau
- Câu 5 : Đạo đức là cơ sở để xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ, vì sự phát triển của con người là biểu hiện của vai trò nào sau đây?
A. Đối với cá nhân
B. Đối với tập thể
C. Đối với gia đình
D. Đối với xã hội
- Câu 6 : Một cá nhân thường xuyên làm điều trái với đạo đức mà không cảm thấy xấu hổ, hối hận là kẻ
A. Vô kỷ luật
B. Vô tổ chức
C. Vô lương tâm
D. Vô nhân tính
- Câu 7 : Cảm xúc vui sướng của con người khi được thỏa mãn nhu cầu là nội dung khái niệm nào?
A. Lương tâm
B. Nhân phẩm
C. Danh dự
D. Hạnh phúc
- Câu 8 : Đạo đức góp phần hoàn thiện nhân cách con người là biểu hiện vai trò nào sau đây?
A. Đối với cá nhân
B. Đối với tập thể
C. Đối với xã hội
D. Đối với gia đình
- Câu 9 : Tình yêu là một dạng tình cảm đặc biệt của
A. Xã hội
B. Thời đại
C. Lịch sử
D. Con người
- Câu 10 : Trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng, xã hội là nội dung khái niệm
A. Nghĩa vụ
B. Lương tâm
C. Hạnh phúc
D. Danh dự
- Câu 11 : “Thương người như thể thương thân” là biểu hiện vai trò của đạo đức với
A. Cá nhân
B. Tập thể
C. Gia đình
D. Xã hội
- Câu 12 : Chuẩn mực nên hay không nên là biểu hiện tiêu chí nào dưới đây của đạo đức?
A. Nguồn gốc
B. Tính chất
C. Nội dung
D. Phương thức tác động
- Câu 13 : Nội dung nào dưới đây thể hiện sự giống nhau giữa đạo đức và pháp luật?
A. Điều chỉnh hành vi của con người
B. Quy định việc nên là,. Không nên làm
C. Quy định việc được làm và phải làm
D. Được dư luận xã hội đánh giá
- Câu 14 : Khi một người biết tôn trọng, bảo vệ danh dự của mình thì người đó được coi là có lòng
A. Trắc ẩn
B. Tự trọng
C. Tự ái
D. Nhân ái
- Câu 15 : “Trăm năm bia đá thì mònNghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ” là biểu hiện sức mạnh của
A. Thời gian và cuộc sống
B. Dư luận xã hội
C. Tình yêu và thù hận
D. Quan niệm về đạo đức
- Câu 16 : Con người cần có lòng tự trọng để bảo vệ
A. Nghĩa vụ
B. Lương tâm
C. Nhân phẩm
D. Danh dự
- Câu 17 : Chuẩn mực đạo đức nào sau đây phù hợp với yêu cầu của chế độ XHCN?
A. Liêm chính
B. Trung với vua
C. Tam tòng
D. Tứ đức
- Câu 18 : Việc làm nào sau đây trái với chuẩn mực đạo đức xã hội?
A. Học sinh quay cóp bài trong giờ kiểm tra
B. Anh B vượt đèn đỏ
C. Anh T gây tai nạn giao thông rồi bỏ chạy
D. Bạn M trốn học không đến lớp
- Câu 19 : Điều nào dưới đây không phải là điều nên tránh trong tình yêu?
A. Yêu quá sớm
B. Yêu vụ lợi
C. Yêu đơn phương
D. Yêu một lúc nhiều người
- Câu 20 : Trạng thái cảm giác ăn năn, hối hận, xấu hổ khi vi phạm đạo đức là trạng thái
A. Thanh thản lương tâm
B. Thỏa mãn lương tâm
C. Day dứt lương tâm
D. Cắn rứt lương tâm
- Câu 21 : Câu tục ngữ nào sau đây không phản ánh nội dung về nhân phẩm và danh dự?
A. Giấy rách phải giữ lấy lề
B. Trong ấm ngoài êm
C. Chết vinh còn hơn sống nhục
D. Cọp chết để da người chết để tiếng
- Câu 22 : Sự điều chỉnh hành vi con người của pháp luật mang tính
A. Tự giác
B. Bắt buộc
C. Nghiêm minh
D. Nghiêm chỉnh
- Câu 23 : Vai trò nào dưới đây của đạo đức liên quan trực tiếp đến sự phát triển của cá nhân?
A. Góp phần làm cho xã hội phát triển bền vững
B. Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
C. Làm cho xã hội hạnh phúc hơn
D. Làm cho đồng nghiệp thân thiện với nhau hơn
- Câu 24 : Do ghen ghét V được nhiều bạn quý mến, A đã bịa đặt nói xấu bạn trên Facebook. Việc làm này trái với
A. Giá trị đạo đức
B. Giá trị nhân văn
C. Lối sống cá nhân
D. Sở thích cá nhân
- Câu 25 : Các chuẩn mực đạo đức “Công, dung, ngôn, hạnh” ngày nay có nhiều quan điểm khác xưa, điều này thể hiện các quy tắc, chuẩn mực đạo đức cũng luôn
A. Biến đổi cho phù hợp xã hội
B. Biến đổi theo trào lưu xã hội
C. Thường xuyên biến đổi
D. Biến đổi theo nhu cầu cá nhân
- Câu 26 : Các nền đạo đức xã hội khác nhau luôn bị chi phối bởi quan điểm và lợi ích của
A. Nhân dân lao động
B. Giai cấp thống trị
C. Tầng lớp tri thức
D. Tầng lớp doanh nhân
- Câu 27 : Câu tục ngữ nào sau đây nói về nhân phẩm?
A. Đói cho sạch, rách cho thơm
B. Xay lúa thì thôi ẵm em
C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
D. Gắp lửa bỏ tay người
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 1 Thế giới quan duy vật & phương pháp luận biện chứng
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 3 Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 2 Thế giới vật chất tồn tại khách quan
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 4 Nguồn gốc vận động & phát triển của sự vật và hiện tượng
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 5 Cách thức vận động phát triển của sự vật & hiện tượng
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 6 Khuynh hướng phát triển của sự vật & hiện tượng
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 7 Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Ôn tập phần 1
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 9 Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 8 Tồn tại xã hội và ý thức xã hội