Trắc nghiệm Sinh Học 10 (có đáp án): Ôn tập chương...
- Câu 1 : Khung xương tế bào không có đặc điểm nào sau đây?
A. Gồm các thành phần: vi ống, vi sợi, sợi trung gian
B. Tạo hình dạng xác định cho tế bào động vật
C. Giúp tế bào di chuyển
D. Bảo vệ tế bào và các cơ quan
- Câu 2 : Điều kiện để xảy ra cơ chế vận chuyển thụ động có tính chọn lọc là:
A. Có ATP, kênh protein vận chuyển đặc hiệu
B. Kích thước của chất vận chuyển nhỏ hơn đường kính của lỗ màng, có sự chênh lệch nồng độ.
C. Kích thước của chất vận chuyển nhỏ hơn đường kính lỗ màng, có phân tử protein đặc hiệu
D. Có sự thẩm thấu hoặc khuếch tán
- Câu 3 : Trình tự di chuyển của protein từ nơi được tạo ra đến khi tiết ra ngoài tế bào là:
A. Lưới nội chất hạt → bộ máy Gôngi → màng sinh chất
B. Lưới nội chất trơn → lưới nội chất hạt → màng sinh chất
C. Bộ máy Gôngi → lưới nội chất trơn → màng sinh chất
D. Lưới nội chất hạt → riboxom → màng sinh chất
- Câu 4 : Đặc điểm chỉ có ở ti thể mà không có ở lục lạp là
A. Làm nhiệm vụ chuyển hóa năng lượng
B. Có ADN dạng vòng và riboxom
C. Màng trong gấp khúc tạo nên các mào
D. Được sinh ra bằng hình thức phân đôi
- Câu 5 : Lục lạp và ti thể là 2 loại bào quan có khả năng tự tổng hợp protein cho riêng mình. Vì lí do nào sau đây mà chúng có khả năng này?
A. Đều có màng kép và riboxom
B. Đều có ADN dạng vòng và riboxom
C. Đều tổng hợp được ATP
D. Đều có hệ enzim chuyển hóa năng lượng
- Câu 6 : Khi hàm lượng colesteron trong máu vượt quá mức cho phép, người ta dễ bị các bệnh về tim mạch. Colesteron được tổng hợp ở
A. Lizoxom
B. Bộ máy Gôngi
C. Lưới nội chất hạt
D. Lưới nội chất trơn
- Câu 7 : Đặc điểm chỉ có ở lưới nội chất hạt mà không có wor lưới nội chất trơn là
A. Có đính các hạt riboxom
B. Nằm ở gần màng tế bào
C. Có khả năng phân giải chất độc
D. Có chứa enzim tổng hợp lipit
- Câu 8 : Điều nào dưới đây không phải là chức năng của bộ máy Gôngi?
A. Gắn thêm đường vào phân tử protein
B. Tổng hợp lipit
C. Tổng hợp một số hoocmon và bao gói các sản phẩm tiết
D. Tổng hợp nên các phân tử pôlisaccarit
- Câu 9 : Nếu màng của lizoxom bị vỡ thì hậu quả sẽ là
A. Tế bào mất khả năng phân giải các chất độc hại
B. Tế bào bị chết do tích lũy nhiều chất độc
C. Hệ enzim của lizoxom sẽ bị mất hoạt tính
D. Tế bào bị hệ enzim của lizoxom phân hủy
- Câu 10 : Ở tế bào cánh hoa, nhiệm vụ chính của không bào là
A. Chứa sắc tố
B. Chứa nước và chất dinh dưỡng
C. Chứa giao tử
D. Chứa muối khoáng
- Câu 11 : Hệ miễn dịch của cơ thể chỉ tấn công tiêu diệt các tế bào lạ mà không tấn công các tế bào của cơ thể mình. Để nhận biết nhau, các tế bào trong cơ thể dựa vào
A. Màu sắc của tế bào
B. Hình dạng và kích thước của tế bào
C. Các dấu chuẩn “glicoprotein” có trên màng tế bào
D. Trạng thái hoạt động của tế bào
- Câu 12 : Có các nhận định sau về lục lạp và ti thể. Nhận định nào là không đúng?
A. Lục lạp cung cấp nguyên liệu (glucozo) cho quá trình hô hấp tế bào
B. Ti thể của tế bào thực vật là nơi chuyển hóa năng lượng trong glucozo thành ATP
C. Lục lạp là nơi chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng trong ATP
D. Chu trình Crep và chuỗi truyền electron hô hấp được thực hiện ở trong ti thể
- Câu 13 : Mô tả nào sau đây về riboxom là đúng?
A. Là thể hình cầu được cấu tạo từ rARN và protein đặc hiệu
B. Gồm hai tiểu phần hình cầu lớn và bé kết hợp lại, mỗi tiểu phần được hình thành từ sự kết hợp giữa rARN và các protein đặc hiệu
C. Gồm hai tiểu phần hình cầu kết hợp lại
D. Riboxom là một túi hình cầu, bên trong chứa các enzim thủy phân
- Câu 14 : Ở ống thận, nồng độ glucozo trong nước tiểu thấp hơn trong máu nhưng glucozo trong nước tiểu vẫn được thu hồi trở về máu. Phương thức vận chuyển được sử dụng ở đây là
A. Khuếch tán
B. Thẩm thấu
C. Xuất bào
D. Vận chuyển chủ động
- Câu 15 : Ở ruột non, các axit amin đi từ dịch ruột vào tế bào lông ruột chủ yếu theo con đường
A. khuếch tán trực tiếp
B. khuếch tán gián tiếp
C. hoạt tải
D. nhập bào
- Câu 16 : Khi xào rau, nếu cho muối lúc rau chưa chín thì thường làm cho các cọng rau bị teo tóp và rất dai. Nguyên nhân là vì
A. Nước trong tế bào thoát ra ngoài do có sự chênh lệch nồng độ muối trong và ngoài tế bào
B. Đã làm tăng nhiệt độ sôi dẫn tới rau bị tao lại
C. Muối đã phá vỡ các tế bào rau nên mỗi cọng rau chỉ còn các sợi xenlulozo
D. Cho muối làm giảm nhiệt độ sôi nên rau không chín mà bị teo tóp lại
- Câu 17 : Rau đang bị héo, nếu chúng ta tưới nước vào rau thì sẽ có thể làm cho rau tươi trở lại. nguyên nhân là vì
A. Được tưới nước nên các tế bào rau đã sống trở lại
B. Nước thẩm thấy vào tế bào làm cho tế bào trương lên
C. Nước đã làm mát các tế bào rau nên các cọng rau đều xanh tươi trở lại
D. Có nước làm cho rau tiến hành quang hợp nên đã xạnh tươi trở lại
- Câu 18 : Ủ 10 hạt ngô (các hạt đều có khả năng nảy mầm) trong hai ngày, sau đó tách lấy phôi. Cho 5 phôi vào ống nghiệm, đun sôi cách thủy trong 5 phút. Tiến hành ngâm cả 10 phôi lên kính hiển vi để quan sat, mẫu thí nghiệm có màu xanh là
A. Cả 10 phôi đều bắt màu xanh
B. Các phôi không được đun cách thủy bắt màu xanh
C. Có một số phôi của cả hai loại trên bắt màu xanh
D. Các phôi được đun cách thủy bắt màu xanh
- Câu 19 : Khi bị viêm họng, bị đau răng sâu, nếu ngậm nước muối loãng thì sẽ làm hạn chế được bệnh. Nước muỗi loãng đã làm cho
A. vi sinh vật gây bệnh bị chết
B. vi sinh vật gây bệnh bị bất hoạt do tế bào bị co nguyên sinh
C. vi sinh vật gây bệnh bị bất hoạt do nước muối có chất độc hại
D. vi sinh vật gây bệnh bị bất hoạt do chất nguyên sinh bị biến tính
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 30 Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 29 Cấu trúc của các loại virut
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 31 Virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 32 Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 33 Ôn tập phần sinh học vi sinh vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 1 Các cấp tổ chức của thế giới sống
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 2 Các giới sinh vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 3 Các nguyên tố hóa học và nước
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 4 Cacbohiđrat và lipit
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 5 Protêin