Đề thi giữa HK2 môn GDCD 10 năm 2021 Trường THPT B...
- Câu 1 : Bạn H đang đi ở hành lang trường học thì nhặt được một chiếc ví, bên trong có khá nhiều tiền. Mặc dù đã nghĩ đến chuyện lấy tiền đi mua một số thứ mình thích, nhưng cuối cùng H đã mang chiếc ví đến gửi cho bác bảo vệ để gửi lại cho người mất. H cảm thấy rất thanh thản, hài lòng với bản thân. Cảm xúc đó là do đã thực hiện hành vi theo phạm trù đạo đức nào dưới đây?
A. Lương tâm.
B. Danh dự.
C. Nhân phẩm.
D. Nghĩa vụ.
- Câu 2 : Con người là chủ thể của lịch sử, em sẽ làm gì để đạt được ước mơ, phát triển bản thân trong tương lai?
A. Liên tục cầu nguyện, hi vọng gặp được nhiều may mắn.
B. Chăm chỉ học tập và rèn luyện, tích lũy kiến thức, hoàn thiện bản thân.
C. Chờ đợi xã hội thay đổi trong tương lai.
D. Thành công là do số phận quyết định, không thể thay đổi được.
- Câu 3 : Toàn bộ những phẩm chất mà mỗi con người có được gọi là gì?
A. Danh dự
B. Nhân phẩm
C. Lương tâm
D. Nghĩa vụ
- Câu 4 : Sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội với một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó được gọi là gì?
A. Danh dự
B. Nhân phẩm
C. Lương tâm
D. Nghĩa vụ
- Câu 5 : Khi đến tuổi trưởng thành, con người xuất hiện một dạng tình cảm đặc biệt đó là gì?
A. Tình bạn.
B. Tình thương.
C. Tình yêu.
D. Tình người.
- Câu 6 : Tình yêu là sự rung cảm và quyến luyến sâu sắc giữa hai người khác giới. Ở họ có nhiều mặt gì?
A. Khác biệt với nhau.
B. Phù hợp với nhau.
C. Đối lập với nhau.
D. Gần gũi với nhau.
- Câu 7 : Hoàn thành nội dung phát biểu sau: Toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội tạo thành một ........
A. Tập thể.
B. Hội nhóm.
C. Cộng đồng.
D. Xã hội.
- Câu 8 : Cộng đồng chăm lo cuộc sống của cá nhân, đảm bảo cho mỗi người có những điều kiện để làm gì?
A. Hoàn thiện.
B. Phát triển.
C. Giàu có hơn.
D. Sống yên ổn.
- Câu 9 : Tình yêu bắt nguồn và bị chi phối bởi những quan niệm, kinh nghiệm sống của những người yêu nhau, đồng thời luôn đặt ra những vấn đề mà xã hội cần phải quan tâm, chăm lo như việc kết hôn, xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ. Vì vậy, tình yêu mang tính gì?
A. Chủ quan.
B. Khách quan.
C. Lịch sử.
D. Xã hội.
- Câu 10 : Xã hội không can thiệp đến tình yêu cá nhân nhưng có trách nhiệm hướng dẫn mọi người có quan niệm đúng đắn về tình yêu, đặc biệt ở những người bắt đầu bước sang tuổi nào?
A. Thanh niên.
B. Trưởng thành.
C. Kết hôn.
D. Lao động.
- Câu 11 : Hoàn thành nội dung phát biểu sau: Cá nhân biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình được coi là có ..........
A. Nhân phẩm.
B. Lương tâm.
C. Lòng tự trọng.
D. Lòng tốt.
- Câu 12 : Những kẻ bán hàng giả, cố tình lừa dối người mua để trục lợi được coi là kẻ không có gì?
A. Danh dự
B. Nhân phẩm
C. Nghĩa vụ
D. Lòng tự trọng
- Câu 13 : Cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu chân chính, lành mạnh về vật chất và tinh thần được gọi là gì?
A. Vui vẻ.
B. Yêu đời.
C. Thoải mái.
D. Hạnh phúc.
- Câu 14 : Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng và lành mạnh, phù hợp với quan niệm gì?
A. Lối sống của mỗi người.
B. Đạo đức tiến bộ của xã hội.
C. Môn đăng hộ đối.
D. Nam nữ thụ thụ bất thân.
- Câu 15 : Nội dung nào không phải là biểu hiện của một tình yêu chân chính?
A. Có tình cảm chân thực, sự quyến luyến, gắn bó.
B. Có sự quan tâm sâu sắc đến nhau, không vụ lợi.
C. Có sự chân thành, tin cậy và tôn trọng từ cả hai phía.
D. Có sự kiểm soát, kiềm chế, nghi ngờ lẫn nhau.
- Câu 16 : Nguyên tắc tổ chức và hoạt động để đời sống cộng đồng luôn phát triển lành mạnh là gì?
A. Công bằng, dân chủ, văn minh.
B. Dân chủ, kỉ luật, pháp luật.
C. Công bằng, dân chủ, kỉ luật.
D. Bình đẳng, dân chủ, kỉ luật.
- Câu 17 : Hoàn thành nội dung phát biểu sau: Mỗi cá nhân phát triển trong cộng đồng và nhờ sự phát triển đó của từng người mà cộng đồng trở lên ........
A. Văn minh.
B. Lịch sự.
C. Lớn mạnh.
D. Phát triển.
- Câu 18 : Lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải được gọi là gì?
A. Nhân nghĩa.
B. Yêu thương.
C. Hợp tác.
D. Hòa nhập.
- Câu 19 : Hoàn thành nội dung phát biểu sau: Tình yêu chân chính làm con người trưởng thành và hoàn thiện hơn, là động lực mạnh mẽ để các cá nhân vươn lên
A. Làm giàu cho chính mình.
B. Đi đến thành công.
C. Tự hoàn thiện bản thân.
D. Xây dựng xã hội.
- Câu 20 : Đâu là biểu hiện cần tránh trong tình yêu?
A. Đồng cảm, chia sẻ, giúp nhau cùng tiến bộ.
B. Quan tâm sâu sắc đến, không vụ lợi.
C. Chân thành, tin cậy và tôn trọng từ cả hai phía.
D. Yêu để chứng tỏ khả năng chinh phục bạn khác giới.
- Câu 21 : Nội dung nào sau đây không nói về nhân nghĩa?
A. Lá lành đùm lá rách.
B. Ba que xỏ lá.
C. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
D. Đồng cam cộng khổ.
- Câu 22 : Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của nhân nghĩa?
A. Nhân ái, thương yêu, giúp đỡ nhau.
B. Nhường nhịn, đùm bọc nhau.
C. Sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau.
D. Dùng mọi cách để giành chiến thắng.
- Câu 23 : Hành động nào sau đây thể hiện lòng nhân nghĩa?
A. Quan tâm, giúp đỡ anh chị em trong gia đình.
B. Thấy người bị tai nạn không quan tâm vì không liên quan.
C. Gay gắt chỉ trích người mắc lỗi dù họ biết hối cải.
D. Không nhường nhịn người khác vì như vậy là tạo tính xấu cho họ.
- Câu 24 : Nói đến hạnh phúc là nói đến sự đáp ứng ở những mức độ nhất định những nhu cầu về vật chất và tinh thần của cuộc sống con người. Tuy nhiên, thỏa mãn nhu cầu đến mức độ nào còn tùy thuộc vào điều gì?
A. Từng cá nhân và mức độ phát triển của xã hội.
B. Các nhu cầu của con người như thế nào.
C. Khả năng đáp ứng của xã hội.
D. Quan niệm của mỗi cá nhân.
- Câu 25 : Nuôi dạy được những đứa con khỏe mạnh, chăm ngoan, biết yêu thương cha mẹ làm cho cha mẹ vô cùng vui sướng. Đó là cảm xúc của nội dung nào?
A. Hạnh phúc
B. Đau khổ
C. Bàng quan
D. Vui vẻ
- Câu 26 : Quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn được gọi là gì?
A. Gia đình.
B. Hôn nhân.
C. Huyết thống.
D. Xã hội.
- Câu 27 : Hôn nhân thể hiện nghĩa vụ, quyền lợi và quyền hạn của vợ chồng đối với nhau, được công nhận và bảo vệ bởi chủ thể nào?
A. Pháp luật.
B. Đạo đức.
C. Dư luận xã hội.
D. Cha mẹ hai bên.
- Câu 28 : Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ được thể hiện qua hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêu chân chính, tự do kết hôn theo luật định, đảm bảo về mặt pháp lí và ...........
A. Phải đăng kí kết hôn theo luật định.
B. Được làng xóm công nhận.
C. Được tự do li hôn.
D. Do bố mẹ hai bên đồng tình lựa chọn.
- Câu 29 : Sống gần gũi, chan hòa, không xa lánh mọi người; không gây mâu thuẫn, bất hòa với người khác; có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng được gọi là gì?
A. Sống giản dị.
B. Yêu thương con người.
C. Sống hòa nhập.
D. Hợp tác cùng phát triển.
- Câu 30 : Người sống không hòa nhập sẽ cảm thấy như thế nào?
A. Vui vẻ, thoái mái.
B. Cuộc sống giàu ý nghĩa.
C. Có thêm sức mạnh.
D. Đơn độc, buồn tẻ.
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 1 Thế giới quan duy vật & phương pháp luận biện chứng
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 3 Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 2 Thế giới vật chất tồn tại khách quan
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 4 Nguồn gốc vận động & phát triển của sự vật và hiện tượng
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 5 Cách thức vận động phát triển của sự vật & hiện tượng
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 6 Khuynh hướng phát triển của sự vật & hiện tượng
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 7 Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Ôn tập phần 1
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 9 Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 8 Tồn tại xã hội và ý thức xã hội