Trắc nghiệm GDCD 12(có đáp án) Pháp luật với sự ph...
- Câu 1 : Thực hiện tốt quyền học tập sẽ đem lại
A. Sự phát triển toàn diện của công dân
B. Sự công bằng bình đẳng
C. Cơ hội việc làm
D. Cơ hội phát triển tài năng
- Câu 2 : Học tập, sáng tạo và phát triển của là quyền
A. Cơ bản công dân
B. Tự do công dân
C. Quyết định công dân
D. Quan trọng công dân
- Câu 3 : Công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với năng khiếu, sở thích và điều kiện của mình là nội dung
A. Quyền được phát triển của công dân
B. Quyền được sáng tạo của công dân
C. Quyền được tự do của công dân
D. Quyền học tập của công dân
- Câu 4 : Công dân có quyền học tập không hạn chế là thể hiện nội dung của
A. Quyền được phát triển của công dân
B. Quyền sáng tạo của công dân
C. Quyền tự do của công dân
D. Quyền học tập của công dân
- Câu 5 : Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời là thể hiện nội dung của quyền nào dưới đây?
A. Quyền được phát triển của công dân
B. Quyền sáng tạo của công dân
C. Quyền tự do của công dân
D. Quyền học tập của công dân
- Câu 6 : Công dân có quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập là thể hiện nội dung của quyền nào dưới đây?
A. Quyền được phát triển của công dân
B. Quyền sáng tạo của công dân
C. Quyền tự do của công dân
D. Quyền học tập của công dân
- Câu 7 : Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình đều bình đẳng về cơ hội học tập là nói tới yếu tố nào sau đây của quyền học tập?
A. Nội dung
B. Mục đích
C. Ý nghĩa
D. Yêu cầu
- Câu 8 : Công dân có quyền học từ tiểu học đến đại học và sau đại học theo quy định của pháp luật là thể hiện
A. Quyền học tập thường xuyên, học suốt đời
B. Quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập
C. Có quyền học bất cứ ngành nghề nào
D. Quyền học không hạn chế
- Câu 9 : Công dân có thể học bác sĩ, kĩ sư, học sư phạm, học khoa học tự nhiên, hoặc khoa học xã hội là thể hiện
A. Quyền học thường xuyên, học suốt đời
B. Quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập
C. Có quyền học bất cứ ngành nghề nào
D. Quyền học không hạn chế
- Câu 10 : Công dân có thể học hệ chính quy, hệ giáo dục thường xuyên, hệ tại chức, hệ từ xa, học ở các trường chuyên biệt là thể hiện
A. Quyền học thường xuyên, học suốt đời
B. Quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập
C. Có quyền học bất cứ ngành nghề nào
D. Quyền học không hạn chế
- Câu 11 : Trong học tập công dân không bị phân biệt đối xử bởi dân tộc, thành phần, tôn giáo và địa vị xã hội là thể hiện
A. Quyền học thường xuyên, học suốt đời
B. Quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập
C. Có quyền học bất cứ ngành nghề nào
D. Quyền học không hạn chế
- Câu 12 : Pháp luật quy định công dân có quyền theo học các ngành nghề khác nhau, phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình là thể hiện
A. Quyền học không hạn chế
B. Quyền học bất cứ ngành nghề nào
C. Quyền học thường xuyên, học suốt đời
D. Quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập
- Câu 13 : Pháp luật quy định công dân có quyền học bằng nhiều hình thức khác nhau và ở các loại hình trường lớp khác nhau là thể hiện
A. Quyền học không hạn chế của công dân
B. Quyền học bất cứ ngành nghề nào của công dân
C. Quyền học thường xuyên, học suốt đời
D. Quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập
- Câu 14 : Quyền học không hạn chế của công dân có nghĩa là
A. Công dân có thể học từ mầm non đến đại học, sau đại học
B. Công dân có thể học ở hệ chính quy, hệ từ xa, tại chức, ở các trường chuyên biệt
C. Công dân không bị phân biệt đối xử về dân tộc, tôn giáo, thành phần trong học tập
D. Công dân có thể lựa chọn các ngành nghề phù hợp với sở thích, năng lực để học
- Câu 15 : Quyền học thường xuyên suốt đời của công dân có nghĩa là
A. Công dân có thể học từ mầm non đến đại học, sau đại học
B. Công dân có thể học ở hệ chính quy, hệ từ xa, tại chức, ở các trường chuyên biệt
C. Công dân không bị phân biệt đối xử về dân tộc, tôn giáo, thành phần trong học tập
D. Công dân có thể lựa chọn các ngành nghề phù hợp với sở thích, năng lực để học
- Câu 16 : Quyền học bất cứ ngành nghề nào của công dân có nghĩa là
A. Công dân có thể học từ mầm non đến đại học, sau đại học
B. Công dân có thể học ở hệ chính quy, hệ từ xa, tại chức, ở các trường chuyên biệt
C. Công dân không bị phân biệt đối xử về dân tộc, tôn giáo, thành phần trong học tập
D. Công dân có thể lựa chọn các ngành nghề phù hợp với sở thích, năng lực để học
- Câu 17 : Quyền được đối xử bình đẳng trong học tập của công dân có nghĩa là
A. Công dân có thể học từ mầm non đến đại học, sau đại học
B. Công dân có thể học ở hệ chính quy, hệ từ xa, tại chức, ở các trường chuyên biệt
C. Công dân không bị phân biệt đối xử về dân tộc, tôn giáo, thành phần trong học tập
D. Công dân có thể lựa chọn các ngành nghề phù hợp với sở thích, năng lực để học
- Câu 18 : Quyền học không hạn chế của công dân có nghĩa là công dân có quyền
A. Học ở mọi bậc học thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển
B. Học ở bất cứ trường nào mà không qua thi tuyển
C. Học ở mọi lúc, mọi nơi
D. Học bất cứ ngành nghề nào
- Câu 19 : Pháp luật quy định thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục nhằm
A. Tạo điều kiện để ai cũng được học hành
B. Tạo điều kiện để ai cũng được phát triển
C. Tạo điều kiện để ai cũng được sáng tạo
D. Tạo điều kiện để ai cũng được nghiên cứu khoa học
- Câu 20 : Nội dung cơ bản của quyền học tập của công dân là mọi công dân đều
A. Được tuyển chọn vào các trường đại học
B. Phải đóng học phí
C. Được học ở các trường chất lượng cao
D. Có quyền học tập từ thấp đến cao
- Câu 21 : Chính sách miễn giảm học phí của Nhà nước ta đã tạo điều kiện giúp đỡ nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn được học tập. Điều này thể hiện
A. Công bằng xã hội trong giáo dục
B. Sự quan tâm trong giáo dục
C. Định hướng đổi mới giáo dục
D. Chủ trương phát triển giáo dục
- Câu 22 : Để thể hiện tốt nghĩa vụ học tập, việc làm nào dưới đây là đúng đắn nhất?
A. Chỉ học khi có bài kiểm tra
B. Chỉ học khi bố mẹ treo giải thưởng
C. Học tập theo kế hoạch và có phương pháp tốt
D. Vừa học vừa thưởng thức ca nhạc và phim ảnh
- Câu 23 : Phát biểu nào sau đây sai về quyền học tập của công dân?
A. Công dân co quyền học thường xuyên
B. Công dân có thể học khoa học tự nhiên
C. Công dân có thể học thường xuyên suốt đời
D. Người tàn tật không được học
- Câu 24 : Quyền học tập của công dân không bao gồm nội dung nào dưới đây?
A. Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời
B. Công dân có quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập
C. Công dân có quyền học bất cứ nghành nghề nào phù hợp với năng khiếu
D. Công dân có thể học bất cứ trường đại học nào theo sở thích
- Câu 25 : Nội dung nào sau đây không đúng với quyền học tập của công dân?
A. Công dân được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập
B. Công dân được đối xử bình đẳng về cơ hội phát triển bản thân
C. Công dân được đối xử bình đẳng về phát triển khả năng
D. Công dân được khuyến khích bồi dưỡng tài năng
- Câu 26 : Công dân được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập có nghĩa là quyền này của công dân không bị phân biệt đối xử bởi
A. Dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, địa vị xã hội
B. Dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc gia đình
C. Dân tộc, tôn giáo, thành phần, giới tính, địa vị xã hội
D. Dân tộc, giới tính, nguồn gốc gia đình, hoàn cảnh kinh tế
- Câu 27 : Quan điểm nào dưới đây sai khi nói về quyền học tập của công dân.
A. Quyền học tập không hạn chế
B. Quyền học bất cứ ngành, nghề nào
C. Quyền học thường xuyên, học suốt đời
D. Quyền học tập khi có sự đồng ý của các cơ quan có thẩm quyền
- Câu 28 : Trong kỳ xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2018 bạn A đã lựa chọn đăng ký xét tuyển vào ngành kế toán Học viện Ngân hàng vì đã từ lâu A mơ ước trở thành kế toán. Việc làm này thể hiện nội dung nào trong thực hiện quyền học tập của A?
A. Học không hạn chế
B. Học bất cứ ngành nghề nào
C. Học thường xuyên, học suốt đời
D. Bình đẳng về cơ hội học tập
- Câu 29 : Là một học sinh lớp 12 nhưng H thường xuyên nghỉ học, bỏ giờ, không học bài trước khi đến lớp. Việc làm này của H chưa thể hiện trách nhiệm trong thực hiện quyền nào của công dân?
A. Học tập
B. Được phát triển
C. Sáng tạo
D. Tự do
- Câu 30 : Do không đủ điều kiện để theo học đại học sau khi tốt nghiệp THPT, nên H đã lựa chọn hệ vừa học vừa làm. Trong trường hợp này, H đã thực hiện quyền nào dưới đây?
A. Học thường xuyên, học suốt đời?
B. Quyền kết hợp lao động và học tập
C. Quyền được phát triển
D. Quyền được sáng tạo trong lao động và học tập
- Câu 31 : Bạn K tìm ra phương pháp giải toán mới khác với cách giải của thầy giáo. Theo em, bạn K đã thực hiện tốt quyền
A. Học tập
B. Sáng tạo
C. Phát triển
D. Sáng chế
- Câu 32 : Việc cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh đại học, cao đẳng cho học sinh là người dân tộc thiểu số đã thể hiện quyền bình đẳng về.
A. Điều kiện học chăm sóc về thể chất
B. Điều kiện học tập không hạn chế
C. Điều kiện tham gia các hoạt động văn hóa
D. Điều kiện hưởng thụ các giá trị văn hóa
- Câu 33 : Để con được vào trường chuyên của tỉnh, ông bà U, V đã đưa cho chị T 20 triệu đồng để chị T nhờ ông S chạy điểm. Anh X là người yêu của chị T biết chuyện đã nhắn tin đe dọa ông U và buộc ông U phải chi 50 triệu đồng để giữ im lặng. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền học tập của công dân?
A. Ông U, bà V
B. Chị T, ông S
C. Ông U, bà V, anh X, chị T, ông S
D. Ông U, bà V, chị T, ông S
- Câu 34 : Công dân được vui chơi, giải trí, tham gia vào các công trình văn hóa là thể hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền học tập
B. Quyền sáng tạo
C. Quyền phát triển
D. Quyền tham gia
- Câu 35 : Những người có tài được tạo điều kiện để làm việc và cống hiến cho đất nước là nội dung của quyền nào sau đây?
A. Quyền học tập
B. Quyền sáng tạo
C. Quyền phát triển
D. Quyền tham gia
- Câu 36 : Những người phát triển sớm về trí tuệ có quyền được học trước tuổi, học vượt lớp. Đây là nội dung thuộc quyền nào dưới đây của công dân?
A. Sáng tạo
B. Học tập
C. Được phát triển
D. Thu hút nhân tài
- Câu 37 : Những người học giỏi, có năng khiếu được ưu tiên tuyển chọn vào các trường đại học. Đây là nội dung thuộc quyền nào dưới đây của công dân
A. Sáng tạo
B. Học tập
C. Được phát triển
D. Thu hút nhân tài
- Câu 38 : Công dân có quyền hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện. Đây là nội dung thuộc quyền nào dưới đây của công dân?
A. Sáng tạo
B. Học tập
C. Được phát triển
D. Thu hút nhân tài
- Câu 39 : Để phát triển về thể chất, công dân còn quyền được hưởng sự chăm sóc y tế. Đây là nội dung thuộc quyền nào dưới đây của công dân?
A. Sáng tạo
B. Học tập
C. Được phát triển
D. Thu hút nhân tài
- Câu 40 : Một trong những nội dung thuộc quyền được phát triển của công dân là
A. Công dân quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng
B. Công dân được học ở các trường đại học
C. Công dân được học ở nơi nào mình thích
D. Công dân được học ở môn nào mình thích
- Câu 41 : Nội dung nào sau đây không thuộc quyền được phát triển của công dân?
A. Những người phát triển sớm về trí tuệ có quyền học vượt lớp
B. Những học sinh nghèo được miễn giảm học phí
C. Những học sinh xuất sắc có thể được học ở trường chuyên
D. Những học sinh đạt học sinh giỏi quốc gia được tuyển thẳng vào đại học
- Câu 42 : Biểu hiện nào sau đây thuộc quyền phát triển?
A. Học sinh học xuất sắc được vào các trường chuyên
B. Học sinh nghèo được giúp đỡ về vật chất để học
C. Học sinh dân tộc thiểu số được ưu tiên trong tuyển chọn
D. Học sinh con nghèo được nhận học bổng
- Câu 43 : Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền được phát triển của công dân?
A. Công dân được sống trong môi trường xã hội lành mạnh
B. Công dân được sống trong môi trường tự nhiên có lợi
C. Công dân được sống trong môi trường tự nhiên, xã hội lành mạnh
D. Công dân được sống trong môi trường tự nhiên và xã hội có lợi
- Câu 44 : Nhà nước ban hành chính sách về học phí, học bổng, để giúp đỡ khuyến khích người học nhằm
A. Đảm bảo phát huy sự sáng tạo của công dân
B. Đảm bảo quyền học tập của công dân
C. Đảm bảo công bằng trong giáo dục
D. Đảm bảo sự phát triển của đất nước
- Câu 45 : Thực hiện tốt quyền được phát triển sẽ đem lại
A. Sự phát triển toàn diện của công dân
B. Sự công bằng, bình đẳng
C. Cơ hội học tập của công dân
D. Nâng cao dân trí
- Câu 46 : Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền được phát triển của công dân
A. Có mức sống đầy đủ về vật chất
B. Được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe
C. Được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng
D. Được phát minh, sáng chế, cải tiến kỹ thuật
- Câu 47 : Việc học sinh được tiếp cận các nguồn thông tin phong phú, bổ ích, được vui chơi giải trí là nội dung quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền học tập
B. Quyền sáng tạo
C. Quyền phát triển
D. Quyền khỏe mạnh
- Câu 48 : Việc trẻ em được tiêm chủng miễn phí sáu loại vắc – xin phòng bệnh là nội dung của quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền học tập
B. Quyền sáng tạo
C. Quyền phát triển
D. Quyền khỏe mạnh
- Câu 49 : Việc thu hút các nhà khoa học, công nghệ giỏi ở nước ngoài về Việt Nam làm việc để thể hiện quá trình thực hiện quyền gì của Nhà nước ta?
A. Quyền học tập
B. Quyền sáng tạo
C. Quyền phát triển
D. Quyền cống hiến
- Câu 50 : Những học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế được ưu tiên tuyển thẳng vào đại học là thể hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền học tập
B. Quyền sáng tạo
C. Quyền phát triển
D. Quyền ưu tiên
- Câu 51 : UBND xã A đã đầu tư xây dựng khu vui chơi giải trí tại trung tâm xã nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí và tham gia vào đời sống văn hóa cộng đồng của nhân dân. Điều này góp phần
A. Phát triển đời sống vật chất cho công dân
B. Phát triển đời sống tinh thần cho công dân
C. Chăm sóc sức khỏe cho công dân
D. Tạo điều kiện cho công dân thể hiện năng khiếu
- Câu 52 : Gia đình ông T có một đứa con trai tên X, em rất có năng khiếu về ca hát. Gia đình đã tạo điều kiện cho X tham gia thi chương trình Sô lô cùng Bolero của Đài truyền hình tỉnh. Vậy em X đã được thực hiện quyền gì
A. Quyền được sáng tạo
B. Quyền được phát triển
C. Quyền được học tập
D. Quyền tác giả
- Câu 53 : Bạn A học giỏi nên đã được tuyển vào trường chuyên của tỉnh. Vậy bạn A đã được hưởng quyền nào sau đây?
A. Quyền được sáng tạo
B. Quyền được phát triển
C. Quyền được học tập
D. Quyền tác giả
- Câu 54 : Bạn A đạt giải kỳ thi học sinh giỏi quốc gia nên đã được tuyển thẳng vào trường đại học. Vậy bạn A đã được hưởng quyền nào sau đây?
A. Quyền được sáng tạo
B. Quyền được phát triển
C. Quyền được học tập
D. Quyền tác giả
- Câu 55 : Mọi công dân đều có quyền nghiên cứu khoa học – công nghệ, sáng tạo văn học nghệ thuật, đó là nội dung thuộc quyền nào sau đây của công dân?
A. Quyền được sáng tạo
B. Quyền học tập
C. Quyền được phát triển
D. Quyền tác giả
- Câu 56 : Công dân có quyền tạo ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật, các bài hát là thể hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền sáng tạo
B. Quyền học tập
C. Quyền được phát triển
D. Quyền tác giả
- Câu 57 : Quyền đưa ra các phát minh sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật là thuộc quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền sáng tạo
B. Quyền học tập
C. Quyền được phát triển
D. Quyền tác giả
- Câu 58 : Quyền sáng tạo của công dân bao gồm các quyền nào dưới đây?
A. Tác giả, sở hữu công nghiệp, hoạt động khoa học công nghệ
B. Tác giả, học thường xuyên, học suốt đời
C. Hoạt động khoa học công nghệ, bình đẳng, dân chủ
D. Được nghỉ ngơi, sở hữu công nghệ, tác giả
- Câu 59 : Quyền sáng tạo của công dân được thể hiện ở những lĩnh vực nào dưới đây?
A. Công nghiệp, nông nghiệp, quản lí
B. Dịch vụ, thương mại, khoa học tự nhiên
C. Sản xuất kinh doanh, khoa học xã hội
D. Các lĩnh vực của đời sống xã hội
- Câu 60 : Quyền sáng tạo của công dân không bao gồm nội dung nào dưới đây?
A. Tự do nghiên cứu khoa học
B. Kiến nghị với các cơ quan, trường học
C. Đưa ra các phát minh sáng chế
D. Sáng tác văn học nghệ thuật
- Câu 61 : Dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác nhau là
A. Nhãn hiệu
B. Tác phẩm
C. Quyền sở hữu công nghiệp
D. Sáng chế
- Câu 62 : Quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền hoạt động khoa học công nghệ là nội dung của
A. Quyền học tập của công dân
B. Quyền sáng tạo của công dân
C. Quyền phát triển của công dân
D. Quyền tự do của công dân
- Câu 63 : Dựa trên quy định của pháp luật về quyền sáng tạo, công dân có thể tạo ra nhiều tác phẩm và công trình trong lĩnh vực.
A. Khoa học tự nhiên và khoa học xã hội
B. Khoa học xã hội và nhân văn, khoa học kỹ thuật
C. Khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật
D. Khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và khoa học kỹ thuật
- Câu 64 : Nội dung nào sau đây thuộc quyền sáng tạo của công dân?
A. Được học tập suốt đời
B. Được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe
C. Được tự do nghiên cứu khoa học
D. Khuyến khích để phát triển tài năng
- Câu 65 : Phát biểu nào sau đây đúng về quyền sáng tạo của công dân?
A. Muốn sáng tạo phải học thật giỏi
B. Đang là học sinh cần gì quyền sáng tạo
C. Là học sinh nhưng vẫn có thể sử dụng quyền sáng tạo
D. Nếu có khả năng chỉ nên sáng tạo máy bay
- Câu 66 : Quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo hoặc sở hữu là quyền
A. Tác giả
B. Tác phẩm báo chí
C. Quyền sở hữu
D. Sáng chế
- Câu 67 : Sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào là
A. Tác giả
B. Tác phẩm
C. Quyền sở hữu công nghiệp
D. Sáng chế
- Câu 68 : Là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trifh nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên là
A. Tác giả
B. Tác phẩm
C. Quyền sở hữu công nghiệp
D. Sáng chế
- Câu 69 : Y là học sinh lớp 11 đã chế tạo được máy diệt muỗi thân thiện với môi trường trong kỳ thi tìm hiểu khoa học cấp Tỉnh và đạt giải III. Vậy Y đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền học tập
B. Quyền sáng tạo
C. Quyền phát triển
D. Quyền tự do
- Câu 70 : Sau một thời gian nghiên cứu, A đã cải tiến thành công máy gặt đập liên hoàn cho phù hợp với điều kiện ở địa phương. Anh A đã thực hiện quyền nào dưới đây của mình?
A. Quyền học tập
B. Quyền sáng tạo
C. Quyền phát triển
D. Quyền tự do
- Câu 71 : Bạ A đang là học sinh lớp 12 nhưng lại thường có thơ đăng báo. Vậy A đã thực hiện quyền nào dưới đây của mình?
A. Quyền học tập
B. Quyền sáng tạo
C. Quyền phát triển
D. Quyền tự do
- Câu 72 : Gia đình không cho A tham gia các hoạt động vui chơi do trường học tổ chức. Trong trường hợp này, gia đình bạn A đã không thực hiện
A. Quyền học tập đối với A
B. Quyền vui chơi đối với A
C. Quyền được phát triên đối với A
D. Quyền sáng tạo đối với A
- Câu 73 : Nhà trường tổ chức cuộc thi “Sáng tạo trẻ”. Em cũng đăng ký dự thi, theo em đây là quyền nào của công dân?
A. Quyền học tập
B. Quyền sáng tạo
C. Quyền phát triển
D. Quyền tự do
- Câu 74 : Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân nhằm
A. Đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
B. Đáp ứng nguồn nhân lực cho quốc gia
C. Đáp ứng nhu cầu học tập và thực hiện công bằng xã hội
D. Đáp ứng nguồn lao động cho đất nước
- Câu 75 : Việc xác định đúng quyền học tập, sáng tạo và phát triển sẽ giúp chúng ta có được điều gì sau đây?
A. Đạt được mục đích trước mắt
B. Có điều kiện để phát triển toàn diện
C. Chán nản và không cố gắng
D. Gian dối trong kiểm tra, thi cử
- Câu 76 : Chọn phương án sai về trách nhiệm của Nhà nước trong đảm bảo quyền học tập, sáng tạo, phát triển của công dân
A. Ban hành chính sách pháp luật
B. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục
C. Phát huy sự tìm tòi công bằng xã hội trong giáo dục
D. Đánh thuế vào sự sáng tạo của công dân
- Câu 77 : Nội dung nào dưới đây không phải là trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền học tập của công dân?
A. Miễn giảm học phí cho học sinh thuộc diện chính sách
B. Ưu tiên chọn trường đại học cho tất cả mọi người
C. Cấp học bổng cho học sinh giỏi
D. Giúp đỡ học sinh vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 Pháp luật và đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Ôn tập công dân với pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 7 Công dân với các quyền dân chủ
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 8 Pháp luật với sự phát triển của công dân
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 9 Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 10 Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại