Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 8 năm 2020 Trường THC...
- Câu 1 : Hiện tượng uốn cong hình chữ S của xương cột sống ở người có ý nghĩa thích nghi như thế nào?
A. Giúp giảm thiểu nguy cơ rạn nứt các xương lân cận khi di chuyển
B. Giúp phân tán lực đi các hướng, giảm xóc và sang chấn vùng đầu
C. Giúp giảm áp lực của xương cột sống lên vùng ngực và cổ
D. Tất cả các phương án đưa ra
- Câu 2 : Con người có bao nhiêu đôi xương sườn cụt không gắn với xương ức qua phần sụn?
A. 4 đôi
B. 3 đôi
C. 2 đôi
D. 1 đôi
- Câu 3 : Loại xương nào dưới đây được xếp vào nhóm xương dài?
A. Xương hộp sọ.
B. Xương đùi.
C. Xương cánh chậu.
D. Xương đốt sống.
- Câu 4 : Xương nào dưới đây có hình dạng và cấu tạo có nhiều sai khác với các xương còn lại?
A. Xương đốt sống
B. Xương bả vai
C. Xương cánh chậu
D. Xương sọ
- Câu 5 : Bao hoạt dịch có ở loại khớp nào dưới đây?
A. Khớp động
B. Khớp bất động
C. Khớp bán động
D. Tất cả các phương án đưa ra
- Câu 6 : Loại khớp nào dưới đây không có khả năng cử động?
A. Khớp giữa xương đùi và xương cẳng chân
B. Khớp giữa các xương hộp sọ
C. Khớp giữa các đốt sống
D. Khớp giữa các đốt ngón tay
- Câu 7 : Khi nói về mô, nhận định nào dưới đây là đúng?
A. Các tế bào trong một mô không phân bố tập trung mà nằm rải rác khắp cơ thể
B. Chưa biệt hóa về cấu tạo và chức năng
C. Gồm những tế bào đảm nhiệm những chức năng khác nhau
D. Gồm những tế bào có cấu tạo giống nhau
- Câu 8 : Các mô biểu bì có đặc điểm nổi bật nào sau đây?
A. Gồm những tế bào trong suốt, có vai trò xử lý thông tin
B. Gồm các tế bào chết, hóa sừng, có vai trò chống thấm nước
C. Gồm các tế bào xếp sít nhau, có vai trò bảo vệ, hấp thụ hoặc tiết
D. Gồm các tế bào nằm rời rạc với nhau, có vai trò dinh dưỡng
- Câu 9 : Máu được xếp vào loại mô gì?
A. Mô thần kinh.
B. Mô cơ.
C. Mô liên kết.
D. Mô biểu bì.
- Câu 10 : Hệ cơ ở người được phân chia thành mấy loại mô?
A. 5 loại
B. 4 loại
C. 3 loại
D. 2 loại
- Câu 11 : Tế bào cơ trơn và tế bào cơ tim giống nhau ở đặc điểm nào sau đây?
A. Chỉ có một nhân
B. Có vân ngang
C. Gắn với xương
D. Hình thoi, nhọn hai đầu
- Câu 12 : Nơron là tên gọi khác của loại tế bào nào?
A. Tế bào cơ vân.
B. Tế bào thần kinh.
C. Tế bào thần kinh đệm.
D. Tế bào xương.
- Câu 13 : Khi nói về sự tạo thành xináp, nhận định nào dưới đây là đúng?1. Được tạo thành giữa đầu mút sợi trục của nơron này với đầu mút sợi nhánh của nơron khác
A. 1, 4
B. 1, 3, 4
C. 2, 3
D. 2, 4
- Câu 14 : Trong cơ thể người, loại mô nào có chức năng nâng đỡ và là cầu nối giữa các cơ quan?
A. Mô cơ
B. Mô thần kinh
C. Mô biểu bì
D. Mô liên kết
- Câu 15 : Trong cơ thể người có mấy loại mô chính?
A. 5 loại
B. 2 loại
C. 4 loại
D. 3 loại
- Câu 16 : Ở xương dài, màng xương có chức năng gì?
A. Giúp giảm ma sát khi chuyển động
B. Giúp xương dài ra
C. Giúp xương phát triển to về bề ngang
D. Giúp dự trữ các chất dinh dưỡng
- Câu 17 : Ở xương dài của trẻ em, bộ phận nào có chứa tủy đỏ?
A. Mô xương xốp và khoang xương.
B. Mô xương cứng và mô xương xốp.
C. Khoang xương và màng xương.
D. Màng xương và sụn bọc đầu xương.
- Câu 18 : Chọn cặp từ thích hợp để điền vào các chỗ trống trong câu sau: Xương to ra về bề ngang là nhờ các tế bào …(1)… tạo ra những tế bào mới đẩy …(2)… và hóa xương.
A. (1) : mô xương cứng, (2) : ra ngoài
B. (1) : mô xương xốp, (2) : vào trong
C. (1) : màng xương, (2) : ra ngoài
D. (1) : màng xương, (2) : vào trong
- Câu 19 : Ở người già, trong khoang xương có chứa gì?
A. Máu
B. Mỡ
C. Tủy đỏ
D. Nước mô
- Câu 20 : Trong sợi cơ, các loại tơ cơ sắp xếp như thế nào?
A. Xếp song song và xen kẽ nhau
B. Xếp nối tiếp nhau
C. Xếp chồng gối lên nhau
D. Xếp vuông góc với nhau
- Câu 21 : Trong cử động gập cánh tay, các cơ ở hai bên cánh tay sẽ có hiện tượng gì?
A. Co duỗi ngẫu nhiên.
B. Co duỗi đối kháng.
C. Cùng co.
D. Cùng duỗi.
- Câu 22 : Cơ sẽ bị duỗi tối đa trong trường hợp nào dưới đây?
A. Mỏi cơ
B. Liệt cơ
C. Viêm cơ
D. Xơ cơ
- Câu 23 : Trong tế bào cơ, tiết cơ là gì?
A. Phần tơ cơ nằm trong một tấm Z.
B. Phần tơ cơ nằm liền sát hai bên một tấm Z.
C. Phần tơ cơ nằm giữa hai tấm Z.
D. Phần tơ cơ nằm trong một tế bào cơ (sợi cơ).
- Câu 24 : Cơ có hai tính chất cơ bản, đó là tính chất gì?
A. Co và dãn.
B. Gấp và duỗi.
C. Phồng và xẹp.
D. Kéo và đẩy.
- Câu 25 : Khi nói về cơ chế co cơ, nhận định nào sau đây là đúng?
A. Khi cơ co, tơ cơ dày xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ mảnh làm cho tế bào cơ ngắn lại.
B. Khi cơ co, tơ cơ dày xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ mảnh làm cho tế bào cơ dài ra.
C. Khi cơ co, tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho tế bào cơ dài ra.
D. Khi cơ co, tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho tế bào cơ ngắn lại.
- Câu 26 : Để tăng cường khả năng sinh công của cơ và giúp cơ làm việc dẻo dai, chúng ta cần lưu ý điều gì?
A. Tắm nóng, tắm lạnh theo lộ trình phù hợp để tăng cường sức chịu đựng của cơ
B. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao
C. Lao động vừa sức
D. Tất cả các phương án còn lại
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 2 Cấu tạo cơ thể người
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 3 Tế bào
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 4 Mô
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 10 Hoạt động của cơ
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 9 Cấu tạo và tính chất của cơ
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 11 Tiến hoá của hệ vận động và Vệ sinh hệ vận động
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 6 Phản xạ
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 7 Bộ xương
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 8 Cấu tạo và tính chất của xương
- - Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 13 Máu và môi trường trong cơ thể