Đề thi thử THPT QG năm 2019 môn GDCD Sở GD&ĐT Nghệ...
- Câu 1 : Ông A rủ ông B cùng đột nhập vào tiệm vàng X để ăn trộm, phát hiện có người đang ngủ. Ông B hoảng sợ bỏ đi. Sau khi lấy hết vàng hiện có trong tiệm X, ông A kể lại toàn bộ sự việc với người bạn thân là ông T và nhờ ông cất giữ hộ sổ vàng đó nhưng đã bị ông T từ chối. Ba tháng sau, khi sửa nhà, con trai ông A phát hiện có khá nhiều vàng được chôn dưới phòng ngủ của bố nên đến trình báo cơ quan công an thì sáng tỏ. Những ai dướỉ đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?
A. Ông A và ông T.
B. Ông A và ông B.
C. Ông B và bố con ông A.
D. Ông A, ông B và ông T.
- Câu 2 : Trách nhiệm pháp lý được áp dụng nhằm mục đích nào dưới đây?
A. Cắt giảm nguồn vốn viện trợ.
B. Ổn định ngân sách quốc gia.
C. Kiềm chế những việc làm trái pháp luật.
D. Đồng loạt xử phạt mọi cơ sở tư nhân.
- Câu 3 : Được đồng nghiệp là anh N cảnh giới, anh T đột nhập vào nhà bà M lấy trộm chiếc bình cổ rồi bán với giá năm trăm triệu đồng. Ba tháng sau, anh T mời anh K và anh H làm cùng cơ quan đi ăn nhậu. Trong lúc phấn khích, anh K cho anh H xem đoạn phim mà anh đã quay toàn cảnh vụ trộm trên. Sau đó, anh H tố cáo vụ việc với cơ quan công an. Những ai dưới đây không vi phạm pháp luật hình sự?
A. Anh N, anh T và anh H
B. Anh N, anh T và anh K
C. Anh H và anh K
D. Bà M và anh H.
- Câu 4 : Bình đẳng trong lao động nghĩa là mọi công dân được
A. tự do tìm kiếm việc làm.
B. thay đổi mô hình sản xuất.
C. chủ động điều chỉnh trong doanh thu.
D. xét miễn giảm các loại thuế.
- Câu 5 : Hành vi nào sau đây không vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín ?
A. Tự ý bóc thư của người khác
B. Đọc trộm nhật kí của người khác
C. Bình luận về bài viết của người khác trên mạng xã hội
D. Nghe trộm điện thoại người khác
- Câu 6 : Hành vi nào sau đây là biểu hiện của sự cạnh tranh không lành mạnh?
A. Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường.
B. Kích thích sức sản xuất.
C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
D. Khai thác tối đa mọi nguồn lực.
- Câu 7 : Anh K nghi ngờ gia đình ông B tàng trữ ma túy nên đã báo với công an xã. Do vội đi công tác, anh T phó công an xã yêu cầu anh S công an viên và anh C trưởng thôn đến khám xét nhà ông B. Vì cổ tình ngăn cản, ông B bị anh S và anh C cùng khống chế rồi giải ông về giam tại trụ sở cơ an xã. Hai ngày sau, khi anh T trở về thì ông B mới được trả lại tự do. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Anh C, anh T và anh S.
B. Anh S và anh C.
C. Anh T và anh S.
D. Anh T,anh S và anh K.
- Câu 8 : Theo qui định của pháp luật, trong những trường hợp cần thiết, chủ thể nào dưới đây được kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?
A. Đội ngũ phóng viên báo chí.
B. Lực lượng bưu chính viễn thông.
C. Nhân viên chuyển phát nhanh.
D. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Câu 9 : N tham gỉa cuộc thi thiết kể thời trang tỉnh H và đạt giải cao. Một hôm, chị họ của N ở tỉnh B sang chơi, vô tình thấy những thiết kế thời trang của N nên đã lén chụp lại và gửi cho D. D đã nhờ người yêu là T nộp những thiết kế đó lên công ty thiết kế thời trang X để mong được vào đó làm việc. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật ?
A. N và T.
B. Chị họ của N và D.
C. N, T và công ty X.
D. Công ty X, D,T
- Câu 10 : Anh Y muốn bán một chiếc xe ô tô là tài sản riêng của anh Y trước khi kết hôn nhưng vợ anh Y không đồng ý. Vậy, theo qui định của pháp luật anh Y có quyền bán chiếc xe đó không?
A. Không, vì đây là tài sản đang tranh chấp.
B. Được, nhưng phải được vợ đồng ý.
C. Không, vì khi kết hôn chiếc xe sẽ là tài sản chung.
D. Được, vì chiếc xe thuộc sở hữu của anh Y.
- Câu 11 : Giám đốc K điều động toàn bộ nhân viên đến công ty X để chuẩn bị tổ chức hội nghị khách hàng. Cuối buổi một nhân viên phát hiện mất điện thoại, giám đốc K yêu bảo vệ khóa cửa ra vào rồi cùng trưởng phòng S kiểm tra tư trang của mọi người, chồng nhân viên B đến đón vợ nhưng bị bảo vệ ngăn cản. Lời qua tiếng lại, hai bên cãi vã, xúc phạm nhau. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân?
A. Giám đốc K và trưởng phòng S.
B. Chồng cô B và bảo vệ.
C. Giám đốc K, trưởng phòng S, chồng cô B và bảo vệ.
D. Giám đốc K, trưởng phòng S, chồng cô B.
- Câu 12 : Chị H sử dụng hành lang của khu chung cư để bán hàng ăn sáng là không thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Thi hành pháp luật.
- Câu 13 : Ông M giám đốc công ty A kí hợp đồng lao động dài hạn với anh T. Nhưng sau 1 tháng anh bị đuổi việc không rõ lí do. Quá bức xúc anh T tìm cách trả thù giám đốc M, phát hiện việc làm của chồng mình chị L đã can ngăn nhưng anh T vẫn thuê X đánh trọng thương giám đốc. Trong trường hợp trên những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật?
A. Anh T và X
B. Ông M và X
C. Ông M, anh T và X
D. Ông M, anh T, X và chị L.
- Câu 14 : Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì pháp luật cho phép làm là
A. tuân thủ pháp luật.
B. thi hành pháp luật.
C. sử dụng pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.
- Câu 15 : Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện là công dân không thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luât.
D. Áp dụng pháp luật.
- Câu 16 : Trong hợp đồng lao động giữa Giám đốc công ty A với người lao động có qui định lao động nữ sau năm năm làm việc cho công ty mới được sinh con. Qui định này là trái với nguyên tắc
A. bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
B. bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
C. không phân biệt đối xử trong lao động.
D. tự nguyện trong giao kết hợp đồng lao động.
- Câu 17 : Pháp luật được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực của
A. nhà nước
B. cộng đồng.
C. dân tộc.
D. xã hội.
- Câu 18 : Hai công ty A và B cùng sản xuất mặt hàng sắt, thép. Công ty A trước khi xả thải ra môi trường đều đã qua hệ thống xử lý đạt chuẩn cho phép. Ngược lại công ty B vì lợi nhuận nên đã xả trực tiếp chất thải nguy hại ra môi trường. Vậy, công ty B đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Dân sự.
B. Hình sự.
C. Hành chính.
D. Kỷ luật
- Câu 19 : Thực hiện pháp luật là hành vi
A. tự giác của mọi tổ chức xã hội.
B. tự nguyện của mọi công dân.
C. thiện chí của các cá nhân, tổ chức.
D. hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.
- Câu 20 : Anh N bị mất máy tính, do nghi ngờ B là thủ phạm nên N tung tin mẹ B có quan hệ bất chính với một người đàn ông đã có gia đình ở địa phương khiến B bị bạn bè dị nghị, xa lánh. Trong trường hợp này, N đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Được bảo hộ về đời sống tình cảm.
B. Bất khả xâm phạm về tình trạng sức khỏe.
C. Bất khả xâm phạm về quan hệ riêng tư.
D. Được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
- Câu 21 : Ông M gửi đơn tố cáo công ty V thường xuyên xả chất thải chưa qua xử lý ra môi trường. Ông M đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Thi hành pháp luật.
B. Sử dụng pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Tuân thủ pháp luật.
- Câu 22 : Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cung lớn hơn cầu thì giá cả thị trường thường
A. ngang bằng giá trị cá biệt.
B. thấp hơn giá trị hàng hóa.
C. cao hơn giá trị sử dụng.
D. đối lập giá trị sản phẩm.
- Câu 23 : Nội dung nào dưới đây không thể hiện bình đẳng trong kinh doanh giữa các doanh nghiệp?
A. Tự do buôn bán theo nhu cầu bản thân.
B. Mở rộng thị trường.
C. Đầu tư quảng cáo cho sản phẩm.
D. Tìm kiếm khách hàng.
- Câu 24 : Ông H thuê anh S tìm gặp và yêu cầu anh T gỡ bỏ bài viết trên mạng xã hội bịạ đặt việc mình có con ngoài giá thú với chị K. Do anh T không đồng ý và còn lớn tiếng xúc phạm nên anh S đã đánh anh T gãy chân. Tức giận, ông Q là bố anh T đến nhà ông H để gây rối và đẩy ông H ngã khiến ông bị chấn thương sọ não. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?
A. Anh T, ông Q và anh S.
B. Ông H, anh S và ông Q.
C. Anh S và ông Q.
D. Ông H và anh S.
- Câu 25 : Anh N không chấp hành Lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nên Chủ tịch UBND xã xử phạt hành chính với anh. Việc làm của Chủ tịch Ủy ban xã là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Thi hành pháp luật.
B. Tuyên truyền pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Thực hiện qui chế
- Câu 26 : Người không thực hiện đúng hợp đồng mua bán phải bồi thường thiệt hại là thể hiện trách nhiệm
A. dân sự.
B. kỷ luật.
C. công vụ.
D. hành chính.
- Câu 27 : Nghi ngờ G lấy điện thoại của K nên V đã tung tin về việc G là người thiếu trung thực trên mạng xã hội, ngày hôm sau G liền nhờ anh H và Q chặn đánh V, K để trả đũa, mặc dù có kháng cự nhưng K vẫn bị thương. Là bạn cùng lớp với nhau nên D đã can ngăn G không nên làm thế nhưng lại bị G chửi bới, cho rằng D bênh vực người xấu. Những ai đã xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ về' tính mạng, sức khỏe của công dân?
A. Anh H, Q và G
B. V, K, H và Q.
C. G, D, K và H.
D. Anh H và Q
- Câu 28 : Ở hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây thì chủ thể có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật cho phép theo ý chí của mình mà không bị ép buộc thực hiện?
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Sử dụng pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
- Câu 29 : Theo qui định của pháp luật, lao động nữ được tạo điều kiện để thực hiện tốt chức năng làm mẹ là thể hiện nội dung quyền bình đẳng giữa
A. nhà đầu tư và đội ngũ nhân công.
B. lực lượng lao động và bên đại diện.
C. người sử dụng lao động và đối tác.
D. lao động nam và lao động nữ.
- Câu 30 : Pháp luật nghiêm cấm các hành vi tự ý bắt, giam, giữ người là đảm bảo quyền tự do cơ bản nào dưới đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
C. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
- Câu 31 : Tất cả mọi cá nhân, tổ chức nếu vi phạm pháp pháp luật đều phải xử lý như nhau. Điều đó thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính công khai.
B. Tính qui phạm phổ biến.
C. Tính quyền lực bắt buộc chung.
D. Tính dân chủ.
- Câu 32 : Tự ý chuyển nhượng ô tô thuộc sở hữu chung của vợ chồng là vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Tài sản và lợi nhuận.
B. Hôn nhân và gia đình.
C. Đạo đức và ứng xử.
D. Gia đình và xã hội.
- Câu 33 : Nghĩa vụ nào sau đây được xem là rất quan trọng của công dân khi đã thực hiện tốt các hoạt động kinh doanh của mình phù hợp với qui định của pháp luật?
A. Thực hiện chính sách an sinh xã hội.
B. Nộp thuế đầy đủ theo qui định của pháp luật.
C. Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo.
D. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
- Câu 34 : Công dân vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của người khác khi thực hiện hành vi nào dưới đây?
A. Bắt người trái phép.
B. Hạ nhục người khác.
C. Tố giác tội phạm.
D. Đe dọa giết người.
- Câu 35 : Do nghi ngờ chồng mình có quan hệ tình cảm với thư ký riêng, chị A đã đến nơi làm việc của chồng lăng mạ, sỉ nhục thư ký riêng của anh. Chị H đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Được pháp luât bảo hộ về sức khỏe.
B. Được pháp luật bảo đảm về bí mật đời tư.
C. Được pháp luật bảo đảmvề tình cảm.
D. Được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm.
- Câu 36 : Thương con gái mình là chị M bị chồng là anh K đánh trọng thương phải nhập viện điều trị một tháng, ông N nhờ anh T đến nhà dọa nạt con rể. Trong lúc hai bên tranh cãi, anh T đẩy anh K ngã gãy tay nên anh T bị ông A bố anh K áp giải đến cơ quan công an. Những ai dưới đây không vi phạm quyền được pháp luật bào hộ về tính mạng, sức khỏe?
A. Anh K và ông N.
B. Chị M, ông N và anh K.
C. Chị M, ông N và ông A
D. Anh K và ông A.
- Câu 37 : Nội dung nào dưới đây không phải là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Bình đẳng giữa anh, chị, em.
B. Bình đẳng giữa vợ và chồng
C. Bình đẳng giữa cha mẹ và con.
D. Bình đẳng giữa người trong dòng tộc.
- Câu 38 : Vi phạm kỷ luật là hành vi xâm phạm các quan hệ
A. công vụ Nhà nước.
B. xã hội.
C. nhân thân.
D. tài sản công dân.
- Câu 39 : Theo qui định của pháp luật, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi
A. khuyết điểm.
B. tội phạm.
C. hoạt động.
D. hành vi.
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 Pháp luật và đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Ôn tập công dân với pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 7 Công dân với các quyền dân chủ
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 8 Pháp luật với sự phát triển của công dân
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 9 Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 10 Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại