Đề thi thử THPT QG năm 2018 môn GDCD số 2
- Câu 1 : Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện quyền (những việc được làm) là?
A. Sử dụng pháp luật
B. Thi hành pháp luật
C. Tuân thủ pháp luật
D. Áp dụng pháp luật
- Câu 2 : Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện nghĩa vụ (những việc phải làm) là :
A. Sử dụng pháp luật
B. Thi hành pháp luật
C. Tuân thủ pháp luật
D. Áp dụng pháp luật
- Câu 3 : Các tổ chức cá nhân không làm những việc bị cấm là:
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
- Câu 4 : Anh Tâm đã vượt đèn đỏ, trong trường hợp này anh Tâm đã?
A. Không sử dụng pháp luật.
B. Không thi hành pháp luật
C. Không tuân thủ pháp luật
D. Không áp dụng pháp luật
- Câu 5 : Ông Minh thấy đèn đỏ trên đường sáng và đã dừng lại, trong trường hợp này anh Minh đã?
A. Sử dụng pháp luật
B. Thi hành pháp luật
C. Tuân thủ pháp luật
D. Áp dụng pháp luật
- Câu 6 : Chị A đã phát hiện ra hành vi giết người của anh B và tố cáo anh B, trong trường hợp này chị A đã?
A. Sử dụng pháp luật
B. Thi hành pháp luật
C. Tuân thủ pháp luật
D. Áp dụng pháp luật
- Câu 7 : Công ty X ra quyết định tiếp nhận chị Y làm nhân viên của công ty, điều này thể hiện hình thức thực hiện pháp luật nào?
A. Sử dụng pháp luật
B. Thi hành pháp luật
C. Tuân thủ pháp luật
D. Áp dụng pháp luật
- Câu 8 : Pháp luật có quy định thanh niên đủ 18 tuổi trở lên đến 25 tuổi phải đi Nghĩa vụ quân sự nếu như được triệu tập. Hưng có giấy gọi của cơ quan chính quyền và đã tham gia nghĩa vụ đầy đủ, như vậy Hưng đã?
A. Sử dụng pháp luật
B. Thi hành pháp luật
C. Tuân thủ pháp luật
D. Áp dụng pháp luật
- Câu 9 : Pháp luật nước Việt Nam quy định người đủ từ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi vi phạm pháp luật của mình?
A. Từ 14 tuổi trở lên
B. Từ 16 tuổi trở lên
C. Từ 18 tuổi trở lên
D. Từ 19 tuổi trở lên
- Câu 10 : Vi phạm hành chính là những hành vi xâm phạm đến
A. quy tắc quản lí của Nhà nước
B. quy tắc quản lí xã hội
C. quy tắc kỉ luật lao động
D. nguyên tắc quản lí hành chính
- Câu 11 : Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới............................
A. các quy tắc quản lý Nhà nước
B. các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân
C. các quan hệ lao động, công vụ Nhà nước
D. các quan hệ giữa công dân với nhà nước
- Câu 12 : Đối tượng nào sau đây chỉ chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý?
A. Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi.
B. Người từ đủ 12 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi.
C. Người từ đủ 16 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 18 tuổi.
D. Người dưới 18 tuổi.
- Câu 13 : Hình thức áp dụng pháp luật do ai thực hiện?
A. Do cán bộ Nhà nước thực hiện.
B. Do cơ quan, công chức Nhà nước thực hiện.
C. Do cơ quan, công chức Nhà nước có thẩm quyền thực hiện.
D. Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện.
- Câu 14 : Chị H đã bị bắt vì tội lạm dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt tài sản, trong trường hợp
này chị H phải chịu trách nhiệm:A. Hình sự
B. Hành chính
C. Dân sự
D. Kỉ luật
- Câu 15 : Anh N thường xuyên đi làm muộn và nhiều lần tự ý nghỉ việc không lí do, trong trường hợp này N vi phạm?
A. Hình sự
B. Hành chính
C. Dân sự
D. Kỉ luật
- Câu 16 : Đối tượng nào sau đây không bị xử phạt hành chính?
A. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
B. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi.
C. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi.
D. Người từ dưới 16 tuổi.
- Câu 17 : Ông Việt có hành vi buôn bán hàng nước ngọt giả, trong quá trình vận chuyển hàng lên các thành phố lớn để tiêu thụ xe của ông đã bị Công an bắt. Khi kiểm tra giá trị của số hàng hóa nói trên, công an đã giám định số hàng vượt quá 30 triệu đồng tiền Việt Nam. Vậy ông Việt đã vi phạm loại pháp luật nào?
A. Vi phạm hình sự
B. Vi phạm hành chính
C. Vi phạm dân sự
D. Vi phạm kỷ luật
- Câu 18 : Hai công ty A và B có những thỏa thuận trong hợp đồng rất rõ ràng. Tuy nhiên, trong thời gian hợp tác công ty B có không làm đúng theo như hợp đồng đã thỏa thuận và có gây thiệt hại tài sản cho công ty A. Như vậy công ty B đã vi phạm loại pháp luật nào dưới đây?
A. Vi phạm hình sự.
B. Vi phạm hành chính.
C. Vi phạm dân sự.
D. Vi phạm kỷ luật.
- Câu 19 : Vốn là một nhân viên tại Tòa án thành phố Hà Nội. Anh Đức đã mở thêm phòng Luật và nhận bào chữa cho các thân chủ khi được thuê. Anh đã vi phạm loại pháp luật nào dưới đây?
A. Vi phạm hình sự
B. Vi phạm hành chính
C. Vi phạm dân sự
D. Vi phạm kỷ luật
- Câu 20 : Vi phạm hình sự ở mức độ tội phạm nghiêm trọng, khung hình phạt cao nhất là?
A. 5 năm
B. 7 năm
C. 10 năm
D. 12 năm
- Câu 21 : Trong các hành vi sau đây, hành vi nào là vi phạm hành chính?
A. Phóng nhanh vượt ẩu quá tốc độ cho phép
B. Giết người bịt đầu mối
C. Đánh nhau gây thương tích nghiêm trọng
D. Nói chuyện trong lớp học
- Câu 22 : Các quyền và nghĩa vụ pháp lý cơ bản của công dân được quy định trong?
A. Luật Dân sự
B. Luật Hành chính
C. Luật Hình sự
D. Hiến pháp
- Câu 23 : Trong các hành vi sau, hành vi nào là vi phạm hình sự?
A. Không chấp hành tín hiệu giao thông gây tai nạn.
B. Gây rối trật tự nơi công cộng.
C. Hút thuốc lá.
D. Trộm điện thoại Iphone.
- Câu 24 : Theo quy định của pháp luật, người đủ từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điểu khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ?
A. 30cm3 trở lên
B. 50cm3 trở lên
C. 60cm3 trở lên
D. 70cm3 trở lên
- Câu 25 : Xe máy điện được quy định dùng cho người đủ bao nhiêu tuổi trở lên?
A. 12 tuổi trở lên.
B. 14 tuổi trở lên.
C. 16 tuổi trở lên.
D. 18 tuổi trở lên.
- Câu 26 : Thực hiện Pháp luật là quá trình gồm bao nhiêu giai đoạn?
A. 2 giai đoạn
B. 3 giai đoạn
C. 4 giai đoạn
D. 5 giai đoạn
- Câu 27 : Trong các hành vi sau đây, hành vi nào chịu trách nhiệm kỷ luật?
A. Cướp giật dây chuyền của người đi đường.
B. Xây nhà ở phần đất ruộng, chưa phải đất thổ cư.
C. Công trình xây dựng gây ồn ào và bụi đến khu vực xung quanh.
D. Sửa chữa hư hại trên đường không đặt biển báo
- Câu 28 : Trong các nghĩa vụ sau đây, nghĩa vụ nào không phải là nghĩa vụ pháp lý?
A. Người kinh doanh buôn bán phải có nghĩa vụ nộp thuế.
B. Thanh niên đủ 18 tuổi đi nghĩa vụ quân sự.
C. Học sinh phải nghiêm chỉnh chấp hành nội quy lớp học.
D. Con cái có nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ.
- Câu 29 : Hãy xác định câu sai trong các nguyên tắc xử phạt hành chính về giao thông đường bộ
A. Mọi vi phạm hành chính về giao thông đường bộ phải được phát hiện kịp thời và phải đình chỉ ngay.
B. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt.
C. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.
D. Một vi phạm hành chính sẽ bị xử phạt nhiều lần.
- Câu 30 : Anh A rủ B đi ăn trộm máy tính trong khu tập thể, sau nhiều lần ăn trộm thành công thì bị phát hiện, theo em Công an sẽ xử lý như thế nào?
A. A bị vào tù còn B thì bị phạt tiền.
B. Cả A và B đều bị đi tù, riêng A sẽ nặng hơn.
C. Cảnh cáo, phạt tiền, thu hồi các máy tính bị trộm.
D. Phạt tiền, giáo dục, răn đe.
- Câu 31 : Quá trình thực hiện pháp luật chủ đạt hiệu quả khi các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thực hiện?
A. Đúng đắn các quyền của mình theo Hiến pháp và pháp luật.
B. Đúng đắn các quyền và nghĩa vụ của mình theo Hiến pháp và pháp luật.
C. Đầy đủ nghĩa vụ của mình theo Hiến pháp và pháp luật.
D. Đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình theo hiến pháp và pháp luật.
- Câu 32 : Người chưa thành niên, theo quy định của pháp luật là người chưa đủ?
A. 14 tuổi
B. 15 tuổi
C. 16 tuổi
D. 18 tuổi
- Câu 33 : Lỗi vượt đèn đỏ dành cho xe mô tô và cả xe máy điện là bao nhiêu hiện nay?
A. Từ 100 - 300 nghìn đồng
B. Từ 100 - 400 nghìn đồng
C. Từ 200 - 400 nghìn đồng
D. Từ 50 - 200 nghìn đồng
- Câu 34 : Do xích mích, nhóm học sinh nữ (17 tuổi) đã dùng giày cao gót đánh vào mặt, tát, xỉ nhục, bắt bạn nữ quỳ gối, quay clip và tung lên mạng xã hội... vào một bạn nữ khác. Khiến bạn nữ phải nhập viện và bị ảnh hưởng nghiêm trọng về tâm lý. Theo em, nhóm học sinh ấy sẽ bị xử lý như thế nào khi đứng trước pháp luật?
A. Cảnh cáo, phạt tiền, bồi thường và xin lỗi bạn nữ sinh kia.
B. Chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình.
C. Nhắc nhở, răn đe trước trường, lớp.
D. Phạt tiền.
- Câu 35 : Cần có người đại diện khi tham gia vào các giao dịch dân sự là người ở độ tuổi nào?
A. Từ 6 - dưới 18 tuổi
B. Từ 6 - dưới 16 tuổi
C. Từ 6 - dưới 15 tuổi
D. Từ 6 - dưới 14 tuổi
- Câu 36 : Các hình thức thực hiện pháp luật bao gồm
A. Sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật, áp dụng pháp luật và giải quyết pháp luật.
B. Sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật, áp dụng pháp luật, vi phạm pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật, tuân thủ pháp luật, áp dụng pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật và thực hiện pháp luật, tuân thủ pháp luật.
- Câu 37 : Theo luật Giao thông đường bộ hiện hành, người tham gia giao thông không có giấy phép lái xe bị phạt từ?
A. 800.000 - 1.200.000 đồng.
B. 1.000.000 - 1.200.000 đồng
C. 1.000.000 - 2.000.000 đồng
D. 500.000 - 800.000 đồng
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 Pháp luật và đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Ôn tập công dân với pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 7 Công dân với các quyền dân chủ
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 8 Pháp luật với sự phát triển của công dân
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 9 Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 10 Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại