Đề kiểm tra chương 2 Điện từ học- Vật lý 9- Đề 1
- Câu 1 : Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nam châm?
A Nam châm là những vật có đặc tính hút sắt.
B Nam châm nào cũng có hai cực là cực dương và cực âm.
C Khi bẻ gãy nam châm ta có thể tách hai cực của nam châm ra khỏi nhau.
D Nam châm có khả năng hút tất cả các kim loại.
- Câu 2 : Căn cứ vào thí nghiệm Ơ - xtet, có các phát biểu dưới đây. Chọn câu phát biểu đúng?
A Xung quanh hạt mang điện đều sinh ra từ trường.
B Chỉ có hạt mang điện chuyển động mới gây ra xung quanh nó một từ trường.
C Nếu ta đặt dây dẫn theo phương vuông góc với trục của kim nam châm, kim nam châm không bị lệch.
D Nếu đặt kim nam châm và dây dẫn trong chân không sẽ nam châm thử sẽ không bị lệch (Dòng điện không tạo ra từ trường.)
- Câu 3 : Phát biểu nào là đúng khi nói về sự nhiễm từ của thép?
A Khi đã bị nhiễm từ, thép duy trì từ tính yếu hơn sắt.
B Cùng một điều kiện như nhau, thép nhiễm từ kém hơn đồng.
C Đặt lõi thép trong từ trường, lõi thép không bị nhiễm từ.
D Sau khi đã bị nhiễm từ, sắt non không giữ được từ tính lâu dài, còn thép giữ được từ tính lâu dài.
- Câu 4 : Điều nào sau đây là SAI khi nói về đường cảm ứng từ?
A Tại bất kì điểm nào trên đường sức từ, trục của kim nam châm cũng tiếp xúc với đường sức đó.
B Với một nam châm, các đường sức từ không bao giờ cắt nhau.
C Chiều của đường sức từ hướng từ cực Bắc sang từ cực Nam của nam châm thử đặt trên đường sức từ đó.
D Bên ngoài của một nam châm thì đường sức từ đi ra từ cực Bắc và đi vào từ cực Nam của nam châm đó.
- Câu 5 : Điều nào sau đây là đúng khi nói về từ trường của dòng điện?
A Xung quanh bất kì dòng điện nào cũng có từ trường.
B Từ trường chỉ tồn tại xung quanh những dòng điện có cường độ rất lớn.
C Từ trường chỉ tồn tại ở sát mặt sau của dây dẫn có dòng điện.
D Từ trường chỉ tồn tại ở ống dây có dòng điện.
- Câu 6 : Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về từ trường Trái Đất?
A Xung quanh Trái Đất có từ trường.
B Từ cực Nam của Trái Đất ở gần với cực Nam địa lí và từ cực Bắc ở gần với cực Bắc địa lí.
C Từ cực Nam của Trái Đất ở gần với cực Bắc địa lí và từ cực Bắc ở gần với cực Nam địa lí.
D Từ trường Trái Đất là như nhau tại mọi vị trí địa lí.
- Câu 7 : Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về la bàn?
A La bàn là dụng cụ để xác định phương hướng.
B La bàn là dụng cụ để xác định độ nghiêng của cái bàn.
C La bàn là dụng cụ để xác định nhiệt độ của vật.
D La bàn là dụng cụ để xác định hướng gió thổi.
- Câu 8 : Đường sức của từ trường gây ra bởi dây dẫn thẳng là
A những đường tròn đồng tâm nằm trong mặt phẳng vuông góc với dòng điện và có tâm nằm trên trục của dây dẫn.
B là những đường thẳng song song nhau.
C là những đường cong bất kì.
D là những đường tròn nhận dây dẫn làm tiếp tuyến.
- Câu 9 : Điều nào sau đây là đúng khi nói về từ trường của ống dây có dòng điện?
A Đầu có các đường sức từ đi ra là từ cực Nam, đầu có các đường sức từ đi vào là từ cực Bắc.
B Đầu có các đường sức từ đi ra là từ cực Bắc, đầu có các đường sức từ đi vào là từ cực Nam.
C Cả hai đầu đều là từ cực Bắc.
D Cả hai đầu đều là từ cực Nam.
- Câu 10 : Khi đặt một nam châm thẳng lại gần một ống dây thì điều gì sẽ xảy ra?
A Chúng luôn hút nhau.
B Chúng luôn đẩy nhau.
C Chúng luôn luôn tương tác với nhau cả khi không có dòng điện chạy qua.
D Hút hay đẩy tùy thuộc vào chiều dòng điện chạy qua ống dây.
- Câu 11 : Chọn câu nói đúng về sự nhiễm từ của sắt?
A Sắt đặt trong lòng ống dây nó sẽ bị nhiễm từ.
B Khi ngắt dòng điện chạy qua cuộn dây thì lõi sắt trong lòng ống dây vẫn còn từ tính.
C Sự nhiễm từ của sắt được ứng dụng trong việc chế tạo nam châm điện.
D Sau khi đã bị nhiễm từ, sắt non giữ được từ tính lâu dài hơn thép
- Câu 12 : Một vật bị nhiễm từ khi
A vật bị nóng lên.
B vật bị lạnh đi.
C vật chuyển động mạnh.
D vật đó được đặt trong từ trường.
- Câu 13 : Điều nào sau đây là đúng khi nói về động cơ điện một chiều?
A Động cơ điện một chiều là thiết bị biến nhiệt năng thành cơ năng.
B Động cơ điện một chiều hoạt động dựa trên tác dụng hóa học của dòng điện.
C Động cơ điện một chiều là thiết bị biến điện năng thành cơ năng.
D Động cơ điện một chiều hoạt động được nhờ lực điện tác dụng lên các điện tích.
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 48 Mắt
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 49 Mắt cận và mắt lão
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 50 Kính lúp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 1 Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào HĐT giữa hai đầu dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 2 Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 4 Đoạn mạch nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 8 Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 7 Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 5 Đoạn mạch song song
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 9 Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn