Đề thi thử vào 10 môn Vật Lí (Có video chữa) - Đề...
- Câu 1 : Dùng ống rỗng, cong để quan sát thì không thấy dây tóc bóng neon pin phát sáng, câu giải thích nào sau đây là đúng nhất?
A Ánh sáng từ dây tóc không truyền đi theo ống cong.
B Ánh sáng phát ra từ mắt ta không đến được bóng đèn.
C Ánh sáng từ dây tóc bóng đèn truyền đi theo đường thẳng mà ống rõng lại cong.
D Ánh sáng phát ra từ dây tóc bị thành cong phía trong của ống chắn lại.
- Câu 2 : Người ta đo được tần số dao động của một số vật dao động. Hãy xác định dao động nào có tần số lớn nhất?
A Vật dao động phát ra âm thanh có tần số 100Hz.
B Vật dao động phát ra âm thanh có tần số 200Hz.
C Trong một phút vật dao động được 1000 dao động.
D Trong một giây vật dao động được 80 dao động.
- Câu 3 : Chiếu một tia sáng tới gương phẳng, biết góc tới i = 200, muốn cho góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ có độ lớn bằng 600 thì phải tăng góc tới thêm bao nhiêu độ?
A 300
B 100
C 200
D 400
- Câu 4 : Biết khối lượng riêng của dầu ăn là \(800\,\,kg/{m^3}\). Một chiếc can nhựa có khối lượng \(500\,\,g\) đựng \(2\,\,lit\) dầu ăn có khối lượng bằng:
A \(21\,\,g\).
B \(2,1\,\,kg\).
C \(21\,\,kg\).
D \(2,1\,\,g\).
- Câu 5 : Khi sử dụng lực kế để đo trọng lượng của một vật, kim trên lực kế chỉ 5,4N. Khi nhúng vật đó chìm trong nước thì lực kế chỉ 4,4 N. Tính độ lớn lực đẩy Ácsimét:
A 1N
B 9,8N
C 4,4 N
D 0,1 N
- Câu 6 : Một hòn bi có khối lượng 50g chuyển động đều với vận tốc 10,8km/h trên một mặt phẳng nhẵn nằm ngang( coi như không có ma sát và sức cản của không khí). Công của viên bi là bao nhiêu?
A 540J
B 150J
C 0,54J
D 0J
- Câu 7 : Có ba mặt phẳng nghiêng nhẵn như nhau (Hình 1).So sánh công để đưa một vật m lên độ cao h bằng ba mặt phẳng nghiêng ta thấy:
A A1 > A2 > A3;
B A1 < A2 < A3;
C A1 = A2 = A3;
D Không so sánh được
- Câu 8 : Người ta thả một miếng đồng khối lượng 0,5kg vào 500g nước. Miếng đồng nguội đi từ 800C xuống 200C. Cho cnước = 4200J/kg.K và cđồng = 380J/kg.K. Hỏi nước nhận được một nhiệt lượng bằng bao nhiêu và nóng lên thêm bao nhiêu độ? Chọn kết quả đúng trong các kết quả sau:
A Q = 11400J; Δt = 54,30C
B Q = 11400J; Δt = 5,430C
C Q = 114000J; Δt = 5,430C
D Q = 1140J; Δt = 5,430C
- Câu 9 : Hãy quan sát chiếc đèn lồng mà các em thường chơi trong dịp trung thu và cho biết chiếc đèn có thể quay được nhờ vào hiện tượng gì về mặt nhiệt học?
A Bức xạ nhiệt.
B Đối lưu và sự thực hiện công.
C Truyền nhiệt.
D Thực hiện công.
- Câu 10 : Hai dây dẫn đều làm bằng đồng có cùng tiết diện S. Dây thứ nhất có chiều dài 20cm và điện trở 5Ω. Dây thứ hai có điện trở 8 Ω. Chiều dài dây thứ hai là
A 32 cm
B 12,5 cm
C 2 cm
D 23 cm
- Câu 11 : Hai điện trở R1 = 10Ω, R2 = 20Ω, R1 chịu được cường độ dòng điện tối đa là 1,5A còn R2 chịu được dòng điện tối đa là 2A. Có thể mắc song song hai điện trở trên vào hai điểm có hiệu điện thế tối đa bằng bao nhiêu?
A 10 V
B 30 V
C 15 V
D 25 V
- Câu 12 : Cho mạch điện gồm hai điện trở song song, R1 = 3R2. Cường độ dòng điện qua mạch chính là 2 A. Kí hiệu I1 và I2 là cường độ dòng điện qua các mạch rẽ R1 và R2 thì
A I1 = 2 A, I2 = 6A
B I1 = 0,667 A, I2 = 2A
C I1 = 1,5 A, I2 = 0,5A
D I1 = 0,5 A, I2 = 1,5A
- Câu 13 : Tính hiệu suất của bếp điện nếu sau 20 phút nó đun sôi được 2 lít nước có nhiệt độ ban đầu ở 20°C. Biết cường độ dòng điện qua bếp là 3A; hiệu điện thế hai đầu dây xoắn của bếp là U = 220V; nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/ kg.K.
A 45%
B 23%
C 95%
D 85%
- Câu 14 : Hai bóng đèn, một cái có công suất 75W, cái kia có công suất 40W, họat động bình thường dưới hiệu điện thế 120V. Khi so sánh điện trở dây tóc của hai bóng đèn thì :
A Đèn công suất 75W có điện trở lớn hơn.
B Đèn công suất 40W có điện trở lớn hơn.
C Điện trở dây tóc hai đèn như nhau.
D Không so sánh được
- Câu 15 : Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 4400 vòng và cuộn thứ cấp có 240 vòng. Nếu hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn sơ cấp là 220V, thì hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn thứ cấp là
A 50V.
B 120V.
C 12V.
D 60V.
- Câu 16 : Một đoạn dây dẫn quấn quanh một lõi sắt được mắc vào nguồn điện xoay chiều và được đặt gần 1 lá thép . Khi đóng khoá K , lá thép dao động đó là tác dụng :
A Cơ
B Nhiệt
C Điện
D Từ
- Câu 17 : Đặt một khung dây dẫn hình chữ nhật có dòng điện chạy qua trong từ trường sao cho mặt phẳngkhung dây vuông góc với các đường sức từ như hình vẽ. lực từ tác dụng lên khung có tác dụng gì ?
A Lực từ làm khung dây quay.
B Lực từ làm dãn khung dây.
C Lực từ làm khung dây bị nén lại.
D
Lực từ không tác dụng lên khung dây.
- Câu 18 : Nam Châm điện được sử dụng trong thiết bị:
A Đinamô xe đạp
B Kim la bàn
C Rơle điện từ
D Bàn ủi điện
- Câu 19 : Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây .
A luôn luôn tăng
B luôn luôn giảm
C luân phiên tăng giảm.
D luôn luôn không đổi
- Câu 20 : Một số ứng dụng của động cơ điện trong đời sống là
A mỏ hàn điện, bàn là, quạt điện.
B quạt điện, máy bơm nước, máy giặt.
C máy bơm nước, nồi cơm điện, quạt điện.
D máy giặt, ấm điện, máy sấy tóc
- Câu 21 : Một học sinh cao 1,5m đứng cách máy ảnh 3m, từ vật kính đến phim là 5cm. Chiều cao của học sinh trên phim là:
A 0,5cm
B 1,5cm
C 2,5cm
D 3cm
- Câu 22 : Tác dụng của kính lão là để
A nhìn rõ vật ở xa mắt.
B nhìn rõ vật ở gần mắt.
C thay đổi võng mạc của mắt.
D thay đổi thể thủy tinh của mắt
- Câu 23 : Một người nhìn thấy viên sỏi dưới đáy một chậu chứa đầy nước. Thông tin nào sau đây là sai?
A Tia sáng từ viên sỏi tới mắt truyền theo đường gấp khúc
B Tia sáng từ viên sỏi tới mắt truyền theo đường thẳng.
C Ảnh của viên sỏi nằm trên vị trí thực của viên sỏi.
D Tia sáng truyền từ viên sỏi đến mắt có góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.
- Câu 24 : Trong các dụng cụ sau, dụng cụ nào khi hoạt động có sự biến đổi điện năng thành nhiệt năng hao phí.
A Chuông điện
B Quạt điện
C Nồi cơm điện
D Cả A, B
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 48 Mắt
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 49 Mắt cận và mắt lão
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 50 Kính lúp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 1 Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào HĐT giữa hai đầu dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 2 Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 4 Đoạn mạch nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 8 Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 7 Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 5 Đoạn mạch song song
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 9 Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn