- Hiện tượng cảm ứng từ (Có lời giải chi tiết )
- Câu 1 : Hiện tượng cảm ứng xuất hiện khi
A nối hai cực của pin với hai đầu của một cuộn dây dẫn.
B nối hai cực của một thanh nam châm với hai đầu của một cuộn dây dẫn
C đưa một cực của pin từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.
D Đưa một cực của thanh nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.
- Câu 2 : Hiện tượng cảm ứng điện từ không xuất hiện trong ống dây dẫn kín khi
A cùng di chuyển ống dây và thanh nam châm về một phía.
B di chuyển ống dây và thanh nam châm về hai phía ngược chiều nhau.
C di chuyển một thanh nam châm lại gần hoặc ra xa ống dây.
D di chuyển ống dây lại gần hoặc ra xa thanh nam châm.
- Câu 3 : Dòng điện cảm ứng không xuất hiện ở cuộn dây dẫn kín trong trường hợp nào dưới đây?
A khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng.
B khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây là không thay đổi.
C khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên.
D khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây giảm.
- Câu 4 : Dòng điện xoay chiều xuất hiện ở cuộn dây dẫn kín trong trường hợp nào dưới đây?
A Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây là lớn.
B Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây là không thay đổi.
C Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên.
D Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây nhỏ.
- Câu 5 : Dòng điện cảm ứng không xuất hiện khi
A cho thanh nam châm chuyển động vào trong lòng một ống dây dẫn kín.
B đặt thanh nam châm cố định trong ống dây dẫn kín và cho cả hai cùng quay.
C liên tục làm thay đổi tiết diện vòng dây dẫn kín đặt vuông góc với đường sức từ.
D cho vòng dây dẫn kín quay quanh đường kính vuông góc với các đường sức từ.
- Câu 6 : Cho hai đèn led mắc song song, ngược chiều vào hai đầu cuộn dây dẫn. Cho thanh nam châm quay quanh một trục thẳng đứng. Đèn led không sáng trong trường hợp nào dưới đây?
A Ống dây được đặt thẳng đứng ở phía trên và đồng trục với nam châm.
B Ống dây được đặt thẳng đứng bên cạnh nam châm.
C Ống dây được đặt nằm ngang ở phía trên nam châm.
D Ống dây được đặt nằm ngang trước một đầu của nam châm
- Câu 7 : Trong khung dây dẫn kín hình vuông trục AB nằm ngang, PQ thẳng đứng, EF, GH là 2 trục trùng với 2 đường chéo của hình vuông. Khung dây đặt giữa 2 cực nam châm nằm theo phương ngang. Trong khung dây dẫn kín dòng điện xoay chiều không xuất hiện khi
A quay tròn khung dây quanh trục PQ.
B quay tròn khung dây quanh trục GH.
C quay tròn khung dây quanh trục AB.
D quay tròn khung dây quanh trục EF.
- Câu 8 : Hiện tượng cảm ứng điện từ đã được ứng dụng trong
A Pin.
B Acquy.
C Động cơ điện 1 chiều.
D Máy phát điện xoay chiều.
- Câu 9 : Máy phát điện xoay chiều gồm có các bộ phận chính là
A nam châm vĩnh cửu và sợi dây dẫn nối 2 cực của nam châm.
B ống dây điện có lõi sắt và sợi dây dẫn nối 2 đầu ống dây với đèn.
C cuộn dây dẫn và nam châm.
D cuộn dây dẫn và lõi sắt.
- Câu 10 : Đặt một dây dẫn ở phía trên, gần và song song với trục Bắc – Nam của một kim nam châm đang nằm yên trên một trục quay thẳng đứng. Khi cho dòng điện xoay chiều chạy qua dây dẫn thẳng này thì kim nam châm
A vẫn tiếp tục đứng yên như trước.
B quay và sau đó tới nằm yên ở một vị trí mới.
C quay liên tục theo một chiều xác định.
D quay đi rồi quay lại xung quanh vị trí nằm yên ban đầu.
- Câu 11 : Dùng ampe kế có kí hiệu AC (~) ta có thể đo được
A giá trị không đổi của cường độ dòng điện một chiều.
B giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện xoay chiều.
C giá trị nhỏ nhất của dòng điện xoay chiều.
D giá trị cực đại của cường độ dòng điện xoay chiều.
- Câu 12 : Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây dẫn tải điện đi xa
A tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây.
B tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây.
C tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây.
D tỉ lệ thuận với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây.
- Câu 13 : Máy biến thế dùng để làm gì?
A Tăng, giảm hiệu điện thế một chiều.
B Tăng, giảm hiệu điện thế xoay chiều.
C Phát ra dòng điện một chiều.
D Phát ra dòng điện xoay chiều.
- Câu 14 : Khi cho dòng điện xoay chiều chạy vào cuộn dây sơ cấp của một máy biến thế thì trong cuộn thứ cấp.
A không xuất hiện dòng điện nào cả.
B xuất hiện dòng điện một chiều.
C xuất hiện dòng điện cảm ứng một chiều.
D xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều.
- Câu 15 : Trong các máy biến thế sau đây, máy nào là máy tăng thế?
A U1 = 25 000 V; U2 = 500 000 V.
B U1 = 500 000 V; U2 = 11 000 V.
C U1 = 11 000 V; U2 = 380 V.
D U1 = 11 000 V; U2 = 220 V.
- Câu 16 : Cách nào dưới đây làm giảm hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện đi xa?
A Giảm tiết diện của dây dẫn.
B Tăng chiều dài của dây dẫn.
C Giảm hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
D Tăng hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
- Câu 17 : Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều khi số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây
A tăng rồi giảm và ngược lại.
B luôn luôn không thay đổi.
C luôn luôn giảm.
D luôn luôn tăng.
- Câu 18 : Cho thanh nam châm nằm ngang quay quanh một trục thẳng đứng. Đèn LED mắc với hai đầu cuộn dây không sáng trong trường hợp
A ống dây được đặt thẳng đứng ở phía trên và đồng trục với nam châm.
B ống dây được đặt thẳng đứng bên cạnh nam châm.
C ống dây được đặt nằm ngang ở phía trên nam châm.
D ống dây được đặt nằm ngang trước một đầu của nam châm.
- Câu 19 : Một thanh nam châm nằm trong lòng một cuộn dây dẫn kín. Dòng điện cảm ứng không xuất hiện trong cuộn dây khi
A giữ yên cuộn dây, kéo thanh nam châm ra ngoài với tốc độ không đổi.
B giữ yên thanh nam châm, kéo cuộn dây ra khỏi nam châm với tốc độ không đổi.
C cho thanh nam châm và cuộn dây chuyển động về một phía với cùng tốc độ.
D cho thanh nam châm và cuộn dây chuyển động về hai phía với cùng tốc độ.
- Câu 20 : Với thí nghiệm được bố trí như hình vẽ, dòng điện cảm ứng xuất hiện ở cuộn dây dẫn kín trong trường hợp
A thanh nam châm đứng yên, cuộn dây quay quanh trục PQ.
B thanh nam châm và cuộn dây chuyển động cùng chiều luôn cách nhau một khoảng không đổi.
C thanh nam châm và cuộn dây đều quay quanh trục PQ.
D thanh nam châm đứng yên, cuộn dây quanh trục AB.
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 48 Mắt
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 49 Mắt cận và mắt lão
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 50 Kính lúp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 1 Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào HĐT giữa hai đầu dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 2 Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 4 Đoạn mạch nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 8 Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 7 Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 5 Đoạn mạch song song
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 9 Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn