Đề thi thử THPT Quốc Gia môn GDCD năm 2018 - Đề 9...
- Câu 1 : Kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất được gọi là
A quan hệ kinh tế.
B tổ chức kinh tế.
C thành phần kinh tế.
D phạm trù kinh tế.
- Câu 2 : Ở nước ta, thành phần kinh tế nào dưới đây nắm giữ những ngành và lĩnh vực then chốt của nền kinh tế?
A Kinh tế tư bản nhà nước.
B Kinh tế tư nhân
C Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
D Kinh tế nhà nước.
- Câu 3 : Bình đẳng về cơ hội việc làm, tiêu chuẩn, độ tuổi tuyển dụng, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các điều kiện lao động khác là một nội dung thuộc quyền bình đẳng
A trong tự do lựa chọn, tìm kiếm việc làm.
B giữa lao động nam và lao động nữ.
C trong thực hiện quyền lao động.
D giữa người lao động và người sử dụng lao động
- Câu 4 : Hành vi nào sau đây không phải là dân chủ trong lĩnh vực chính trị?
A Nhân dân góp ý xây dựng các văn bản luật.
B Anh T khiếu nại quyết định của ủy ban nhân dân xã.
C Chủ tịch huyện tham dự lễ hội ở địa phương.
D Ông K phát biểu trong cuộc họp hội đồng nhân dân
- Câu 5 : Dân chủ trong lĩnh vực xã hội thể hiện ở
A quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
B quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe.
C quyền góp ý kiến với đại biểu Quốc hội.
D quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí.
- Câu 6 : Trên thị trường, giá trị của hàng hóa được thể hiện thông qua
A hao phí lao động.
B chi phí sản xuất.
C . giá trị trao đổi
D giá trị sử dụng.
- Câu 7 : Quá trình hoạt động có mục đích, làm cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, là nội dung của khái niệm
A áp dụng pháp luật.
B thi hành pháp luật.
C tuyên truyền pháp luật.
D thực hiện pháp luật
- Câu 8 : Tư liệu lao động không bao gồm yếu tố nào sau đây?
A Công cụ sản xuất.
B Kết cấu hạ tầng của sản xuất.
C Kế hoạch sản xuất.
D Hệ thống bình chứa của sản xuất.
- Câu 9 : Trong sự nghiệp phát triển đất nước, khoa học công nghệ có vai trò là
A nhân tố quyết định.
B yếu tố đầu tiên.
C lực lượng tiên phong.
D động lực thúc đẩy
- Câu 10 : Mọi công dân thuộc các dân tộc khác nhau đều có quyền tham gia thảo luận, góp ý về các vấn đề chung của đất nước. Điều đó thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc về
A chính trị.
B kinh tế.
C văn hóa
D giáo dục.
- Câu 11 : Trong trường hợp nào dưới đây, công dân không vi phạm hành chính?
A Bác sĩ gác chân lên ghế khi trả lời bệnh nhân
B Bà C chiếm vỉa hè để kinh doanh
C Anh V ngồi xem và cổ vũ đánh bạc.
D Ông K xây nhà khi chưa được cấp phép.
- Câu 12 : Trường hợp nào sau đây không thể hiện bình đẳng trong lao động?
A Lao động nữ bình đẳng về thời gian lao động trong mọi trường hợp.
B Người lao động và sử dụng lao động thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng.
C Công dân được tự do lựa chọn ngành nghề, tìm kiếm việc làm.
D Ưu đãi cho những lao động có trình độ chuyên môn cao.
- Câu 13 : Bình đẳng về quyền và làm nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật được hiểu là mọi công dân đều bình đẳng về
A quyền và nghĩa vụ.
B quyền hạn pháp luật
C trách nhiệm công dân.
D nhu cầu và lợi ích.
- Câu 14 : Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục là nhằm
A khai thác mọi tiềm năng sáng tạo của công dân.
B tạo điều kiện để người nghèo có cơ hội học tập.
C đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của công dân.
D huy động mọi nguồn lực cho phát triển giáo dục.
- Câu 15 : Việc làm nào sau đây thể hiện sự tôn trọng của công dân đối với những nơi thờ tự, tín ngưỡng?
A Hút thuốc lá khi nghe giảng đạo.
B Bỏ giày dép ở ngoài khi vào lễ phật.
C Cười nói ồn ào nơi thờ cúng.
D Mặc quần quá ngắn khi đến chùa.
- Câu 16 : Trong quá trình tác động lên đối tượng lao động thì tư liệu lao động đóng vai trò là
A vật đảm bảo.
B vật quyết định.
C vật chi phối.
D vật truyền dẫn.
- Câu 17 : Việc làm nào dưới đây nhằm thực hiện chính sách văn hóa?
A Lưu giữ các tác phẩm nghệ thuật.
B Chủ động tìm kiếm thị trường.
C Phòng chống bạo lực gia đình.
D Cải tiến máy móc sản xuất.
- Câu 18 : Tôn giáo là một hình thức của
A niềm tin.
B hủ tục.
C tín ngưỡng.
D mê tín.
- Câu 19 : S 17 tuổi, vì học kém nên đã bỏ học từ lâu. Cả ngày chỉ xem ti vi hoặc la cà quán xá. Là bạn thân của S, B đã nhiều lần nói với bạn nếu không đi học thì tham gia phát triển kinh tế cùng gia đình, nhưng vốn lười biếng nên S không nghe. Nếu là B em sẽ lựa chọn luận điểm nào sau đây để giúp S thấy được vai trò của phát triển kinh tế đối với cá nhân?
A Phát triển kinh tế làm giảm bớt đói nghèo, chất lượng cuộc sống tăng lên.
B Phát triển kinh tế là cơ sở quan trọng để đảm bảo hạnh phúc gia đình.
C Phát triển kinh tế giúp tăng thu nhập quốc dân và phúc lợi xã hội.
D Phát triển kinh tế giúp mỗi người có việc làm, tạo ra thu nhập.
- Câu 20 : Bác Q nghiên cứu chế tạo ra máy bóc vỏ đỗ. Máy vận hành đơn giản nhưng đem lại năng suất lao động cao, giá cả lại phải chăng vì thế đã có rất nhiều người đặt mua. Với các sản phẩm của bác Q, thị trường đang thực hiện chức năng nào sau đây?
A Kích thích sản xuất và tiêu dùng.
B Thừa nhận giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa.
C Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
D Cung cấp thông tin cho mọi người trên thị trường.
- Câu 21 : Giám đốc công ty TK chỉ đạo kế toán đem tiền đi nộp thuế và chi trả các khoản nợ trước do mua vật liệu. Trong trường hợp này, tiền tệ đã thực hiện chức năng nào sau đây?
A Thước đo giá trị.
B Phương tiện cất trữ.
C Phương tiện lưu thông.
D Phương tiện thanh toán.
- Câu 22 : Sau khi tốt nghiệp cao đẳng kinh tế, chị C quyết định thành lập doanh nghiệp chuyên kinh doanh vật liệu xây dựng. Hồ sơ giấy tờ và các điều kiện cần thiết khác chị đã chuẩn bị đủ, nhưng khi đem đến phòng đăng kí kinh doanh thì bị cán bộ phòng này từ chối vì lí do phụ nữ không được kinh doanh mặt hàng này. Theo quy định của pháp luật, sự từ chối của cán bộ đó là
A trái quy định pháp luật vì phụ nữ được phép kinh doanh mọi loại hàng.
B đúng quy định của pháp luật về bình đẳng trong kinh doanh.
C đúng vì pháp luật quy định không sử dụng lao động nữ vào công việc độc hại.
D trái quy định pháp luật về bình đẳng trong kinh doanh.
- Câu 23 : V 20 tuổi vi phạm luật an toàn giao thông nên bị cảnh sát dừng xe xử phạt. V gọi điện nhờ người thân là Chủ tịch huyện can thiệp, nhưng cảnh sát giao thông vẫn kiên quyết xử lý. Việc làm của cảnh sát giao thông đã đảm bảo bình đẳng về
A trách nhiệm pháp lý của công dân.
B quyền và nghĩa vụ công dân.
C ý thức pháp luật của công dân.
D quyền hạn pháp luật của công dân.
- Câu 24 : Bác nông dân đang cuốc đất trồng rau. Cày, cuốc, dụng cụ lao động nhà chị T đã được cất gọn gàng trong kho. Bác thợ rèn đang mài lại cuốc cho khách hàng. Ai đó bỏ cái cuốc hỏng ven bờ ruộng. Trong các trường hợp trên, trường hợp nào cái cuốc là đối tượng lao động?
A Đang được cất trong kho.
B Đang được dùng để cuốc đất.
C Đang được mài lại.
D Đang bị bỏ ven bờ ruộng.
- Câu 25 : Q 17 tuổi sử dụng xe phân khối lớn chở thêm hai bạn nữa đến trường. Việc làm của Q là không thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây?
A Áp dụng pháp luật.
B Sử dụng pháp luật.
C Tuân thủ pháp luật.
D Thi hành pháp luật.
- Câu 26 : Ủy ban nhân dân quận K đã ban hành quyết định cưỡng chế tháo dỡ công trình xây dựng trái phép của một hộ dân. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò là phương tiện để
A cá nhân thực hiện quyền lực.
B bảo vệ giai cấp cầm quyền.
C nhà nước quản lí xã hội.
D công dân bảo vệ lợi ích.
- Câu 27 : Đoàn kiểm tra thành phố bất ngờ kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống của chị G và phát hiện có một số lỗi vi phạm. Theo quy định của pháp luật, chị G sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?
A Kỉ luật.
B Hành chính.
C Dân sự.
D Hình sự.
- Câu 28 : Trong buổi họp phụ huynh, cô giáo tuyên truyền chủ trương của nhà nước về giáo dục và đào tạo, trong đó có nội dung: xây dựng xã hội học tập, đáp ứng nhu cầu học thường xuyên, học suốt đời của nhân dân... Chủ trương mà cô giáo nói đến thuộc nội dung nào trong phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo nước ta?
A Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.
B Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục.
C Mở rộng quy mô giáo dục.
D Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.
- Câu 29 : Dù sinh được hai con gái nhưng vợ chồng anh Q thống nhất với nhau không sinh thêm để có điều kiện chăm sóc hai con tốt hơn. Việc làm của vợ chồng anh Q thể hiện sự bình đẳng giữa vợ chồng trong quan hệ nào sau đây?
A Nhân thân.
B Tài sản.
C Thân nhân.
D Lao động.
- Câu 30 : Gia đình bạn L có nghề sản xuất đồ dùng gia đình bằng mây, tre, nhưng những năm gần đây sự xuất hiện của các sản phẩm gia dụng bằng nhựa đã khiến đồ mây, tre trở nên ế ẩm. Trong khi đó lại có những hợp tác xã mây tre đan với những sản phẩm được người tiêu dùng khắp nơi ưa chuộng, thậm chí còn xuất khẩu sang cả châu Âu...Trước những thông tin của thị trường, gia đình bạn L nên chọn giải pháp nào sau đây để vẫn giữ được nghề truyền thống mà sản phẩm lại được người tiêu dùng sử dụng rộng rãi?
A Học tập y nguyên mẫu mã và cách làm của những hợp tác xã kia.
B Chuyển sang sản xuất đồ dùng bằng nhựa cho phù hợp nhu cầu tiêu dùng.
C Đa dạng hóa sản phẩm, cải tiến mẫu mã, chất lượng, tìm kiếm thị trường.
D Giảm giá, chấp nhận lỗ để bán được nhiều sản phẩm rồi tính sau.
- Câu 31 : Dù bị bố mẹ phản đối kịch liệt nhưng vì đam mê với những bước nhảy hiphop nên K đã rủ thêm 4 bạn cùng lớp lập thành một nhóm và bí mật tập luyện sau giờ học. Một lần V nhìn thấy các bạn tập nên đã nói chuyện với A. Ngay lập tức A báo với cô chủ nhiệm. Cô chủ nhiệm gọi cả nhóm lên phê bình gay gắt trước lớp rồi cấm nhóm của K không nhảy múa gì hết, lớp 12 rồi chỉ tập trung vào học. Trong trường hợp trên, những ai đã xâm phạm quyền dân chủ của công dân trong lĩnh vực văn hóa?
A V, bố mẹ K và cô chủ nhiệm.
B Bố mẹ K, cô nhủ nhiệm và A.
C Bố mẹ K và cô chủ nhiệm.
D Cô chủ nhiệm, V và A.
- Câu 32 : Chuẩn bị cho năm học mới, Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định cấp cho trường trung học phổ thông X một phòng máy tính hiện đại từ nguồn ngân sách địa phương. Việc làm của Ủy ban nhân dân tỉnh là thực hiện nội dung nào sau đây trong phương hướng phát triển giáo dục, đào tạo?
A Thực hiện công bằng trong giáo dục.
B Ưu tiên đầu tư cho giáo dục.
C Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục.
D Mở rộng quy mô giáo dục.
- Câu 33 : Bác T muốn mua đàn gà nhà bác A về nuôi nhưng không có tiền mặt. Hai bác đã thỏa thuận với nhau và thống nhất để bác T đổi 60 kg ngô lấy đàn gà nhà bác A. Hãy cho biết, hai bác đã dựa trên cơ sở nào sau đây để trao đổi sản phẩm?
A Sự tương đương về giá trị sử dụng của hai sản phẩm.
B Sự tương đương về giá trị của hai sản phẩm.
C Sự cần thiết của hai bên đối với sản phẩm.
D Mục đích của việc trao đổi sản phẩm.
- Câu 34 : Sau khi chia tay V, M đã dùng những hình ảnh thân mật của hai người lúc yêu nhau để tống tiền V. Biết chuyện, mẹ V đến cơ quan M làm ầm lên rồi yêu cầu giám đốc sa thải M. Bố V viết đơn trình báo cơ quan công an. Trong khi bố V đang viết đơn thì anh trai M đi làm về, thấy thế liền gọi điện nhờ bạn mình là công an viên xử lí M, ngay lập tức công an viên triệu tập M đến Ủy ban xã tra hỏi. Trong trường hợp trên, những ai đã sử dụng đúng vai trò của pháp luật đối với công dân?
A Bố V.
B Mẹ và bố V.
C
Bố và anh trai V.
D Bố V và Công an viên.
- Câu 35 : H, D, L và K (đều trên 18 tuổi) lang thang ở bờ đê đầu làng thì gặp T và bạn gái đang ngồi tâm sự. Do muốn dằn mặt T vì là thanh niên thôn khác mà dám đến tìm hiểu gái làng nên K rút dao mang trong người khống chế T và bạn gái rồi kêu H đốt chiếc xe SH của T. H hỏi cả nhóm không ai có máy lửa nên bảo D lục túi T tìm. D tìm được máy lửa đưa cho H đốt xe. L sợ liên lụy nên bỏ chạy. Trong tình huống trên, những ai phải chịu trách nhiệm hình sự?
A K, H, D và L.
B K, H và D.
C H và K.
D H, K và L.
- Câu 36 : Bất bình trước những hành vi tham nhũng của lãnh đạo công ty, anh H đã viết đơn tố cáo gửi đến cơ quan có thẩm quyền. Việc làm của anh H thể hiện hình thức dân chủ nào sau đây?
A Trực tiếp.
B Gián tiếp.
C Cá nhân.
D Đại diện.
- Câu 37 : Do con dâu là chị P không sinh được cháu trai nên bà D xui con trai mình là anh Đ tìm con nơi khác. Anh Đ nghe mẹ nên lén lút đi lại với cô Y và có một đứa con. Chị P phát hiện đã tìm đến tận nhà cô Y đánh ghen. Trong tình huống trên, những ai vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân?
A Anh Đ, và cô Y.
B Anh Đ, chị P, cô Y và bà D.
C Anh Đ, chị P và cô Y.
D Bà D, anh Đ và chị P.
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 Pháp luật và đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Ôn tập công dân với pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 7 Công dân với các quyền dân chủ
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 8 Pháp luật với sự phát triển của công dân
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 9 Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 10 Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại